Bắc Kạn: Từ xây cầu Thanh niên đến ý tưởng xây cầu hữu nghị Thanh niên

15:03 03/07/2015     1634

3 Phong trào   Web.ĐTN: Ý tưởng xây dựng cầu hữu nghị ở các địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Bắc Kạn với các địa phương của tỉnh bạn đã được đề xuất.
Đây là ý kiến của Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Kạn Đỗ Thị Hiền được trao đổi tại Hội nghị giao ban công tác Đoàn và phong trào TTN trong 6 tháng đầu năm 2015 cụm Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Trung du Bắc Bộ diễn ra tại tỉnh Vĩnh Phúc ngày 27/6 vừa qua.

Những cây cầu Thanh niên

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi giáp với các tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Cao Bằng và là tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế cũng như an ninh quốc phòng. 

Tuy nhiên, Bắc Kạn còn là tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa vùng Đông Bắc nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ đi lại khó khăn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, Bắc Kạn lại có mạng lưới sông ngòi tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. 
g
Khảo sát vị trí xây cầu Thanh niên thay thế cầu cũ. Nguồn ảnh Tỉnh Đoàn Bắc Kạn cung cấp

Theo Bí thư Tỉnh Đoàn  Bắc Kạn Đỗ Thị Hiền cho biết, với tình hình đặc điểm của tỉnh, ngay từ năm 201,1 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Kạn đã vào cuộc thực hiện công trình thanh niên với tên gọi “Cầu thanh niên” ở những vùng sâu, xa, nơi bà con còn gặp nhiều khó khăn.

Để thực hiện công trình, Tỉnh Đoàn đã chỉ cử cán bộ xuống cơ sở phối hợp với huyện Đoàn tiến hành khảo sát những địa bàn khó khăn. Ưu tiên những nơi có từ 20 đến 30 hộ dân đang sinh sống để thực hiện đề án xây cầu cho bà con.

Nếu những cây cầu lớn kinh phí thường được Nhà nước và tỉnh đầu ư, thì những cây cầu nhỏ phục vụ dân sinh ở trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư nhiều, trong khi để xây dựng 1 cây cầu dân sinh nhỏ đòi hỏi nguồn lực từ dân là rất khó. 

Xuất phát từ mục tiêu này, Tỉnh Đoàn Bắc Kạn đã lên kế hoạch thực hiện kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và cam kết sẽ thực hiện đúng mục đích phục vụ người dân.

Đồng chí Đỗ Thị Hiền cho biết, nếu như một công trình dự toán kinh phí vào khoảng 100 đến 150 triệu đồng thì cách làm của Tỉnh Đoàn ở đây chỉ hỗ trợ kinh phí cho địa phương xây dựng cầu chỉ từ 30 đến 50 triệu đồng tức là 100 đến 150 triệu đồng có thể chia ra để xây dựng được 3 cây cầu .

Đồng chí Đỗ Thị Hiền giải thích, để làm được điều này, cách hỗ trợ ở đây được thực hiện bằng cách kinh phí được quy đổi thanh toàn bộ vật liệu chính mà bà con địa phương không thể tự chủ được mà bắt buộc phải đi mua, như: xi măng, sắt thép… Còn đối với những địa bàn có sông suối có thể khai thác cát, sỏi, đá thì được huy động ĐVTN và nhân dân tham gia khai thác tận dụng nguồn vật liệu sẵn có để xây. Đồng thời, khuyến khích bà con nhân dân tự mang những cây gỗ làm cột chống, ván ốp ra để làm sàn đổ bê tông. Chính vì vậy kinh phí xây dựng là rất ít.

g
Cầu Nà Nghè, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm được xây dựng lại mới. Nguồn ảnh Tỉnh Đoàn Bắc Kạn cung cấp

g
Khởi công xây cầu Khuổi Làn - Bó Mòn cho 18 hộ vơi 90 khẩu người Mông của xã Trung Hoà, huyện Ngân Sơn. Trong ảnh, Thanh niên tình nguyện cùng với thanh niên địa phương và nhân dân tham gia làm cầu Thanh niên mới. Nguồn ảnh Tỉnh Đoàn Bắc Kạn cung cấp

Bên cạnh đó, Tỉnh Đoàn còn phối hợp với Sở Giao thông vận tải tỉnh cùng chỉ đạo các huyện tiến hành thiết kế các cây cầu trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng. Theo đó, cầu phải thiết kế đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, do chính các đoàn viên ở các chi đoàn khối kỹ thuật các huyện và cấp tỉnh khảo sát, thiết kế ra, có tiến hành đo đạc thực địa. Xây dựng ở địa bàn nào thì Tỉnh Đoàn giao cho đơn vị đó thiết kế, Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra thẩm định đánh giá chất lượng công trình.

“Do đó chúng tôi đã tiết kiệm được tiền thiết kế giảm tải những chi phí để tập trung cho nguồn lực thực hiện công trình”, đồng chí Đỗ Thị Hiền nói.

