Hội nghị Hội Đồng Đội Trung ương lần 5, Khóa VII
14:04 19/07/2015 1907
Hoạt động Hội, Đội Web.ĐTN: Sáng ngày 18/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Hội Đồng Đội Trung ương lần 5, Khóa VII với nhiều ý kiến quan trọng bổ sung và hoàn thiện các dự thảo trong năm 2015-2016, trong đó nhấn mạnh về việc chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng.
Tham dự Hội nghị gồm có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng; Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn; Nguyễn Long Hải, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Đồng Đội Trung ương; đại diện Bộ Giáo dục- Đào tạo; Bộ Thương binh, Lao động và Xã hội; cùng với các Uỷ viên Hội Đồng Đội Trung ương.
*Triển khai nhiều mô hình điển hình
Năm học 2014-2015 là năm cả nước diễn ra nhiều hoạt động lớn kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là năm tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VIII. Ngay từ đầu năm học, công tác Đội và phong trào thiếu nhi cả nước được triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo nên hiệu ứng tích cực trong đông đảo thiếu nhi.
*Triển khai nhiều mô hình điển hình
Năm học 2014-2015 là năm cả nước diễn ra nhiều hoạt động lớn kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là năm tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VIII. Ngay từ đầu năm học, công tác Đội và phong trào thiếu nhi cả nước được triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo nên hiệu ứng tích cực trong đông đảo thiếu nhi.
"Sự đổi mới trong phương pháp triển khai các chương trình như kế hoạch nhỏ, đàn gà cho em, vườn rau xanh,…thu hút các em thiếu nhi trực tiếp tham gia, không chỉ hình thành sự phát triển về tư duy, mà còn rèn luyện được thể lực cũng như kỷ luật cho các em; các lớp dạy bơi, trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cũng đã được quan tâm tổ chức hơn trước". Đ/c Nguyễn Đắc Vinh-Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn |
Từ kết quả thực chương trình “Tự hào truyền thống- Tiếp bước cha anh” đã ra đời các mô hình thu hút được đông đảo thiếu nhi tham gia. Điển hình là mô hình CLB thuyết minh viên, Đội tuyên truyền viên tượng đài chiến thắng tại Đồng Tháp; Mô hình chào cờ- xếp hình bản đồ Tổ quốc tại Hà Tĩnh; Mô hình tổ chức hội trại Tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Bình Định; Mô hình “Vườn rau em chăm” của tỉnh Yên Bái, xây dựng ở 52 trường dân tộc nội trú và bán trú, thu hút hơn 20.000 thiếu nhi tham gia đảm bảo rau sạch cho bữa ăn nội trú và trích phần kinh phí vào phong trào kế hoạch nhỏ.
Học sinh chăm sóc vườn rau sau giờ học |
Chương trình “Vui khỏe an toàn- Học ngàn điều hay” được quan tâm nhằm trang bị nhiều kiến thức hỗ trợ các em thiếu nhi tự bảo vệ mình, trong đó điển hình là mô hình “Phổ cập bơi” được triển khai tại Hà Nội. Riêng Điện Biên tổ chức các lớp dạy bơi phòng chống đuối nước cho hơn 200 em. Quảng Ninh với sinh hoạt ngoại khóa “Chống xâm hại tình dục” được triển khai trong các trường nội trú và bán trú. Tây Ninh đổi mới với mô hình “Tâm sự tuổi teen”; Phú Thọ với mô hình “Xây dựng tình bạn đẹp cùng chống bạo lực học đường”;
Ngoài ra, mô hình “Giờ học trái tim” phụ đạo học sinh yếu kém của thành phố Đà Nẵng; An Giang tổ chức sinh hoạt, học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho 200 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trong mô hình “Trại hè dành cho con em gia đình công nhân lao động nghèo” đã thu hút được đông đảo các em thiếu nhi quan tâm và tham gia.
*Nhiều ý kiến, đề xuất quan trọng vào các dự thảo
Ngoài báo cáo tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2014-2015, Hội nghị đã lấy ý kiến về Dự thảo chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015-2016; Dự thảo Quy chế Thi đua- Khen thưởng của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Hướng dẫn tổ chức Lễ Khai giảng; Sửa đổi, bổ sung Nghi thức Đội, Hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Nhiều ý kiến đã được góp ý cho các bản dự thảo trong năm học 2015-2016 |
Trong năm 2015-2016, Đội tập trung giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thiếu nhi. Đa số các ý kiến đều thống nhất với phương án chủ đề năm là “Thiếu nhi Việt Nam- Hiếu học, chăm ngoan- Tự hào truyền thống- Tiến bước lên Đoàn”, cũng có một số ý kiến sửa đổi câu chữ, sắp xếp lại thứ tự câu để dễ nhớ và nhấn mạnh việc giáo dục truyền thống.
