Người viết văn trẻ và trách nhiệm thắp lửa
10:03 17/09/2011 2864
Xây dựng Đoàn Người viết trẻ cần chuẩn bị như thế nào để sớm làm chủ nền văn học tương lai, có đóng góp vào sự phát triển của nền văn học nước nhà? Xã hội cần có trách nhiệm gì để giúp đỡ các tài năng trẻ phát triển, có tác phẩm thực sự đi vào cuộc sống? Đó là một câu hỏi khó cần được giải, để "văn trẻ" sớm "già", đạt độ chín với những tác phẩm đỉnh cao.
Các đại biểu tham gia Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ VIII (ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam) |
Làm tốt vai trò thắp lửa...
Nhìn ra thế giới, chúng ta có thể thấy các tài năng văn học trẻ được xuất bản sách từ rất sớm, như: Christopher Bill, người Thuỵ Sỹ đã hoàn thành bộ tiểu thuyết đầu tay “Du lịch trong mùa này và mùa trước” khi mới có 6 tuổi. Ở Trung Quốc có khá nhiều nhà văn thành danh ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng và hàng chục người khác chưa quá 18 tuổi. Khi nhìn vào các nhà viết văn trẻ thế giới, ta có thể thấy tài năng của họ được phát triển cùng với sự hỗ trợ của xã hội, để tài năng được phục vụ cuộc sống.
Ở trong nước, các hoạt động, sự kiện liên quan đến văn chương trẻ do Ban nhà văn trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã góp phần thắp lửa nhiệt huyết cho các cây bút trẻ. Qua những lần tổ chức sân thơ trẻ vào Ngày thơ Việt Nam với những chủ đề khác nhau, đã gây được chú ý và tạo được một bước tiến nhất định cho văn học trẻ. Một số buổi tọa đàm được tổ chức nhằm giới thiệu tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ trẻ đã gây được sự chú ý và góp phần vào việc giới thiệu các họ đến với công chúng.
Bên cạnh đó, Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã ghi nhận các cây bút trẻ bằng việc xét kết nạp một số nhà văn, nhà thơ vào Hội. Qua những cuộc thi viết, vận động sáng tác của Hội phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đã có thêm nhiều tác giả trẻ tham dự, giành được giải cao, được ghi nhận, tôn vinh. Trong những năm qua, báo Văn nghệ trẻ của Hội cũng đã giới thiệu được nhiều hơn, phong phú hơn các sáng tác trẻ, gương mặt trẻ đến với công chúng. Những hoạt động này thêm tiếng nói khẳng định một số đóng góp hoặc sự xuất hiện của các tác giả trẻ trong dòng chảy văn chương mới. Gần đây còn có sự xuất hiện nhiều các giải văn chương do một số công ty sách chủ trì, hay một số nhà xuất bản đứng ra tổ chức với đối tượng tham dự và đạt giải đa số là những cây bút trẻ. Trong khi việc xét giải, trao thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam… chỉ có thể dành cho một số lượng tác giả, tác phẩm nhất định, và việc giới thiệu sách cho các nhà văn trẻ từ phía Hội Nhà văn cũng như các tổ chức còn ít được quan tâm, thì có thể thấy đây là những nỗ lực tuy nhỏ nhưng rất đáng khích lệ cho văn trẻ.
Dù có nhiều nỗ lực, vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận, việc hỗ trợ các cây bút trẻ để có tác phẩm thực sự chưa được tốt. Nhìn vào danh sách các đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ 8, dễ dàng nhận thấy có nhiều cái tên khá xa lạ với công chúng. Gương mặt trẻ nhất là Phạm Nguyễn Ca Dao, sinh năm 1994, hai lần đoạt giải nhất trại sáng tác văn học thiếu nhi Đà Nẵng nhưng chưa in tập riêng, hoặc Y Việt Sa, sinh năm 1990 ở Kon Tum cũng mới có thơ đăng báo. Miên Di (Lê Xuân Hòa) là một cây bút viết thơ, truyện ngắn và phê bình từng đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ Trẻ…cũng chưa bao giờ ra sách. Sự ra đời của tác phẩm văn học mới có nhiều ảnh hưởng đối với bạn đọc, một sáng tác hay sẽ góp phần mang tới sẽ góp phần làm nên nền văn học Việt Nam có thêm sự đa dạng về đề tài, phong phú về bút pháp. Những sự hỗ trợ để tác phẩm của các cây bút trẻ có thể đến với độc giả, chính là việc đầu tư phát triển của nền văn học nói chung.
