Vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào
11:51 10/03/2017 2181
3 Phong trào Sáng ngày 9/3, tại Bo-ly-khăm-xay (Lào), T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với T.Ư Đoàn TNNDCM Lào tổ chức Lễ tổng kết và bàn giao kết quả Dự án Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào - Việt.
Dự buổi lễ, phía Việt Nam có các đồng chí: Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Nguyễn Đình Bá, Tham tán Công sứ Đại sứ quán nước Việt Nam tại Lào. Về phía Lào có đồng chí Sỏn Thạ Nu Thăm Mạ Vông, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn NDCM Lào; lãnh đạo tỉnh Bo-ly-khăm-xay và 200 đoàn viên, thanh niên.
Đoàn công tác thăm khu trình diễn kĩ thuật nông lâm nghiệp. |
Quan hệ hữu nghị, truyền thống, thủy chung
Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, Dự án Làng Hữu nghị thanh niên biên giới Lào - Việt được triển khai với quy mô 1.034 ha, tại huyện Khamkout (Bo-ly-khăm-xay, Lào). Mục tiêu và nhiệm vụ dự án là thu hút, tiếp nhận các hộ thanh niên vùng biên giới Lào lên lập nghiệp, làm nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng. Đồng thời, xây dựng khu trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp cho thanh niên của Lào.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng 2 hợp phần chính, gồm: Hợp phần thứ nhất là đầu tư xây dựng khu trung tâm làng, khu trình diễn kỹ thuật nông, lâm nghiệp bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào. Tổng mức đầu tư ODA là 75.264 triệu đồng, nguồn đối ứng của Chính phủ Lào 5.530 triệu đồng để giải phóng mặt bằng, chi phí Ban quản lý dự án phía Lào; nguồn vốn của tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đầu tư xây dựng nhà ở cho thanh niên. Hợp phần thứ hai, đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp, chủ yếu là đầu tư trồng, chế biến cao su nhằm tạo việc làm và ổn định cuộc sống lâu dài cho thanh niên, người dân tại vùng dự án, được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư của tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Các đồng chí: Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Sỏn Thạ Nu Thăm Mạ Vông, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn TNNDCM Lào thăm mô hình trồng cây cao su. |
Dự án được khởi công tháng 8/2012, nhân kỷ niệm 50 năm thiêt lập quan hệ ngoại giao và năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào. Nay, mục tiêu, nhiệm vụ thuộc phần vốn ODA dành cho Chính phủ Lào đã hoàn thành gồm: san ủi mặt bằng; nhà văn hóa, nhà ở cho học viên, nhà bếp ăn tập thể, trường mầm non, trạm y tế, sân đường, cổng tường rào, hệ thống điện, hệ thống nước khu trung tâm và khu trình diễn kỹ thuật nông lâm nghiệp: Các mô hình phát triển sản xuất cây cao su, rừng phòng hộ, vải thiều, dứa, sắn cao sản, rau sạch, chăn nuôi lợn, bò và gà, các hạng mục thiết bị phục vụ sản xuất;,thiết bị phục vụ làm việc; thiết bị văn phòng, phòng ở cho học viên...
T.Ư Đoàn hai nước đã phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai xây dựng vùng nguyên liệu cao su trong phạm vi dự án. “Nay đã có trên 500 héc-ta cây cao su sinh trưởng tốt, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho thanh niên và người dân trong vùng; qua đó Tập đoàn Công nghiệp Cao su đã hỗ trợ xây dựng 10 nhà ở đợt đầu cho thanh niên lên lập nghiệp”, anh Phong nói.
Để hỗ trợ thanh niên Lào, T.Ư Đoàn hai nước sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các đợt tập huấn, mời các chuyên gia của Việt Nam trực tiếp hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; đưa các đội y, bác sỹ trẻ khám, cấp thuốc cho bà con nhân dân các địa phươn; cho cán bộ tham gia dự án đi tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm các mô hình kinh tế điển hình, các Làng Thanh niên lập nghiệp đang được triển khai ở Việt Nam.
Hội thầy thuốc trẻ Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh (Việt Nam) thăm khám và cấp phát thuốc cho người dân ở Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào - Việt Nam |
Nhà tạo mẫu tóc Bá Được cùng các đồng nghiệp tập huấn tạo mẫu tóc và các nghề làm đẹp cho thanh niên Lào. |
Tại buổi lễ, đồng chí Sỏn Thạ Nu Thăm Mạ Vông, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn NDCM Lào đánh giá cao thành công của việc tổ chức triển khai dự án xây dựng Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào- Việt. “Lào-Việt Nam là hai nước láng giềng, có núi, sông gắn liền, nền văn hóa tương đồng.Với tinh thần hữu nghị và tình đoàn kết lâu đời, được lãnh đạo hai Đảng, Nhà nước và nhân dân dày công vun đắp. Qua các thời kỳ lịch sử, quan hệ đó đã được gây nên bằng xương, máu của các anh hùng, chiến sĩ Lào và Việt Nam, bằng sự hi sinh của các thế hệ đã trở thành quan hệ truyền thống, thủy chung. “Dự án xây dựng Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào- Việt là kết quả hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia. Đây là một dự án góp phần tăng cường hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau của Đoàn Thanh niên Việt - Lào đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn”, anh Sỏn Thạ Nu Thăm Mạ Vông nhấn mạnh.
