Thúc đẩy hoàn thiện dự án Luật Thanh niên (sửa đổi) năm 2018

08:24 03/02/2018     1074

3 Phong trào   Web.ĐTN: Đề xuất chính sách hỗ trợ thanh niên học tập và khởi nghiệp được nhiều ủy viên Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam trao đổi và thảo luận trong dự án Luật Thanh niên (sửa đổi) sẽ được thúc đẩy hoàn thiện trong năm 2018.
Chiều ngày 02/02, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam (UBQG về TNVN) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 29 Tổng kết công tác năm 2017 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm UBQG về TNVN; Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư BCH Trung ương Đoàn; cùng các đồng
trong UBQG về TNVN.


Một số ý kiến được thảo luận về Luật Thanh niên (sửa đổi) như: Cập nhập các thông tin mới về quy trình và hồ sơ Luật Thanh niên (sửa đổi); Đề cập thêm về bối cảnh quốc tế và Việt Nam, cũng như các phân tích về đánh giá tác động, các vấn đề thanh niên bị ảnh hưởng để xây dựng các chính sách đi sát vào nhu cầu thực tế; tách riêng biệt quyền và nghĩa vụ của thanh niên, trong đó nhấn mạnh hơn nữa trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, xã hội và gia đình,…
Quang cảnh hội nghị

Thay đổi chính sách sẽ hỗ trợ  tốt công tác hướng nghiệp cho thanh niên

Đồng chí Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, trong 07 nhóm chính sách dự kiến sửa đổi trong Luật Thanh niên hiện chưa có chính sách nào đột phá để nhấn mạnh vai trò của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để đổi mới trong việc hình thành khuôn pháp lý và công tác quản lý thanh niên hiện đang còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải đổi mới để phù hợp tình hình thực tiễn, đặc biệt tại các Bộ, ngành Trung ương.

Đồng chí Thứ trưởng cũng nhấn mạnh việc cần có một chính sách để hỗ trợ hướng nghiệp cho thanh niên từ sớm, nhằm tạo cơ hội việc làm, do hiện nay thanh niên còn lúng túng khi lựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho bản thân trong tương lai.

Một số ý kiến được thảo luận về Luật Thanh niên (sửa đổi) như: Cập nhập các thông tin mới về quy trình và hồ sơ Luật Thanh niên (sửa đổi); Đề cập thêm về bối cảnh quốc tế và Việt Nam, cũng như các phân tích về đánh giá tác động, các vấn đề thanh niên bị ảnh hưởng để xây dựng các chính sách đi sát vào nhu cầu thực tế; tách riêng biệt quyền và nghĩa vụ của thanh niên, trong đó nhấn mạnh hơn nữa trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, xã hội và gia đình,…
Một số ý kiến được góp ý về Luật Thanh niên (sửa đổi) như: Cập nhập các thông tin mới về quy trình và hồ sơ trình duyệt; đề cập thêm về bối cảnh quốc tế và Việt Nam, cũng như các phân tích về đánh giá tác động, các vấn đề thanh niên bị ảnh hưởng để xây dựng các chính sách đi sát vào nhu cầu thực tế; tách riêng biệt quyền và nghĩa vụ của thanh niên, trong đó nhấn mạnh hơn nữa trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, xã hội và gia đình,…

Đồng chí Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ công tác HSSV, Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, việc học tập của thanh niên hiện nay còn thụ động do hướng nghiệp và phân luồng đào tạo chưa hợp lý, chưa có nhiều chính sách để định hướng cho thanh niên, sinh viên.

Đồng chí đề xuất, cần có thêm chính sách khuyến khích thanh niên chủ động khởi nghiệp, tự tìm việc làm cho mình chứ không chờ đợi sự giúp đỡ của gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đỏi hỏi phải đổi mới về hình thức, mô hình để giúp thanh niên có sự chủ động hội nhập hơn.

Đồng chí Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam góp ý về vấn đề phụ nữ trong độ tuổi thanh niên kết hôn với người nước ngoài đang có xu thế tăng cao, làm sâu sắc thêm vấn đề mất cân bằng giới tính, tình trạng bạo lực và bất bình đẳng giới. Đồng chí Hương kỳ vọng nhóm đối tượng này được quan tâm nhiều hơn, nhất là trong thời kỳ hội nhập.