...và trách nhiệm của những ngọn lửa
Theo đánh giá, tình hình văn học trẻ những năm qua tương đối trầm lắng. Một số cây bút được dư luận chú ý, nhưng chưa được các học giả, các nhà phê bình, các nhà văn đi trước và cả công chúng nhìn nhận. Một số khác lại gây chú ý bằng những " chiêu thức" sử dụng lối viết, lối tư duy xa với cách tư duy truyền thống; chạy theo phương cách quảng bá, PR bản thân với những tác phẩm chưa chín muồi; đặt tên tác phẩm theo lối câu khách, viết về sex một cách thô thiển, phơi bày sự thiếu và yếu về văn hóa đạo đức; nổi tiếng vì những phát ngôn gây sốc hơn là nổi tiếng về tác phẩm... Cũng có không ít nhà văn trẻ viết văn chỉ để phục vụ thị hiếu của một phần độc giả, không nghĩ tới giá trị đích thực của văn chương. Cũng có nhiều tác giả trẻ coi văn chương chỉ là cuộc dạo chơi, không coi văn chương là " nghiệp", do vậy không thực sự chú tâm, đầu tư vào nó.
Cuộc sống đang cuồn cuộn chảy và ngồn ngộn tư liệu sống. Đất nước và đời sống văn học cũng đang chào đón, có những hình thức giúp các cây bút trẻ thai nghén và cho ra đời những tác phẩm cháy bỏng tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu tổ quốc. Vấn đề còn lại của các nhà văn trẻ là luôn biết tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết như thế nào?... Câu trả lời của các nhà văn, không gì hay hơn, chính xác hơn qua những tác phẩm.
Để trả lời những câu hỏi đó, các cây bút trẻ cũng cần quan tâm tới các đề tài lịch sử, đất nước, chiến tranh cách mạng, cuộc sống xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay, mối tình với quê hương, đất nước... Trách nhiệm của ngòi bút trẻ là phải bằng đặc sắc rất riêng của mình, chuyển tải tới người đọc tình yêu ấy, gắn kết tình yêu ấy với nhau, bền chặt.
Năm năm một lần, hội nghị viết văn trẻ được tổ chức, được xem như là nơi ghi nhận những băn khoăn, trăn trở, bàn cách phát huy tài năng trẻ; là dịp rà soát, chuẩn bị đội hình, lực lượng, tài năng cho văn học cho văn học nước nhà trong những giai đoạn mới. Đây cũng được coi như một lần thắp lửa cho nhiệt huyết của các cây viết trẻ.
Tuy nhiên, có phải, mỗi nhà văn trẻ, bằng tài năng thiên phú, bằng trách nhiệm công dân, bằng bầu nhiệt huyết, khi tự thắp lên ngọn lửa của chính mình, thì ngọn lửa ấy mới có sức lan tỏa, tới tận trái tim người đọc?
Tweet
Nhìn ra thế giới, chúng ta có thể thấy các tài năng văn học trẻ được xuất bản sách từ rất sớm, như: Christopher Bill, người Thuỵ Sỹ đã hoàn thành bộ tiểu thuyết đầu tay “Du lịch trong mùa này và mùa trước” khi mới có 6 tuổi. Ở Trung Quốc có khá nhiều nhà văn thành danh ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng và hàng chục người khác chưa quá 18 tuổi. Khi nhìn vào các nhà viết văn trẻ thế giới, ta có thể thấy tài năng của họ được phát triển cùng với sự hỗ trợ của xã hội, để tài năng được phục vụ cuộc sống.
Ở trong nước, các hoạt động, sự kiện liên quan đến văn chương trẻ do Ban nhà văn trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã góp phần thắp lửa nhiệt huyết cho các cây bút trẻ. Qua những lần tổ chức sân thơ trẻ vào Ngày thơ Việt Nam với những chủ đề khác nhau, đã gây được chú ý và tạo được một bước tiến nhất định cho văn học trẻ. Một số buổi tọa đàm được tổ chức nhằm giới thiệu tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ trẻ đã gây được sự chú ý và góp phần vào việc giới thiệu các họ đến với công chúng.
Bên cạnh đó, Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã ghi nhận các cây bút trẻ bằng việc xét kết nạp một số nhà văn, nhà thơ vào Hội. Qua những cuộc thi viết, vận động sáng tác của Hội phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đã có thêm nhiều tác giả trẻ tham dự, giành được giải cao, được ghi nhận, tôn vinh. Trong những năm qua, báo Văn nghệ trẻ của Hội cũng đã giới thiệu được nhiều hơn, phong phú hơn các sáng tác trẻ, gương mặt trẻ đến với công chúng. Những hoạt động này thêm tiếng nói khẳng định một số đóng góp hoặc sự xuất hiện của các tác giả trẻ trong dòng chảy văn chương mới. Gần đây còn có sự xuất hiện nhiều các giải văn chương do một số công ty sách chủ trì, hay một số nhà xuất bản đứng ra tổ chức với đối tượng tham dự và đạt giải đa số là những cây bút trẻ. Trong khi việc xét giải, trao thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam… chỉ có thể dành cho một số lượng tác giả, tác phẩm nhất định, và việc giới thiệu sách cho các nhà văn trẻ từ phía Hội Nhà văn cũng như các tổ chức còn ít được quan tâm, thì có thể thấy đây là những nỗ lực tuy nhỏ nhưng rất đáng khích lệ cho văn trẻ.
