Nâng tầm tình nguyện để khẳng định thương hiệu của Đoàn
08:46 23/06/2013 2683
3 Phong trào Web.ĐTN: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 3 – khóa X đã dành thời gian thảo luận nhiều nội dung theo chương trình của Hội nghị đã đề ra trong ngày 22/6/2013.
>> Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ ba - khóa X
Tìm tòi, sáng tạo nhằm cụ thể hóa Nghị quyết vào thực tiễn
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trong dự thảo Báo cáo Sơ kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm 2013 và Báo cáo sơ kết 5 năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhiều ý kiến đã tập trung thảo luận, phân tích và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới.
Tìm tòi, sáng tạo nhằm cụ thể hóa Nghị quyết vào thực tiễn
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trong dự thảo Báo cáo Sơ kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm 2013 và Báo cáo sơ kết 5 năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhiều ý kiến đã tập trung thảo luận, phân tích và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới.
Quang cảnh Hội nghị |
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh cho rằng, hạn chế của công tác của Đoàn 6 tháng qua đó là số đoàn viên, thanh niên học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X mới chỉ ở con số nhất định. Tỷ lệ đoàn viên thanh niên nắm được các vấn đề, thẩm thấu được các nội dung địa phương, đơn vị còn chưa nhiều.
Cũng về ý kiến này, đồng chí Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Thành Đoàn Hà Nội trao đổi thêm, các cấp bộ Đoàn còn lúng túng trong chọn hướng đi để sinh hoạt chi Đoàn, việc triển khai các nội dung của Nghị quyết tại cơ sở còn có hạn chế trong việc tìm tòi, sáng tạo nhằm cụ thể hóa của Nghị quyết vào thực tiễn.
Tham gia ý kiến về công tác cán bộ, đồng chí Hoàng Bá Nam – Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ninh cho rằng, công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ đã được tỉnh Quảng Ninh tăng cường tập trung sâu với kết quả 12 cán bộ được tăng cường đi cơ sở và khi đánh giá về Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X, đồng chí Nam đã khẳng định đã có sự chuyển biến về công tác cán bộ thông qua sự chăm lo đối với tổ chức Đoàn, hỗ trợ nguồn lực rất nhiều; hệ thống của Đoàn có sự chuyển biến, tốc độ luân chuyển cán bộ nhanh nhưng bên cạnh đó tổ chức Đoàn cần quan tâm để có sự kế cận cán bộ.
Các đại biểu Hội nghị |
Đ/c Nguyễn Thị Ngà – Bí thư Thành Đoàn Hà Nội trao đổi với Hội nghị |
Chủ đề năm 2014 là “Năm tình nguyện”
Hội nghị đã cho ý kiến vào định hướng Công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2014 với chủ đề: “Năm tình nguyện” với 5 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nội dung của chỉ tiêu cơ bản; 19 nội dung và biện pháp cơ bản.
Nhiều ý kiến đã trao đổi cần quan tâm về công tác đào tạo cán bộ, công tác giáo dục của Đoàn đến thanh niên nhiều hơn; nhằm đáp ứng nhu cầu, sân chơi của thanh niên có sự lồng ghép giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống; cần tổ chức các hoạt động gặp mặt, tôn vinh các gương thanh niên tình nguyện tiêu biểu; có sự định hướng cho thanh niên dân tộc theo đạo và phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong bảo vệ an ninh quốc phòng toàn dân.
Về chỉ tiêu của 2014, cũng có ý kiến cho rằng cần tạo cơ chế sáng tạo trẻ, cơ chế kinh phí ứng dụng sáng tạo trẻ vào thực tiễn.
Nâng tầm tình nguyện để khẳng định thương hiệu của Đoàn
Ở nội dung góp ý vào dự thảo Nghị quyết nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động tình nguyện, hội nghị cho rằng, trong giai đoạn 2013 – 2017, tình nguyện vẫn là nhu cầu rất lớn của thanh niên và xã hội. Đối tượng tham gia các hoạt động tình nguyện đa dạng, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia tổ chức các hoạt động tình nguyện.
Đ/c Lê Quốc Phong – Bí thư Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh |
Với nhiều năm tổ chức hiệu quả hoạt động tình nguyện, theo đồng chí Lê Quốc Phong – Bí thư Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh trao đổi, về phương thức, đối tượng, loại hình tình nguyện đã phủ được đến các đối tượng thanh niên và thực tế cho thấy nhu cầu tham gia tình nguyện là rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy do không đáp ứng được hết nhu cầu tình nguyện nên đã xuất hiện các tổ chức tình nguyện tự phát như hiện nay. Bên cạnh đó, tình nguyện dài hạn, dấu ấn công trình tình nguyện cũng chưa cao và sự kết nối tình nguyện giữa đơn vị cần tình nguyện và có đối tượng tham gia tình nguyện chưa được phát huy cao.
Cần đa dạng nội dung tình nguyện để mọi đối tượng tham gia. Thực tế ở một số trường học khi tham gia tình nguyện chỉ có một số thanh niên tiêu biểu được tham gia, do đó đồng chí Nguyễn Xuân Hùng – Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh đề xuất cần làm sao tình nguyện có sự tham gia của nhiều người, mọi lứa tuổi, có sự quan tâm của cấp, ủy chính quyền với hoạt động tình nguyện của Đoàn.