Tăng cường tự kiểm tra chính sách tại địa phương

Cũng tại hội nghị, một số thành viên UBQG về TNVN góp ý về một số hạn chế của các đoàn công tác kiểm tra thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và công tác thanh niên. Trong năm 2018, UBQG về TNVN sẽ thành lập 06 đoàn kiểm tra tại 10 tỉnh và 02 Bộ về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020). Ngoài ra, sẽ có điểu tra, rà soát việc thực hiện pháp luật, chính sách đối với thanh niên trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Đồ chí Nguyễn Văn Tuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TTN và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá, việc về địa phương kiểm tra triển khai Luật thanh phải thu thập được nhiều thông tin để làm căn cứ phục vụ xây dựng Luật Thanh niên (sửa đổi) tới đây. Đồng chí nhấn mạnh, bên cạnh các đoàn kiểm tra tại địa phương, cần tăng cường công tác tự kiểm tra của từng địa phương và bổ sung kiểm tra thêm đơn vị cấp huyện, cũng như có các đợt kiểm tra theo chuyên đề cụ thể.

Đồng chí Lê Quốc Phong, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm UBQG về TNVN và Ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ nhiệm UBQG về TNVN (bên trái) chủ trì Hội nghị
Các đồng chí: Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm UBQG về TNVN và Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ nhiệm UBQG về TNVN (bên trái) chủ trì Hội nghị

Đồng chí Lê Quốc Phong, Chủ nhiệm UBQG về TNVN phát biểu tại hội nghị đã tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban và đại diện các Bộ, ngành. Đồng chí cho biết, sẽ nhìn nhận thẳng thắn và đánh giá thêm nguyên nhân, hạn chế những nội dung chưa thực hiện được trong năm 2017 và sẽ khắc phục trong năm 2018.

Đồng chí nhấn mạnh, sẽ bổ sung đánh giá chế độ sinh hoạt, phân công rõ ràng và đánh giá trách nhiệm của các ủy viên trong Ủy ban, cũng như tình hình của một số đối tượng thanh niên đặc thù; bổ sung thêm cách làm và nhiều nội dung cần tập trung như đổi mới phương pháp kiểm tra và sẽ có nhiều đoàn công tác kiểm tra theo chuyên đề cụ thể; hình thành bộ chỉ số thanh niên có điều tra đánh giá tổng thể về thanh niên tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội, thực trạng của thanh niên hiện nay; hoạt động đối ngoại cần có báo cáo, thu hoạch và đánh giá kịp thời từ các đoàn sau khi tham gia các hoạt động đối ngoại thanh niên./.

Trong năm 2017, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã tập trung quyết liệt hướng dẫn đánh giả kết quả 10 năm thi hành Luật Thanh niên năm 2015 và đã có 21 bộ, ngành; 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết, đánh giá; hoàn thiện, trình phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020); góp ý kiến vào 16 dự thảo văn bản pháp luật, chính sách về thanh niên, công tác thanh niên và các văn bản có liên quan.

Bên cạnh đó, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã thành lập 05 đoàn kiểm tra thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và công tác thanh niên tại 09 tỉnh và 01 Bộ; Kiểm tra thực hiện Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020 bằng nhiều hình thức như: tổ chức các hội nghị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; đầu tư vào các mô hình, hoạt động hiệu quả để đánh giá, nhân rộng; bố trí nguồn lực, cơ sở vật chất, nâng cấp, cải tạo, các thiết chế văn hóa tại địa phương,…

Các hoạt động đối ngoại Nhà nước về công tác thanh niên được triển khai có hiệu quả, tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, giao lưu với thanh niên trong khu vực và quốc tế. Đại biểu tham gia có chất lượng cao khẳng định được vai trò, vị thế của thanh niên Việt Nam đối với các hoạt động quốc tế. Trong đó, đã tổ chức 27 đoàn ra với 175 đại biểu, đón 05 đoàn vào với 216 đại biểu; đóng góp tích cực trong các hoạt động hợp tác thanh niên ASEAN, ASEAN+, các hoạt động song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
.