Đắk Lắk: Làng thanh niên lập nghiệp Ia Lốp
10:38 09/10/2012 3494
3 Phong trào Cùng những khởi sắc ban đầu, Làng thanh niên lập nghiệp (TNLN) Ia Lốp đang gặp không ít khó khăn để xây dựng thành điểm sáng của tuổi trẻ vùng biên giới.
Anh Hoàng Đình Chính sắm thêm máy xay xát nông sản phục vụ nhu cầu trong làng |
Giữa khu rừng khộp hoang vắng ngày nào của vùng biên giới, giờ đây Làng TNLN Ia Lốp (H.Ea Súp, Đắk Lắk) đã có hàng trăm ngôi nhà xây mọc lên san sát, ngay giữa làng là lớp học mẫu giáo râm ran tiếng trẻ vui đùa, phía cuối làng tiếng máy xát gạo xình xịch, nhiều người đem lúa ra phơi trong nắng trưa. Khung cảnh ngỡ như một làng quê thanh bình ở đồng bằng…
Tiếp chúng tôi, anh Hoàng Đình Chính, từ xã Ea Rốk, H.Ea Súp vào làm cư dân của làng, phấn khởi: “Mới đó mà định cư nơi này được 3 năm, vợ chồng em sinh thêm đứa con thứ hai, đời sống còn vất vả nhưng khá vui anh ạ. Vào đây nhà cửa, giếng khoan, điện sinh hoạt đã có sẵn, đất sản xuất còn ít nhưng làm lúa, bắp thì không lo thiếu đói; dân trong làng chỉ nghĩ cách làm giàu mà thôi”.
Anh Hoàng Quốc Bảo, cán bộ Tỉnh đoàn Đắk Lắk phụ trách theo dõi dự án Làng TNLN Ia Lốp, cho biết làng đã quy tụ 120 hộ đến từ các huyện trong tỉnh, gồm 8 dân tộc anh em; đến nay đã có 30 đứa trẻ ra đời kể từ khi chính thức “lập làng” năm 2009. Theo anh Bảo, dự án đã khai hoang được 233 ha trong số 460 ha đất rừng chuyển đổi, cấp bình quân mỗi hộ 1 ha đất sản xuất, một số hộ được cấp thêm đất để làm mô hình trình diễn trồng quýt và khoai môn; hiện các hộ đã canh tác hơn 140 ha cây trồng ngắn ngày, trong đó có 83 ha lúa. Giữa năm nay, 54 hộ trong làng đã được vay gần 900 triệu đồng từ ngân hàng chính sách để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Trong làng đã có gần 100 con trâu, bò; mùa khô tới đây, làng sẽ liên kết với một doanh nghiệp để trồng bông vải…
Tuy vậy, để phát triển thành một điểm sáng, Làng TNLN Ia Lốp còn phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Lãnh đạo Tỉnh đoàn Đắk Lắk cũng đã ghi nhận những khó khăn, vướng mắc hiện nay của làng: đường giao thông hư hại nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất, tình trạng lâm tặc chặt phá trái phép rừng thuộc dự án Làng TNLN, nhiều diện tích đất rừng bị người dân di cư tự do xâm canh; làng cách xa trung tâm xã 10 km, học sinh tiểu học, THCS đi học gặp khó khăn…
Anh Y Vinh Tơr, Bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk, chia sẻ: “Nhiều cái khó khiến Làng TNLN chỉ mới ổn định mà chưa thể phát triển nhanh được. Trong vùng chưa có công trình thủy lợi, trồng trọt chỉ trông vào mùa mưa, đất sản xuất bình quân cho mỗi hộ còn ít; các hộ còn thiếu vốn, chưa nhận được sự hỗ trợ về khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... Mặt khác, do xa trung tâm xã nên lực lượng xung kích của làng TNLN gặp khó trong việc phối hợp với địa phương bảo vệ rừng”.
Tweet
Tiếp chúng tôi, anh Hoàng Đình Chính, từ xã Ea Rốk, H.Ea Súp vào làm cư dân của làng, phấn khởi: “Mới đó mà định cư nơi này được 3 năm, vợ chồng em sinh thêm đứa con thứ hai, đời sống còn vất vả nhưng khá vui anh ạ. Vào đây nhà cửa, giếng khoan, điện sinh hoạt đã có sẵn, đất sản xuất còn ít nhưng làm lúa, bắp thì không lo thiếu đói; dân trong làng chỉ nghĩ cách làm giàu mà thôi”.
Anh Hoàng Quốc Bảo, cán bộ Tỉnh đoàn Đắk Lắk phụ trách theo dõi dự án Làng TNLN Ia Lốp, cho biết làng đã quy tụ 120 hộ đến từ các huyện trong tỉnh, gồm 8 dân tộc anh em; đến nay đã có 30 đứa trẻ ra đời kể từ khi chính thức “lập làng” năm 2009. Theo anh Bảo, dự án đã khai hoang được 233 ha trong số 460 ha đất rừng chuyển đổi, cấp bình quân mỗi hộ 1 ha đất sản xuất, một số hộ được cấp thêm đất để làm mô hình trình diễn trồng quýt và khoai môn; hiện các hộ đã canh tác hơn 140 ha cây trồng ngắn ngày, trong đó có 83 ha lúa. Giữa năm nay, 54 hộ trong làng đã được vay gần 900 triệu đồng từ ngân hàng chính sách để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Trong làng đã có gần 100 con trâu, bò; mùa khô tới đây, làng sẽ liên kết với một doanh nghiệp để trồng bông vải…
Tuy vậy, để phát triển thành một điểm sáng, Làng TNLN Ia Lốp còn phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Lãnh đạo Tỉnh đoàn Đắk Lắk cũng đã ghi nhận những khó khăn, vướng mắc hiện nay của làng: đường giao thông hư hại nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất, tình trạng lâm tặc chặt phá trái phép rừng thuộc dự án Làng TNLN, nhiều diện tích đất rừng bị người dân di cư tự do xâm canh; làng cách xa trung tâm xã 10 km, học sinh tiểu học, THCS đi học gặp khó khăn…
Anh Y Vinh Tơr, Bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk, chia sẻ: “Nhiều cái khó khiến Làng TNLN chỉ mới ổn định mà chưa thể phát triển nhanh được. Trong vùng chưa có công trình thủy lợi, trồng trọt chỉ trông vào mùa mưa, đất sản xuất bình quân cho mỗi hộ còn ít; các hộ còn thiếu vốn, chưa nhận được sự hỗ trợ về khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... Mặt khác, do xa trung tâm xã nên lực lượng xung kích của làng TNLN gặp khó trong việc phối hợp với địa phương bảo vệ rừng”.