Giám sát việc thực chính sách dạy nghề, vay vốn, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

14:48 14/08/2015     1191

3 Phong trào   Web.ĐTN: Ngày 13/8, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Đắk Nông, Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã tổ chức Hội thảo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về dạy nghề, vay vốn, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông.
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo


Tại hội thảo các đại biểu đã thông qua 5 báo cáo tham luận về vấn đề dạy nghề, vay vốn, giải quyết việc làm đồng thời các đại biểu đã nêu lên những kết quả tích cực trong việc triển khai Đề án hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, trong đó có thanh niên dân tộc thiểu số. Theo đó, hiện nay toàn tỉnh Đắk Nông có 148.000 thanh niên, trong đó thanh niên là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 21%; từ năm 2009 đến năm 2015 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 121.200 người, dạy nghề cho khoảng 29.200 người trong độ tuổi thanh niên, trong đó thanh niên là người dân tộc thiểu số khoảng 12.000 người; Công tác vốn vay ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội do tổ chức Đoàn quản lý, hiện nay với tổng dư nợ 307 tỷ đồng, thông qua 173 tổ tiết kiệm và vay vốn với 11.031 hộ vay; nguồn vốn 120 kênh TW Đoàn với 16 dự án được vay, dư nợ 764 triệu đồng.
 
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã nêu ra những khó khăn và tồn tại hạn chế trong việc dạy nghề, vay vốn và giải quyết việc làm cho thanh niên niên là người dân tộc thiểu số, tiêu biểu như: Đề án 103 có sự chồng chéo về mục tiêu, đối tượng thụ hưởng và nhân sự Ban điều hành với đề án 1956; việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn chưa thật sự nhịp nhàng; chính sách ưu tiên cho thanh niên dân tộc thiểu số chưa thật sự rõ ràng; công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật về dạy nghề, vay vốn, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số chưa sâu rộng; nhiều thanh niên là người dân tộc tại chỗ khi được giới thiệu làm việc tại các khu công nghiệp, học nghề tại các trường dạy nghề được một thời gian bỏ về do tâm lý không muốn xa nhà, xa cộng đồng…

Những tham luận và ý kiến được nêu ra tại Hội thảo lần này là cơ sở thực tiễn quan trọng để Ủy ban Quốc gia về thanh niên và các cơ quan chuyên môn của tỉnh tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về dạy nghề, vay vốn, giải quyết việc làm cho thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng.