Tập trung cho Bí thư đoàn khu phố ấp phải là giải pháp đột phá, phải là giải pháp mang tính trọng điểm

04:29 17/12/2018     3435

Xây dựng Đoàn   Web.ĐTN: Chiều ngày 17/12, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ sáu - khóa XI đã tiếp tục làm việc và cho ý kiến vào dự thảo Kết luận về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn trên địa bàn dân cư. Đồng chí Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam đã chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ sáu, chiều ngày 17/12

 

Góp ý vào dự thảo Kết luận này, Bí thư Thành Đoàn Cần Thơ Đào Chí Nghĩa cho biết, cơ bản thống nhất với năm giải pháp đã nêu trong dự thảo. Tuy nhiên, đồng chí Nghĩa cho rằng, cần quan tâm việc nắm bắt số lượng được cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên. Nếu cập nhật được số lượng này chỉ có Bí thư chi đoàn, nếu cấp xã trở lên nắm bắt số lượng sẽ có số lượng khác hơn.

“Có những đơn vị đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn chưa bền vững, nhiều khi theo ý kiến của cấp ủy của cơ sở nên có nhiều đồng chí cán bộ Đoàn chưa tâm huyết, chưa đủ năng lực những vẫn được phụ trách công tác thanh niên”, đồng chí Nghĩa băn khoăn trao đổi.

Theo đồng chí Nghĩa, chế độ cho cán bộ Đoàn cơ sở rất thấp, chủ yếu động viên là chính; bên cạnh đó, sinh hoạt ở chi đoàn nếu là miền núi đã khó khăn  thì đồng  bằng cũng có đơn vị gặp khó khăn, nhất là ở địa bàn dân cư còn có tính đặc thù không thể sinh hoạt 1 tháng/1 lần theo Điều lệ.

Trao đổi về quy mô của chi đoàn, đồng chí Nghĩa cho rằng, với những chi đoàn dưới 3 đoàn viên thì giải thể, đề xuất các chi đoàn từ 3-9 đoàn viên tùy điều kiện có thể sinh hoạt ghép nếu chi Đoàn dưới 3 đồng chí không còn sức hút với đoàn viên. Ở nông thôn do đoàn viên đi làm ăn xa ít đoàn viên khi gom lại sinh hoạt có thể sẽ mang lại hiệu quả.

Vấn đề đoàn viên đi làm ăn xa cần thống nhất để cơ sở sở không còn lúng túng. Nêu thực tiễn ở Cần Thơ, đồng chí Nghĩa cho biết, sinh viên về tham gia sinh hoạt tại địa dân cư rất nhiều, đây là những nhân tố tích cực trong hoạt động Đoàn. Đối với đoàn viên đang sinh hoạt theo Điều lệ của Đoàn thì tiếp tục tham gia sinh hoạt, còn nếu chi Đoàn có tính đặc thù thì Đoàn cấp trên có xác nhận là đặc thù để có thể sinh hoạt 2 tháng /01 lần”, đồng chí Nghĩa bày tỏ mong muốn.

Đề xuất về bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn, đồng chí Đào Chí Nghĩa  đề xuất cán bộ Đoàn cần được tập huấn theo khung tài liệu, sổ tay cẩm nang Bí thư chi đoàn. Tuy nhiên đối với những cán bộ Đoàn không được tập huấn, khi tự nghiên cứu tài liệu vẫn có thể cảm nhận được 50 - 60% và có thể tổ chức triển khai thực hiện, nhưng trên thực tế cơ sở vẫn còn loay hoay về nội dung này.

Nêu kinh  nghiệm với hội nghị về cách thức để nắm bắt được cán bộ Đoàn, Bí thư Đoàn ở địa bàn dân cư, về vấn đề này, đồng chí Đào Chí Nghĩa đã giới thiệu cách làm được Cần Thơ đã thực hiện đã cập nhật tiếp cận qua mạng xã hội Facebook, messerger, đến nay đã tiếp cận được hơn 21.000 bạn cán bộ, đoàn viên thanh niên trong toàn thành phố.

 

Bí thư Thành Đoàn TP.HCM Phạm Hồng Sơn va Bí thư Thành Đoàn Cần Thơ Đào Chí Nghĩa tham gia ý kiến góp ý vào dự thảo kết luận về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn trên địa bàn dân cư

 

Đồng tình với một số ý kiến của Bí thư Thành Đoàn Cần Thơ nêu, Bí thư Tỉnh Đoàn Tuyên Quang Nguyễn Thi Thanh Huyền đã giới thiệu thêm  một số giải pháp đang được Tỉnh Đoàn thực hiện trong thời gian qua, như: rà soát các chi đoàn để nắm được chi đoàn dưới 3 đoàn viên để giải thể và tổ chức sinh hoạt ghép.

Theo đồng chí Thanh Huyền, đối với những chi đoàn nếu chọn được Bí thư chi Đoàn làm kinh tế sẽ phát huy được hiệu quả rất tốt. Đồng chí cán bộ Đoàn này có thể quy tụ được nhiều đoàn viên, thanh niên, có sự đa dạng về hình thức, nội dung phong phú hơn, có các giải pháp hướng đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, tiếp cận cơ chế chính sách, tham gia hoạt động TDTT...

Bên canh đó, đồng chí Thanh Huyền cũng nêu thực tiễn cách làm đang được triển khai, đó là Tỉnh Đoàn đã đề xuất BTV Tỉnh ủy được lấy nguồn kinh phí hoạt động thông qua Sở Giao giao thông hiện quản lý các công trình vừa và nhỏ  để giao cho Đoàn Thanh niên đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, nên có chi Đoàn có số quỹ rất lớn. “Nếu thống nhất cách làm để giao cho Đoàn thanh niên đảm nhận để tổ chức được thì sẽ rất tốt”, đồng chí Thanh Huyền mong muốn.

Góp ý vào dự thảo Kết luận, Bí thư Tỉnh Đoàn Đắk Lắk Y Nhuân Byă cho biết, tại địa phương, trong năm qua các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức rất nhiều họat động quy mô lớn, để hướng về cơ sở đã góp phần nâng cao chất lượng, đặc biệt có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chi Đoàn trên địa bàn dân cư.

“Năm 2018, tỉnh Đắk Lắk đã có mô hình luân phiên sinh hoạt chi đoàn trong cụm, thông qua cách làm này sẽ có sự chuẩn bị sinh hoạt chu đáo, kỹ hơn, vừa khắc phục ít đoàn viên nhưng vẫn đảm bảo sinh hoạt”. Đồng chí Y Nhuân Byă đề xuất nên áp dụng cách thức này.

Tập trung cho Bí thư đoàn khu phố ấp phải là giải pháp đột phá

 Phát biểu về kết luận ở nội dung này, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong cho rằng, nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp, của đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách với nội dung nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn trên địa bàn dân cư các cấp cần phải được nâng lên, phải được chú ý, từ đó phải tìm tòi giải pháp. Đồng thời, cơ chế không nằm trong Đoàn xã, phường, thị trấn quyết định mà đòi hỏi cấp tỉnh cần tham mưu chế độ cụ thể để giải quyết.

 

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong phát biểu ở nội dung dự thảo kết luận về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn trên địa bàn dân cư

 

Theo đồng chí Lê Quốc Phong cần suy nghĩ ở mấy điểm, con người có yếu tố quyết định, đặc biệt là đồng chí Bí thư chi Đoàn quyết định chất lượng của chi đoàn, nhất là chi đoàn khu phố.

“Qua Liên hoan hay hội thi Bí thư chi Đoàn giỏi cho thấy,  đồng chí Bí thư chi Đoàn nào năng động, hiệu quả thì kinh phí không phải là vấn đề. Vấn đề là bằng nội dung, bằng phương thức, bằng sự hấp dẫn của đồng chí thủ lĩnh thì từ diện mạo hình ảnh, vai trò của Đoàn sẽ khác. Còn ở đâu Bí thư chi Đoàn rụt rè, nhút nhát, không tâm huyết, không quyết liệt với phong trào thì rõ ràng ở đó Đoàn không có sức sống và hình ảnh ở tổ chức Đoàn đó mờ nhạt”, đồng chí Lê Quốc Phong khẳng định.

Theo đồng chí Lê Quốc Phong, tập trung cho Bí thư đoàn khu phố ấp phải là giải pháp đột phá, phải là giải pháp mang tính trọng điểm. Để chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn phải được nâng lên, phải tìm được đúng người,  iao đúng việc, phải đủ uy tín để hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, lựa chọn gợi mở để ra nhiều nguồn để lựa chọn cán bộ Đoàn, có thể bộ đội xuất ngũ. Nếu chi đoàn yếu không tìm được Bí thư chi Đoàn có thể là đoàn viên của chi Đoàn văn phòng Ủy ban về làm Bí thư chi đoàn khu dân cư nhằm củng cố và tổ chức hoạt động tại đây. Đây là phương thức và cần có sự đa dạng hơn  cũng như có nhiều phương thức để lựa chọn cách làm.

Với đội ngũ cán bộ Đoàn nếu chỉ chú ý chế độ, về điều kiện thì sẽ không giải quyết được gốc của vấn đề. Bởi vì với điều kiện xu thế hiện nay e có thể càng ngày sẽ càng giảm, không có xu thế để tăng lên trong điều kiện này. Do đó, phải lựa chọn làm sao để xem đầu ra của Bí thư chi Đoàn một cách rất nhẹ nhàng mà không đặt nặng về đầu ra của Bí thư chi Đoàn phải đặt chỗ này hay chỗ kia.

Để giúp cho các đồng chí Bí thư chi Đoàn, đồng chí Lê Quốc Phong  yêu cầu cần giúp về tập huấn, trang bị kỹ năng tài liệu, kỹ năng nghiệp vụ, cho nên cần dồn sức nhiều hơn cho đối tượng này.  

“Không thể đòi hỏi cán bộ Đoàn tay không bắt giặc mà không thể bằng cơ chế về tài chính để ổn định nguồn lực để chi cho đời sống. Nhưng có cơ chế hỗ trợ, bằng nguồn lực kỹ năng nghiệp vụ thi tin tưởng rằng, với phong trào và cơ chế ấy mới có thể giải quyết được. Còn chỗ nào hỗ trợ tốt về đời sống cán bộ Đoàn thì rất tốt và tiếp tục giao cho các tỉnh, thành Đoàn tiếp tục tham mưu về cơ chế chinh sách nhưng không coi đó là yếu tố quyết định để duy trì và lựa chọn chất lượng hoạt động của thũ lĩnh Đoàn”, đồng chí Lê Quốc Phong nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, “gặp gỡ đối thoại giữa Bí thư chi Đoàn với cấp ủy và Đoàn cấp trên cần được tăng cường hơn nữa. Với mô hình tổ chức chi Đoàn cũng cần quyết liệt, nếu duy trì với số lượt dưới 3 đoàn viên thì hoạt động chỉ mang tính hình thức, hoạt động sẽ yếu, do đó sự linh hoạt trong sinh hoạt chi Đoàn liên kết cần phải được phát huy”, đồng hí Lê Quốc Phong đề nghị lưu ý.

* Cũng tại Hội nghị, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã tham gia góp ý vào Sửa đổi, bổ sung Chỉ thị số 01 - CT/TWĐTN ngày 17/5/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa X về việc “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn” ; Khung Bộ tiêu chí công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, giai đoạn 2019 - 2022; Bộ tiêu chí đánh giá công tác DDoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh năm 2019.

 

Đông Hà