Hội nghị Chủ trang trại trẻ các tỉnh Miền núi phía Bắc
08:54 28/05/2013 1996
3 Phong trào Web.ĐTN: Sáng 27/5, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Hội nghị chủ trang trại trẻ các tỉnh Miền núi phía Bắc năm 2013.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn; đồng chí đồng chí Nguyễn Phi Long – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam; đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn; đồng chí Nông Việt Yên, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Yên Bái đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị còn có đồng chí Hoàng Xuân Nguyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế trang trại và 22 đại biểu đến từ các ban chuyên môn của các Tỉnh đoàn khu vực miền núi phía Bắc, 29 đại biểu là chủ trang trại tiêu biểu của 12 tỉnh miền núi phía Bắc.
Tham dự hội nghị còn có đồng chí Hoàng Xuân Nguyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế trang trại và 22 đại biểu đến từ các ban chuyên môn của các Tỉnh đoàn khu vực miền núi phía Bắc, 29 đại biểu là chủ trang trại tiêu biểu của 12 tỉnh miền núi phía Bắc.
Toàn cảnh Hội nghị |
Tại hội nghị, theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Phi Long cho biết, hiện nay, Trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại chiếm tỷ lệ 2,9% đa số là trang trại chăn nuôi.Tuy có số trang trại thấp nhất nhưng tổng thu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân một trang trại ở vùng này lại cao nhất cả nước, bình quân 2,868 tỷ đồng, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng với 2,519 tỷ đồng, Đồng bằng sông Cửu Long là 1,54 tỷ đồng và thấp nhất là Tây Nguyên với 1,315 tỷ đồng. Một kết quả tích cực khác, đó là trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ, tỷ suất sản phẩm hàng hoá do các trang trại bán ra chiếm tới 98,1%. …
Tuy nhiên, mô hình trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu. Sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng. Nhiều chủ trang trại vẫn áp dụng phương pháp sản xuất truyền thống, chưa chú ý tới việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất cũng như tìm hiểu thị trường đầu ra cho sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, sản phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ.
Tại hội nghị, các chủ trang trại đã có dịp trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển các trang trại trẻ. Tiến sỹ - Giáo sư Nguyễn Lân Hùng đã có những gợi ý cho các chủ trang trại trẻ về những mô hình phát triển cây, con giống cho hiệu quả kinh tế cao cũng như trao đổi những kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc của các chủ trang trại trẻ.
Tuy nhiên, mô hình trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu. Sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng. Nhiều chủ trang trại vẫn áp dụng phương pháp sản xuất truyền thống, chưa chú ý tới việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất cũng như tìm hiểu thị trường đầu ra cho sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, sản phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ.
Tại hội nghị, các chủ trang trại đã có dịp trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển các trang trại trẻ. Tiến sỹ - Giáo sư Nguyễn Lân Hùng đã có những gợi ý cho các chủ trang trại trẻ về những mô hình phát triển cây, con giống cho hiệu quả kinh tế cao cũng như trao đổi những kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc của các chủ trang trại trẻ.
|
|
GS Nguyễn Lân Hùng |
Nhiều năm gắn bó với người nông dân, đi tới nhiều vùng miền, chuyên gia Nông nghiệp GS.TS Nguyễn Lân Hùng nhận định, cái khó với thanh niên miền núi chưa tiếp cận được với những cây, con mới. Lấy ví dụ về thanh long ruột đỏ nếu được trồng thay cho sắn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc; đất, khí hậu như cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) rất phù hợp để cho ra đời những quả bơ nặng tầm 1,2kg, mua gốc là 30.000 đồng/kg, 1 cây thu khoảng 8 tạ, GS Nguyễn Lân Hùng lạc quan, nếu tiếp cận được thông tin thì “cũng những mảnh đất ấy với ý chí quyết tâm của các bạn sẽ khác, tiền không để đâu cho hết, miền núi còn giàu hơn miền xuôi”.
GS Lân Hùng gợi ý các tỉnh thành Đoàn nên mở các hiệu sách hướng đến đối tượng là nông dân trẻ: “Nông dân rất khao khát khoa học kỹ thuật. Hiệu sách ở khắp nơi nhưng họ không vào nhưng nếu mở hiệu sách riêng cho họ chắc chắn họ sẽ tới”.
Bí thư Tỉnh Đoàn Điện Biên Vừ A Bằng nêu thực tế bản thân nhà anh cũng như các nhà xung quanh trồng rất nhiều mận. Mùa này mận chín, rụng đầy nhưng người dân chẳng buồn nhặt bán bởi bán chẳng bao nhiêu vì bị tư thương ép giá. Hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm của các trang trại cũng là điều mà anh đang trăn trở cùng với việc nhân rộng các buổi tọa đàm lắng nghe ý kiến các hộ thanh niên làm kinh tế và tập huấn cho họ về kiến thức khoa học kỹ thuật.
GS Lân Hùng gợi ý các tỉnh thành Đoàn nên mở các hiệu sách hướng đến đối tượng là nông dân trẻ: “Nông dân rất khao khát khoa học kỹ thuật. Hiệu sách ở khắp nơi nhưng họ không vào nhưng nếu mở hiệu sách riêng cho họ chắc chắn họ sẽ tới”.
Bí thư Tỉnh Đoàn Điện Biên Vừ A Bằng nêu thực tế bản thân nhà anh cũng như các nhà xung quanh trồng rất nhiều mận. Mùa này mận chín, rụng đầy nhưng người dân chẳng buồn nhặt bán bởi bán chẳng bao nhiêu vì bị tư thương ép giá. Hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm của các trang trại cũng là điều mà anh đang trăn trở cùng với việc nhân rộng các buổi tọa đàm lắng nghe ý kiến các hộ thanh niên làm kinh tế và tập huấn cho họ về kiến thức khoa học kỹ thuật.
Bí thư Tỉnh Đoàn Vừa A Bằng |
Chủ nhiệm CLB Trang trại trẻ khu vực miền núi phía Bắc, Bồ Xuân Tân cho rằng, nếu có nghị lực vươn lên, trong bất kỳ tình huống, đối mặt với rủi ro vẫn phải vươn lên thì sẽ gặt hái được thành quả. Anh Tân cũng mong muốn tổ chức Đoàn, Hội phối hợp với các chủ trang trại trẻ tìm đầu ra cho sản phẩm.
Chủ trang trại trẻ tại Hội nghị |
Đồng quan điểm với anh Tân, Chủ trang trại huyện Đồng Hỷ (Thái nguyên) cũng chỉ ra những khó khăn về đầu ra, tìm thị trường, khi có giá trị trên thị trường lại mất thương hiệu, GS Nguyễn Lân Hùng khuyên rằng phải biết giữ niềm tin cho khách hàng để đảm bảo đầu ra, phải biết liệu cơm gắp mắm, chắt chiu xem đầu tư cái gì có lợi; phải đọc sách vì những kiến thức trong sách là chỉ dẫn thay các nhà khoa học.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Trung ương Đoàn đề nghị trong thời gian tới các cấp bộ đoàn tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia phát triển kinh tế trang trại, làm thay đổi nhận thức của đoàn viên thanh niên về hình thức sản xuất trang trại. Đây được coi là hình thức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp. Kinh tế trang trại phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Phát triển trang trại trẻ khẳng định vai trò xung kích của đoàn, hội và thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế xã hội.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn phát biểu kết luận tại Hội nghị |
Phát triển trang trại trẻ cần đổi mới nội dung, hình thức nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên. Đồng chí mong muốn các cấp bộ đoàn tiếp tục tuyên dương các gương điển hình thanh niên. Tiếp tục phát triển các câu lạc bộ “Chủ trang trại trẻ”. Đồng chí cũng đề nghị các cấp Đoàn, Hội tiếp tục xây dựng, nhân rộng mô hình trang trại trẻ trên phạm vi rộng. Bên cạnh các nguồn vốn uỷ thác, vốn giải quyết việc làm 120, vốn từ Ngân hàng CSXH, Tỉnh đoàn các địa phương cần đề xuất UBND tỉnh tăng cường nguồn vốn vay cho đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế trang trại. Đa dạng hoá nhiều các phương thức để huy động vốn cho thanh niên…
Hỗ trợ các trang trại trẻ thúc đẩy khoa học kĩ thuật, phát triển mô hình trình diễn kỹ thuật, các câu lạc bộ khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư. Nghiên cứu các hình thức liên kết với các tổ chức nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học nhằm nâng cao kiến thức về khoa học kĩ thuật cho đoàn viên, thanh niên trong quá trình triển khai, vận hành các trang trại và mô hình kinh tế. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn, Hội cần hỗ trợ thanh niên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm… Khuyến khích các chủ trang trại trẻ ứng dụng Công nghệ thông tin vào sản xuất, tìm thị trường cho sản phẩm…
* Trước đó, Ban tổ chức đã khai trương khu trưng bày các sản phẩm của các chủ trang trại đến tham dự Hội nghị.