Công trình thanh niên tiết kiệm
09:09 14/11/2012 2482
3 Phong trào Những bạn trẻ thuộc Đoàn Công ty cổ phần Bêtông ly tâm Thủ Đức đã thực hiện công trình thanh niên “Nghiên cứu sử dụng phế thải tro bay nhằm nâng cao tính chất bêtông và hạ giá thành sản phẩm” tiết kiệm hàng tỉ đồng cho đơn vị.
Các bạn trẻ phòng kỹ thuật CTCP Bêtông ly tâm Thủ Đức kiểm tra chất lượng bêtông của công trình thanh niên |
Công trình là một cách “làm theo lời Bác” thiết thực của các bạn thuộc Đoàn Công ty cổ phần Bêtông ly tâm Thủ Đức.
Tận dụng phế thải, làm lợi tiền tỉ
Đứng trước tình hình khó khăn về kinh tế, bài toán “làm sao để giảm giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm” được đặt ra với toàn thể nhân viên Công ty cổ phần Bêtông ly tâm Thủ Đức. Khi ấy Đoàn công ty đã quyết tâm thực hiện công trình thanh niên, với mong muốn góp phần tăng sức cạnh tranh cho đơn vị. Vừa phụ trách phòng kỹ thuật lại vừa là bí thư Đoàn nên anh Hồ Đăng Khoa dễ dàng huy động các bạn trẻ chung tay thực hiện công trình.
Từ kết quả của đề tài thạc sĩ mà khoa nghiên cứu, anh em trong đơn vị đã mở rộng đề tài theo hướng sử dụng phế thải là tro bay, tro trấu, xỉ (lò cao) đưa vào sản xuất. Giá thành của các loại phế thải rẻ hơn nhiều lần so với ximăng nên khi thay thế sẽ tiết kiệm được chi phí cho đơn vị. Ngoài ra việc tái sử dụng tro bay trong công nghệ làm bêtông còn giúp bảo vệ môi trường.
Các bạn trẻ chia nhau từng nhóm để thực hiện nghiên cứu, tìm ra mặt lợi khi đưa vào các chất thay thế từ phế thải vì “Không phải chỉ vì tiết kiệm mà đánh đổi tất cả” - anh Khoa nói. Sau thời gian thử nghiệm nhiều lần, công trình đã chứng minh việc đưa chất thay thế từ tro bay sẽ khử những khoáng kém bền trong quá trình thủy hóa của ximăng, lại tăng thêm lượng khoáng bền hơn cho bêtông. “Mục tiêu cuối cùng của công trình là giảm giá thành sản phẩm nhưng phải tăng tính chất cơ lý, độ bền của bêtông. Và chúng tôi đã tìm ra đáp án” - anh Khoa cho biết.
Thêm tự tin cho đội ngũ trẻ
Ngoài công trình tro bay, những bạn trẻ ở công ty còn mạnh dạn nhận luôn việc cải tiến silo (bồn chứa) phụ gia khoáng. Đó là cách thay đổi phần mềm quản lý trộn trong quá trình sản xuất. “Thường thì khi lắp đặt silo phải thuê bên ngoài nhưng anh em đảm nhận luôn. Từ thành công của công trình tro bay, anh em tự tin hơn khi tiếp tục thực hiện những việc cải tiến khác” - anh Trần Anh Ngọc (phòng kỹ thuật) bộc bạch. Những công trình thanh niên nơi đây đều được ra lò từ phong trào CKT (chất lượng - kiểu dáng - tiết kiệm) và ACT (an toàn - chất lượng - tiết kiệm) của Đoàn thanh niên phát động.
Với khẩu hiệu “Không được thất bại”, đội ngũ trẻ của đơn vị từng ghi dấu ấn với công trình thanh niên gia công, lắp đặt nắp hầm, soạn thảo tài liệu chuyển giao công nghệ cọc D300-D1200 là loại cọc lớn nhất VN lúc bấy giờ (năm 2010). Công trình này còn được Thành đoàn công nhận là công trình thanh niên cấp thành. “Việc thực hiện những công trình thanh niên khẳng định vai trò, bản lĩnh của đội ngũ lao động trẻ chúng tôi” - anh Khoa chia sẻ.
Tweet
Tận dụng phế thải, làm lợi tiền tỉ
Đứng trước tình hình khó khăn về kinh tế, bài toán “làm sao để giảm giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm” được đặt ra với toàn thể nhân viên Công ty cổ phần Bêtông ly tâm Thủ Đức. Khi ấy Đoàn công ty đã quyết tâm thực hiện công trình thanh niên, với mong muốn góp phần tăng sức cạnh tranh cho đơn vị. Vừa phụ trách phòng kỹ thuật lại vừa là bí thư Đoàn nên anh Hồ Đăng Khoa dễ dàng huy động các bạn trẻ chung tay thực hiện công trình.
Từ kết quả của đề tài thạc sĩ mà khoa nghiên cứu, anh em trong đơn vị đã mở rộng đề tài theo hướng sử dụng phế thải là tro bay, tro trấu, xỉ (lò cao) đưa vào sản xuất. Giá thành của các loại phế thải rẻ hơn nhiều lần so với ximăng nên khi thay thế sẽ tiết kiệm được chi phí cho đơn vị. Ngoài ra việc tái sử dụng tro bay trong công nghệ làm bêtông còn giúp bảo vệ môi trường.
Các bạn trẻ chia nhau từng nhóm để thực hiện nghiên cứu, tìm ra mặt lợi khi đưa vào các chất thay thế từ phế thải vì “Không phải chỉ vì tiết kiệm mà đánh đổi tất cả” - anh Khoa nói. Sau thời gian thử nghiệm nhiều lần, công trình đã chứng minh việc đưa chất thay thế từ tro bay sẽ khử những khoáng kém bền trong quá trình thủy hóa của ximăng, lại tăng thêm lượng khoáng bền hơn cho bêtông. “Mục tiêu cuối cùng của công trình là giảm giá thành sản phẩm nhưng phải tăng tính chất cơ lý, độ bền của bêtông. Và chúng tôi đã tìm ra đáp án” - anh Khoa cho biết.
Thêm tự tin cho đội ngũ trẻ
Ngoài công trình tro bay, những bạn trẻ ở công ty còn mạnh dạn nhận luôn việc cải tiến silo (bồn chứa) phụ gia khoáng. Đó là cách thay đổi phần mềm quản lý trộn trong quá trình sản xuất. “Thường thì khi lắp đặt silo phải thuê bên ngoài nhưng anh em đảm nhận luôn. Từ thành công của công trình tro bay, anh em tự tin hơn khi tiếp tục thực hiện những việc cải tiến khác” - anh Trần Anh Ngọc (phòng kỹ thuật) bộc bạch. Những công trình thanh niên nơi đây đều được ra lò từ phong trào CKT (chất lượng - kiểu dáng - tiết kiệm) và ACT (an toàn - chất lượng - tiết kiệm) của Đoàn thanh niên phát động.
Với khẩu hiệu “Không được thất bại”, đội ngũ trẻ của đơn vị từng ghi dấu ấn với công trình thanh niên gia công, lắp đặt nắp hầm, soạn thảo tài liệu chuyển giao công nghệ cọc D300-D1200 là loại cọc lớn nhất VN lúc bấy giờ (năm 2010). Công trình này còn được Thành đoàn công nhận là công trình thanh niên cấp thành. “Việc thực hiện những công trình thanh niên khẳng định vai trò, bản lĩnh của đội ngũ lao động trẻ chúng tôi” - anh Khoa chia sẻ.