Dù có nhiều nỗ lực, vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận, việc hỗ trợ các cây bút trẻ để có tác phẩm thực sự chưa được tốt. Nhìn vào danh sách các đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ 8, dễ dàng nhận thấy có nhiều cái tên khá xa lạ với công chúng. Gương mặt trẻ nhất là Phạm Nguyễn Ca Dao, sinh năm 1994, hai lần đoạt giải nhất trại sáng tác văn học thiếu nhi Đà Nẵng nhưng chưa in tập riêng, hoặc Y Việt Sa, sinh năm 1990 ở Kon Tum cũng mới có thơ đăng báo. Miên Di (Lê Xuân Hòa) là một cây bút viết thơ, truyện ngắn và phê bình từng đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ Trẻ…cũng chưa bao giờ ra sách. Sự ra đời của tác phẩm văn học mới có nhiều ảnh hưởng đối với bạn đọc, một sáng tác hay sẽ góp phần mang tới sẽ góp phần làm nên nền văn học Việt Nam có thêm sự đa dạng về đề tài, phong phú về bút pháp. Những sự hỗ trợ để tác phẩm của các cây bút trẻ có thể đến với độc giả, chính là việc đầu tư phát triển của nền văn học nói chung.
...và trách nhiệm của những ngọn lửa
Theo đánh giá, tình hình văn học trẻ những năm qua tương đối trầm lắng. Một số cây bút được dư luận chú ý, nhưng chưa được các học giả, các nhà phê bình, các nhà văn đi trước và cả công chúng nhìn nhận. Một số khác lại gây chú ý bằng những " chiêu thức" sử dụng lối viết, lối tư duy xa với cách tư duy truyền thống; chạy theo phương cách quảng bá, PR bản thân với những tác phẩm chưa chín muồi; đặt tên tác phẩm theo lối câu khách, viết về sex một cách thô thiển, phơi bày sự thiếu và yếu về văn hóa đạo đức; nổi tiếng vì những phát ngôn gây sốc hơn là nổi tiếng về tác phẩm... Cũng có không ít nhà văn trẻ viết văn chỉ để phục vụ thị hiếu của một phần độc giả, không nghĩ tới giá trị đích thực của văn chương. Cũng có nhiều tác giả trẻ coi văn chương chỉ là cuộc dạo chơi, không coi văn chương là " nghiệp", do vậy không thực sự chú tâm, đầu tư vào nó.
Cuộc sống đang cuồn cuộn chảy và ngồn ngộn tư liệu sống. Đất nước và đời sống văn học cũng đang chào đón, có những hình thức giúp các cây bút trẻ thai nghén và cho ra đời những tác phẩm cháy bỏng tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu tổ quốc. Vấn đề còn lại của các nhà văn trẻ là luôn biết tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết như thế nào?... Câu trả lời của các nhà văn, không gì hay hơn, chính xác hơn qua những tác phẩm.
Để trả lời những câu hỏi đó, các cây bút trẻ cũng cần quan tâm tới các đề tài lịch sử, đất nước, chiến tranh cách mạng, cuộc sống xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay, mối tình với quê hương, đất nước... Trách nhiệm của ngòi bút trẻ là phải bằng đặc sắc rất riêng của mình, chuyển tải tới người đọc tình yêu ấy, gắn kết tình yêu ấy với nhau, bền chặt.
Năm năm một lần, hội nghị viết văn trẻ được tổ chức, được xem như là nơi ghi nhận những băn khoăn, trăn trở, bàn cách phát huy tài năng trẻ; là dịp rà soát, chuẩn bị đội hình, lực lượng, tài năng cho văn học cho văn học nước nhà trong những giai đoạn mới. Đây cũng được coi như một lần thắp lửa cho nhiệt huyết của các cây viết trẻ.
Tuy nhiên, có phải, mỗi nhà văn trẻ, bằng tài năng thiên phú, bằng trách nhiệm công dân, bằng bầu nhiệt huyết, khi tự thắp lên ngọn lửa của chính mình, thì ngọn lửa ấy mới có sức lan tỏa, tới tận trái tim người đọc?