Mỗi cây cầu thanh niên được xây dựng có chiều dài từ 7m đến 10m, chiều rộng từ 2,5 đến 3m. Cầu được thiết kế có hai dầm đổ bê tông cốt thép và mố cầu hiện được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu đá sẵn có ở mỗi địa phương. Đối với những địa bàn thường xuyên có mưa lũ thì các mố cầu đều được đổ bê tông cốt thép đảm bảo kiên cố, chắc chắn.

Những cầu thanh niên được xây dựng này chủ yếu phục vụ nhu cầu dân sinh và vận chuyển hàng hóa của bà con nên trọng tải thiết kế của cầu từ 01 tấn đến 1,5 tấn.

Từ cầu Thanh niên đến ý tưởng xây cầu hữu nghị Thanh niên

Từ 2011 đến nay, tuổi trẻ Bắc Kạn đã thực hiện 15 cây cầu thanh niên. Riêng trong năm 2015 thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện các công trình thanh niên và đã có 8 cây cầu thanh niên được xây dựng.

h
Cầu Thanh niên thôn Nà Vằn, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn đã được hoàn thành.  Nguồn ảnh Tỉnh Đoàn Bắc Kạn cung cấp

n
Toàn cảnh cầu Thanh niên thôn Nà Vằn, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn. Nguồn ảnh Tỉnh Đoàn Bắc Kạn cung cấp

Từ mô hình cầu thanh niên, Tỉnh Đoàn nhận thấy nó rất có ý nghĩa với các tỉnh miền núi phía Bắc. Để nhịp cầu hữu nghị trở thành hiện thực, Tỉnh Đoàn Bắc Kạn đề xuất với Đoàn TN các tỉnh trong cụm Đông Bắc Bộ cùng phối hợp xây dựng nhịp cầu hữu nghị thanh niên cụm đông Bắc. 

Hiện Bắc Kạn có rất nhiều đơn vị giáp ranh giữa các xã, các thôn giữa hai tỉnh, trong khi đó bà con nhân dân, thanh thiếu nhi có nhu cầu đi lại rất lớn về giao lưu, học tập của trẻ em. Trên cơ sở đó, ý kiến đề xuất với các tỉnh đã được đồng tình và từ năm 2015 sẽ triển khai nhịp cầu hữu nghị nối liền giữa các thôn, bản ở hai tỉnh có địa bàn giáp ranh. 

“Mong muốn đây sẽ là nhịp cầu hết sức ý nghĩa về giao lưu tình cảm giữa đoàn viên thanh niên và nhân dân trong cụm ngoài mục đích là phục vụ phát triển kinh tế của địa phương”, đồng chí Đỗ Thị Hiền nhấn mạnh.

Theo dự kiến, tỉnh Thái Nguyên có đơn vị giáp ranh với huyện Chợ mới của Bắc Kạn; Tuyên Quang giáp ranh với huyện chợ Đồn; với Cao Bằng có giáp ranh với huyện Pác Nặm và Ngân Sơn; huyện Na Rì giáp danh với đơn vị của tỉnh Lạng Sơn. Như vậy địa bàn là rất lớn, số xã giáp ranh sẽ vào khoảng 20 xã.

“Trên cơ sở đó, Tỉnh Đoàn Bắc Kạn sẽ chỉ đạo công tác rà soát và đơn vị nào có nhu cầu đi lại lớn của bà con thì chúng tôi sẽ triển khai”, đồng chí Hiền khẳng định.

Trước mắt, sẽ chia giai đoạn thực hiện và bước đầu sẽ thực hiện đến hết nhiệm kỳ 2017. Những năm tiếp theo, nếu phù hợp Tỉnh Đoàn Bắc Kạn sẽ tiếp tục đề xuất có sự phối hợp, hợp tác với các Tỉnh Đoàn trong cụm và có chương trình ký kết với các tỉnh trong cụm.

h
 Tỉnh Đoàn Bắc Kạn và địa phương cùng kéo băng khành thành cầu Thanh niên thôn Nà Vằn, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn. Nguồn ảnh Tỉnh Đoàn Bắc Kạn cung cấp

Trước mắt sẽ làm điểm, nếu vận động được nguồn lực khá hơn thì Tỉnh Đoàn Bắc Kạn sẽ đóng góp nhiều hơn hoặc có nguồn lực đến đâu thì làm đến đấy, khi mang lại hiệu quả thì các Tỉnh Đoàn sẽ bàn kỹ hơn về triển khai rộng ra ở nội dung này.

Đồng chí Hiền cho biết thêm, hiện Bắc Kạn đã khảo sát xây cầu hữu nghị Thanh niên ở các địa bàn giáp ranh của hai tỉnh: Cao Bằng và Thái Nguyên. Ở mỗi địa bàn sẽ triển khai xây dựng 01 cây cầu. 

Từ xây cầu Thanh niên đến ý tưởng xây cầu hữu nghị Thanh niên không chỉ ý nghĩa về giao thông đi lại, thuận tiện trong việc học hành mà đây sẽ còn là cơ hội để nhân dân, thanh thiếu niên được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và cùng phát triển kinh tế, tham gia xóa đói giảm nghèo. 

Những cây cầu hữu nghị trong tương lai được xây dựng tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ Bắc Kạn nói riêng, tuổi trẻ Việt Nam nói chung đã và đang tham gia có hiệu quả phong trào xây dựng nông mới ở các địa phương.