Thiết thực diễn đàn “Cùng thanh niên Thủ đô khởi nghiệp”

14:00 11/04/2016     859

3 Phong trào   Web.ĐTN: Sáng 10/4, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Cùng thanh niên Thủ đô khởi nghiệp”
Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Vũ Khoan - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Phó ban Dân vận Trung ương; Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cùng các diễn giả:  PGS. TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam; Tiến sĩ Hoàng Việt Hà -Giám đốc điều hành FPT; ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Phú Thái; ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc tế Sơn Hà, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội cùng gần 1000 sinh viên Thủ đô.

 
Đồng chí Vũ Khoan cho rằng: “Để khởi nghiệp thành công, nhất thiết, các bạn phải ghi nhớ cho mình 8 chữ T là: Tức khí, Tò mò, Thử nghiệm, Tìm kiếm, chữ Tín, Thất bại, Thử lại, Thành công. Đó là những nhân tố cơ bản cần thiết để các bạn trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản trên con đường khởi nghiệp, xác định năng lực bản thân, sự mạo hiểm, thách thức và dĩ nhiên là cả những thất bại”.
Chia sẻ với thanh niên trẻ Thủ đô tại buổi diễn đàn, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan tâm sự: Những người trẻ thế hệ như chúng tôi trước đây không có nhiều cơ hội tự quyết về ngành nghề, việc làm theo ý muốn của cá nhân mình. Thanh niên thời nay có nhiều cơ hội tiếp xúc với các luồng văn hóa khác nhau, các nền kinh tế khác nhau và có cơ hội tự do lựa chọn ngành nghề mình yêu thích. Đó là thuận lợi nhưng cũng đồng thời là thách thức, khi các bạn phải tìm ra được đâu là con đường khởi nghiệp đúng đắn nhất với mình

Đồng chí Vũ Khoan cho rằng: “Để khởi nghiệp thành công, nhất thiết, các bạn phải ghi nhớ cho mình 8 chữ T là: Tức khí, Tò mò, Thử nghiệm, Tìm kiếm, chữ Tín, Thất bại, Thử lại, Thành công. Đó là những nhân tố cơ bản cần thiết để các bạn trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản trên con đường khởi nghiệp, xác định năng lực bản thân, sự mạo hiểm, thách thức và dĩ nhiên là cả những thất bại”.

Tại diễn đàn, rất nhiều câu hỏi được gửi đến các vị khách mời, diễn giả xoay quanh vấn đề khởi nghiệp như: “Khởi nghiệp là gì? muốn khởi nghiệp cần làm những gì? Nhà nước, các doanh nghiệp sẽ dành sự quan tâm, hỗ trợ như thế nào đối với các dự án khởi nghiệp của thanh niên?”

Các bạn sinh viên hào hứng đặt câu hỏi
Các bạn sinh viên hào hứng đặt câu hỏi
 

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Phú Thái - người thành đạt với không ít khó khăn, vất vả, nhiều năm liền là nhân viên bán hàng để đi đến vị trí ông chủ của gần 6.000 người lao động chia sẻ: "Khởi nghiệp là bắt đầu cho một sự nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau, chẳng hạn như: tham gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Muốn khởi nghiệp được, chúng ta cần: Tích lũy tri thức là quan trọng nhất, số một; Hai là, “trước khi làm thầy chúng ta hãy làm thợ”, các bạn cần phải trải nghiệm với công việc; Ba là, “bỏ hết trứng vào một giỏ”, cần huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh sự phát triển; Bốn là, “dựa vào kẻ mạnh”, chúng ta muốn thành công phải có người thầy hướng dẫn, dìu dắt mình.; Năm là: “đừng đánh mất những gì ta đang có” như: uy tín, tiền, sức khỏe, trí tuệ, thị trường…."

Ông Hoàng Việt Hà, Giám đốc điều hành FPT cho biết: “Từ thực tế hoạt động tại các doanh nghiệp cho thấy, có rất ít dự án khởi nghiệp của người trẻ thu hút được nhà đầu tư. Khi lọt vào đến vòng thu hút quỹ đầu tư, cũng chỉ có từ 10 – 20% tổng số hồ sơ, và chỉ có 1 – 2 hồ sơ được xem xét. Từ việc nghiên cứu hồ sơ khởi nghiệp, tôi thấy, các bạn khởi nghiệp chưa đủ kinh nghiệm để chứng tỏ năng lực khởi nghiệp thành công, cơ hội trong dự án không rõ ràng, các khái niệm còn mơ hồ, đơn giản. Đó là những điểm trừ kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư, điều mà bất kì bạn trẻ nào có ý định khởi nghiệp cũng cần rút kinh nghiệm”.
 
Để khởi nghiệp, theo ông Hoàng Việt Hà cho rằng điều quan trọng nhất là phải có sự sáng tạo, có hướng đi riêng của mình, không vì thấy người ta làm thế này được mà mình cũng nhất quyết phải bắt chước, làm theo. Hãy để sự sáng tạo bắt nguồn từ nỗi sợ, trở thành nỗi ám ảnh, lúc ấy nó sẽ thôi thúc con người sáng tạo ra những giá trị tuyệt vời: Nỗi sợ bị tụt hậu, sợ bị cạnh tranh, sợ thua kém… đó chính là động lực để phát triển.
Để khởi nghiệp, theo ông Hoàng Việt Hà cho rằng điều quan trọng nhất là phải có sự sáng tạo, có hướng đi riêng của mình, không vì thấy người ta làm thế này được mà mình cũng nhất quyết phải bắt chước, làm theo. Hãy để sự sáng tạo bắt nguồn từ nỗi sợ, trở thành nỗi ám ảnh, lúc ấy nó sẽ thôi thúc con người sáng tạo ra những giá trị tuyệt vời: Nỗi sợ bị tụt hậu, sợ bị cạnh tranh, sợ thua kém… đó chính là động lực để phát triển

Cùng với đó, diễn giả Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc tế Sơn Hà, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm để trở thành những doanh nhân thành đạt là phải luôn sáng tạo, đổi mới sản phẩm kinh doanh, phát huy những gì đang có và phải biết đứng dậy khi vấp ngã. 
Các diễn giả cũng nhất trí cho rằng: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng cần quan tâm hơn nữa đối với vấn đề khởi nghiệp của thanh niên. Với trách nhiệm xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ là kênh thông tin, là cầu nối để giúp đỡ, chia sẻ với các bạn nhưng thông tin hữu ích, cung cấp cho các bạn những kĩ năng cần thiết trong quá trình lập nghiệp.