Theo đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, việc tham gia giáo dục, hoàn thiện đạo đức, lối sống nhân cách cho học sinh rất quan trọng. Tuy nhiên, một số nét truyền thống của sinh hoạt thiếu nhi dần ít được quan tâm hơn, việc huấn luyện các nghi thức Đội cũng chưa được quan tâm sâu sát. Vì vậy đồng chí đề nghị cần rà soát và thiết lập lại nghi thức Đội để được triển khai rộng rãi, nên căn cứ vào thời gian học tập và cơ sở vật chất, có thể thực hiện tập diễu hành theo tháng, theo quý và đưa được vào trong các trường học…
Đ/c Nguyễn Đắc Vinh đóng góp ý kiến trong Hội nghị |
Đồng chí Nguyễn Thế Tiến, Uỷ viên Hội Đồng Đội Trung ương góp ý về công tác xây dựng Đội vững mạnh cần đưa vào xây dựng tập thể chi đội và liên đội vững mạnh, vì Đội viên nào cũng tốt mà không liên kết thành tập thể thì cũng không tạo được hiệu quả cao. Ngoài ra, đồng chí cũng cho rằng nên chọn hoạt động tập trung để triển khai, như hoạt động nào đã là truyền thống của Đội thì cần chú trọng, không nên giàn trải hoặc có thể kết hợp một số hoạt động tương đồng vào với nhau để giảm bớt công tác chuẩn bị.
Đồng chí Nguyễn Thanh Xuân, Phó Bí thư- Chủ tịch Hội Đồng Đội TP.Hồ Chí Minh nhận xét việc truyền thông dành cho Đội còn chưa được quan tâm nên cần được chú trọng hơn nữa để thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Đồng chí cũng đề xuất cần có cơ chế, chăm lo đến các tài năng trẻ là thiếu nhi.
Ngoài ra, đồng chí nhận thấy những ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi cần được quan tâm hơn, do xu hướng các em thích đọc sách nước ngoài, trong khi đó các cây bút trẻ của nước nhà chưa quan tâm đến mảng thiếu nhi, vậy cần có các đề án để có nhiều ấn phẩm, sách báo dành riêng cho thiếu nhi, qua đó hình thành văn hóa đọc cho các em.
Đồng chí Nguyễn Thứ Mười, Hiệu trưởng trường Lê Duẩn đề xuất liên hoan Phụ trách Sao giỏi các cấp nên triển khai ở cả cấp huyện do đây là sân chơi phù hợp với tuổi các em. Riêng về chương trình phòng chống tai nạn thương tích, với các em ở nông thôn dễ bị đuối nước và ở thành phố là tai nạn giao thông thì cần có các chương trình phù hợp dành cho các đối tượng thiếu nhi cụ thể tùy theo vùng miền dành cho các em.
Đ/c Nguyễn Thứ Mười, Hiệu trưởng trường Lê Duẩn (ở giữa) băn khoăn về các chương trình phòng chống tai nạn thương tích cho từng đối tượng thiếu nhi tại thành phố và nông thôn |
Đồng chí Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên- Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh Đội có nhiệm vụ quan trọng là triển khai “năm học an toàn”, do vậy cần có cách thức nào đó để đưa vào trong chủ đề năm học, hoặc đưa vào các nội dung trọng tâm được triển khai trong năm học tới.
"Tổ chức Đoàn, Đội chính là tiếng nói của thanh thiếu nhi, vì vậy các chương trình hoạt động cần thiết kế sao cho các em được quyền chủ động và phát triển toàn diện nhất". Bà Đào Hồng Lan - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Ngoài ra, còn có một số ý kiến đề xuất tổ chức các lớp giáo dục, huấn luyện cử nhân tâm lý các ngành công tác Đội để đào tạo được lớp tiếp theo có trình độ và nắm vững nghiệp vụ, kỹ năng về công tác Đội và một số ý kiến đề xuất cần quan tâm đến tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế thi đua, khen thưởng, cũng như phụ cấp trách nhiệm dành cho tổng phụ trách Đội.
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Long Hải đã tổng hợp các ý kiến của các đồng chí ủy viên. Đồng chí cũng đề nghị các đồng chí phụ trách rà soát lại các văn bản trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đồng chí đã đóng góp. Riêng phần báo cáo cần có tính khái quát cao hơn để đánh giá được bước chuyển biến của các phong trào; Về chương trình, các hoạt động nâng cao chăm sóc, bảo vệ các em thiếu nhi; nâng cao quyền của thiếu nhi cần được làm rõ chi tiết và cụ thể hơn theo gợi ý có thể lồng ghép đưa vào làm chủ điểm theo tháng hoặc đưa thành chỉ tiêu./.
Tweet
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Long Hải đã tổng hợp các ý kiến của các đồng chí ủy viên. Đồng chí cũng đề nghị các đồng chí phụ trách rà soát lại các văn bản trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đồng chí đã đóng góp. Riêng phần báo cáo cần có tính khái quát cao hơn để đánh giá được bước chuyển biến của các phong trào; Về chương trình, các hoạt động nâng cao chăm sóc, bảo vệ các em thiếu nhi; nâng cao quyền của thiếu nhi cần được làm rõ chi tiết và cụ thể hơn theo gợi ý có thể lồng ghép đưa vào làm chủ điểm theo tháng hoặc đưa thành chỉ tiêu./.