Đ/c Nguyễn Xuân Hùng – Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh |
Theo ý kiến đồng chí Hùng, Đoàn cần thống nhất một hình thức chung về tình nguyện, tránh tình trạng tình nguyện tự phát, mặc dù các đội, nhóm này tình nguyện đều hưởng ứng các các chương trình do Đoàn, Hội triển khai.
Tình nguyện được xã hội hóa rất mạnh – đồng chí Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, tính chất của tình nguyện đã có sự thay đổi, do đó Đoàn phải chắp cánh cho các hoạt động tình nguyện và cần có nhiều giải pháp tạo điều kiện cho phong trào tình nguyện đi lên.
Quan điểm tình nguyện là bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tuy nhiên cũng có quan điểm phải xã hội hóa tình nguyện theo xu hướng vận động xã hội hay đa dạng hóa tình nguyện mà không theo quan điểm có bao nhiêu hình thức tình nguyện sẽ có từng ấy chiến dịch tình nguyện. Do đó, hoạt động tình nguyện tại chỗ chính là đa dạng hóa loại hình tình nguyện – đồng chí Nguyễn Đắc Vinh phân tích thêm.
Đoàn có lợi thế so với các đoàn thể khác chính là hoạt động tình nguyện hay còn gọi là thương hiệu của Đoàn. Vấn đề nêu lên tại Hội nghị của đồng chí Nguyễn Thị Ngà – Bí thư Thành Đoàn Hà Nội trao đổi với Hội nghị, mục tiêu tình nguyện giai đoạn tới không chỉ dừng ở thanh niên mà thanh niên đóng vai trò nòng cốt kêu gọi các cấp, các ngành, các giới tham gia tình nguyện và qua đó đầu tư chính sách, ghi nhận sản phẩm tình nguyện của thanh niên và chứng nhận cho người tình nguyện và nên xác định khâu đột phá trong hoạt động tình nguyện.
Đ/c Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn phát biểu kết luận Hội nghị |
Phát biểu kết luận các nội dung của Hội nghị trong ngày làm việc thứ nhất (ngày 22/6/2013), đồng chí Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, cần nghiên cứu những nội dung tốt, có giá trị tiếp tục triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2013. Đối với dự thảo báo cáo 6 tháng đầu năm 2013, các ý kiến về nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn, nội dung sinh hoạt Đoàn, về vấn đề này, đồng chí Vinh trao đổi, để thay đổi cần cân nhắc thật kỹ và đến lúc phải chuyển trọng tâm sang đoàn viên, cán bộ Đoàn không phải xắn tay vào làm mà cần gợi mở định hướng, có cơ chế để ủng hộ cho thanh niên tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, “chọn những thanh niên có năng khiếu, khả năng để làm hạt nhân của phong trào để thu hút thanh niên” – đồng chí Vinh đề nghị lưu ý. Về công trình thanh niên, ý kiến của đồng chí Nguyễn Đắc Vinh nêu, công trình thanh niên là sự thể hiện tính cụ thể của hoạt động Đoàn, là nơi tạo sản phẩm cụ thể cho xã hội. Tuy nhiên cần có cách đánh giá để tránh bệnh thành tích, mặc dù hàng năm Đoàn đã có tiêu chí đánh giá công trình thanh niên, nhưng cần xem lại cách làm không nên chỉ trên giấy mà cần phải có sự thẩm định, đánh giá khách quan. “Muốn đánh giá công trình phải hướng đến sản phẩm đưa ra phải đúng, trung thực, có thật, mới có sự cạnh tranh, có sự phấn đấu và trở thành phong trào trong thanh niên” - đồng chí Vinh khẳng định. Về nội dung góp ý kiến vào định hướng Công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2014, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh có ý kiến, cần bám sát Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X theo các nội dung, nhóm vấn đề đã nêu ra để xây dựng thành chương trình công tác mang tính định hướng và những định hướng này sẽ giúp các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề của năm 2014. Về dự thảo Nghị quyết nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động tình nguyện, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh ý kiến việc xây dựng Nghị quyết phải được xuất phát từ bản chất của phong trào tình nguyện là để rèn luyện thanh niên và đây là vấn đề rất lớn. Bên cạnh đó, hoạt động tình nguyện cần bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, theo yêu cầu của xã hội; hình thức luôn đa dạng, có sự nâng cao chất lượng hiệu quả, có hình thức phù hợp để thu hút nhiều đối tượng tham gia; đồng thời hoạt động tình nguyện phải được xã hội hóa mạnh mẽ. Giải pháp cần hướng tới đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả, trong đó cần nâng cao nhận thức về tình nguyện; lĩnh vực tham gia tình nguyện; đổi mới phương thức tình nguyện nhằm tạo cơ chế và làm sao nâng cao được vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; có chính sách tình nguyện, như: ghi nhận, khen thưởng, chính sách với thanh niên tình nguyện bị thương hoặc bị chết … |