Các đồng chí: Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Sỏn Thạ Nu Thăm Mạ Vông, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn TNNDCM Lào kí kết và bàn giao Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào – Việt. |
Giúp thanh niên Lào khởi nghiệp
Đồng chí Nguyễn Việt Anh, Cty cổ phẩn xây dựng dịch vụ 68, Phó chỉ huy trưởng dự án Làng Thanh niên Hữu Nghị biên giới Lào - Việt Nam cho biết: Làng này thi công mang tính chất đặc thù kiến trúc của Lào nên về mặt thi công theo đúng thiết kế của nước bạn cũng gặp nhiều khó khăn. “Hầu hết các máy móc thiết bị đều phải đưa từ Việt Nam qua. Anh em công nhân ăn ở vùng biên nên thiếu thốn, chợ cách công trình 25 km. Nhưng anh, em cố gắng động viên nhau để hoàn thành dự án được sớm và tốt nhất giúp nước bạn Lào”, ông Anh nói.
Trong ngôi nhà mới tại Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào - Việt, nở nụ cười hạnh phúc vợ chồng chị Khay Nha Vôn (32 tuổi) trú tại Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào- Việt chia sẻ: Gia đình trước gặp nhiều khó khăn. Hai vợ chồng trẻ, làm lụng nương rẫy không thể dư dả vì năng suất lao động thấp và nuôi ba đứa con ăn học. Được sự vận động của Đoàn Thanh niên, chính quyền địa phương, hai vợ chồng chị quyết tâm rời bản cũ lên đây lập nghiệp. Chuyển về làng hữu nghị được gần 3 tháng, chị Vôn đã quen với những người xung quanh. “Tôi và các hộ dân ở đây được sự quan tâm của chính phủ Lào-Việt mà có nhà mới để ở. Chúng tôi sẽ kiên trì bám trụ ở đây để phát triển kinh tế. Hai vợ chồng đang học kinh nghiệm trồng cây cao su, nuôi lợn, gà… từ các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam. Hi vọng, một thời gian không xa gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định trên mảnh đất mới này”, chị Khay Nha Vôn nói.
Đồng chí Nguyễn Việt Anh, Cty cổ phẩn xây dựng dịch vụ 68, Phó chỉ huy trưởng dự án Làng Thanh niên Hữu Nghị biên giới Lào - Việt Nam cho biết: Làng này thi công mang tính chất đặc thù kiến trúc của Lào nên về mặt thi công theo đúng thiết kế của nước bạn cũng gặp nhiều khó khăn. “Hầu hết các máy móc thiết bị đều phải đưa từ Việt Nam qua. Anh em công nhân ăn ở vùng biên nên thiếu thốn, chợ cách công trình 25 km. Nhưng anh, em cố gắng động viên nhau để hoàn thành dự án được sớm và tốt nhất giúp nước bạn Lào”, ông Anh nói.
Trong ngôi nhà mới tại Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào - Việt, nở nụ cười hạnh phúc vợ chồng chị Khay Nha Vôn (32 tuổi) trú tại Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào- Việt chia sẻ: Gia đình trước gặp nhiều khó khăn. Hai vợ chồng trẻ, làm lụng nương rẫy không thể dư dả vì năng suất lao động thấp và nuôi ba đứa con ăn học. Được sự vận động của Đoàn Thanh niên, chính quyền địa phương, hai vợ chồng chị quyết tâm rời bản cũ lên đây lập nghiệp. Chuyển về làng hữu nghị được gần 3 tháng, chị Vôn đã quen với những người xung quanh. “Tôi và các hộ dân ở đây được sự quan tâm của chính phủ Lào-Việt mà có nhà mới để ở. Chúng tôi sẽ kiên trì bám trụ ở đây để phát triển kinh tế. Hai vợ chồng đang học kinh nghiệm trồng cây cao su, nuôi lợn, gà… từ các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam. Hi vọng, một thời gian không xa gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định trên mảnh đất mới này”, chị Khay Nha Vôn nói.
Tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam), anh Thoong Khai về làm Phó Bí thư Huyện đoàn Kham- Kok (Lào). Nay, có Làng hữu nghị Thanh niên biên giới Lào- Việt trên chính quê hương, anh Thoong Khai trở thành người phiên dịch cho người dân và chuyên gia Việt Nam và người dân Lào. “Người dân ở đây chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên mãi đói nghèo. Có Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Lào- Việt, được các chuyên gia Việt Nam sang chuyển giao kỹ thuật trồng cây, nuôi động vật chúng tôi rất vui mừng. Thay mặt người dân địa phương, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Chính phủ, tuổi trẻ Việt Nam”, anh Thoong Khai nói.
Sau lễ ký kết và bàn giao tổng thể dự án, lãnh đạo T.Ư Đoàn hai nước, các đồng chí các bộ, ngành T.Ư đã trồng cây lưu niệm tại khu nhà ở cho thanh niên Lào. Thăm tặng quà gồm: ti vi, đồng hồ, xoong, nồi, các đồ dùng sinh hoạt cho 10 hộ dân đang sinh sống tại làng và thăm mô hình khu trình diễn kỹ thuật nông, lâm nghiệp thuộc dự án Làng Hữu nghị thanh niên biên giới Lào - Việt Nam. Cũng trong khuôn khổ chương trình, T.Ư Đoàn hai nước cùng phối hợp tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân trong vùng dự án, đồng thời tổ chức tập huấn tạo mẫu tóc và các nghề làm đẹp cho thanh niên Lào…
Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích suất sắc trong dự án. |
Các đồng chí: Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn và Sỏn Thạ Nu Thăm Mạ Vông, , Ủy viên BCH T.Ư Đảng Bí thư T.Ư Đoàn TNNDCM Lào trồng cây lưu niệm. |