Ðưa cán bộ trẻ về phường, xã ở thành phố Ðà Nẵng
07:55 03/11/2011 3032
Xây dựng Đoàn Chương trình, đề án đưa cán bộ trẻ về tăng cường cho hệ thống chính trị phường, xã vốn không phải chuyện mới. Song, với mục đích tương tự, nhưng nội dung khác biệt, Ðề án 89 của Ðà Nẵng đã đạt được một số kết quả nổi bật. Tuy vậy, thực tiễn đang đặt ra không ít vấn đề cần tập trung giải quyết...
Giao ban với cán bộ trẻ ở phường Thuận Phước (Ðà Nẵng). |
Cơ chế mới
Trở thành thành phố loại I trực thuộc T.Ư, Ðà Nẵng rất thiếu cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn... Trước thực trạng ấy, Thành ủy Ðà Nẵng đã xây dựng Chiến lược về cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH, có tầm nhìn đến năm 2020. Một số đề án đã được xây dựng, trong đó, nổi lên có hai đề án: "Ðào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở ở nước ngoài" và "Ðào tạo bậc đại học chính quy trong, ngoài nước từ học sinh khá, giỏi vừa tốt nghiệp THPT của Ðà Nẵng". Kế thừa và rút kinh nghiệm từ các đề án này, Ban Thường vụ Thành ủy Ðà Nẵng đã ban hành Kết luận số 89 - TB/TU (ngày 12-6-2008), mở lớp "tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Ðảng ủy và Chủ tịch UBND phường, xã trên địa bàn Ðà Nẵng" (gọi tắt là Ðề án 89). Theo đồng chí Bùi Văn Tiếng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Ðà Nẵng, thì mục đích của Ðề án là tạo nguồn, bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực cho cấp cơ sở; nâng cao hơn tính chuyên nghiệp của hệ thống công tại các địa bàn đang hằng ngày xử lý trực tiếp công việc với công dân. "Ðầu vào" là sinh viên chính quy đã tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá tại các trường đại học công lập; hoặc do phường, xã cử đi thi, nhưng phải bảo đảm các tiêu chí đầu vào. Tất cả đều phải dưới 35 tuổi. Trường Chính trị Ðà Nẵng tổ chức lớp, nhưng nội dung giảng dạy, việc mời các giảng viên do Ban Tổ chức Thành ủy quyết định. Thời gian đào tạo 12 tháng. Không phân biệt người địa phương khác tới dự thi, nhưng ưu tiên người có hộ khẩu tại Ðà Nẵng. Ðầu ra quy định rõ, trong 10 học viên tốt nghiệp xuất sắc nhất, lần lượt ưu tiên từ trên xuống được chọn địa bàn công tác. Phần lớn học viên chưa là đảng viên, nếu phấn đấu tốt trong quá trình học, được kết nạp Ðảng ngay tại lớp. Các học viên xuất sắc, giỏi, khá được chỉ định bổ sung trực tiếp vào Thường vụ Ðảng ủy xã, phường; nhiều trường hợp được bổ nhiệm ngay làm Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND, HÐND... phường, xã. Nhưng, thách thức cho quá trình rèn luyện thực tiễn ấy là trong 5 năm đầu nhận nhiệm vụ không được điều lên quận, huyện và đến nhiệm kỳ tiếp theo đều phải tự ứng cử trước Ðảng bộ, chính quyền, nhân dân trên địa bàn. Sau hai năm triển khai, đến nay, Ðề án đã mở được hai lớp, chuẩn bị mở lớp thứ ba và đã đào tạo ra trường được 136 cán bộ trẻ, giàu nhiệt huyết, có năng lực (trong đó có 49 là nữ). 24/136 đồng chí đã trở thành cán bộ chủ chốt cấp xã, phường.
Hiện thực sinh động
Bí thư Huyện ủy Hòa Vang Trần Ðình Hồng trao đổi với chúng tôi về Ðề án 89 và kết quả bước đầu trên địa bàn. Qua hai đợt chia tách về hành chính, hình thành các quận mới ở Ðà Nẵng, Hòa Vang trở thành nơi cung cấp chủ yếu cán bộ chủ chốt cho các quận. Bởi vậy, Ðề án 89 đã giúp Hòa Vang bù lại được "khoảng trống" về cán bộ cấp cơ sở. Ðến nay, Hòa Vang đã tiếp nhận 31 cán bộ trẻ thuộc Ðề án về nhận công tác tại các xã, trong đó, 11 đồng chí đã được bố trí vào các chức danh chủ chốt cấp ủy và chính quyền xã; bảy đồng chí là Ủy viên BCH Ðảng bộ xã; 10 đồng chí là đại biểu HÐND xã. 18/31 đồng chí là đảng viên; số còn lại hầu hết là đối tượng Ðảng; có ba đồng chí đang theo học cao học. Ưu điểm của cán bộ trẻ thuộc Ðề án 89 là được đào tạo bài bản, chính quy, tư tưởng thông suốt, dám cống hiến. Song, đồng chí Bí thư Huyện ủy cùng chỉ ra cho chúng tôi một số hạn chế như, khả năng hòa nhập vào tập thể đảng bộ, các cộng đồng dân cư còn yếu; năng lực thể hiện chưa rõ,... Tuy vậy, đồng chí Trần Ðình Hồng cũng khẳng định: "Hầu hết cán bộ trẻ thuộc Ðề án 89 về Hòa Vang đều phát huy được năng lực. Cấp ủy huyện và xã đều tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ trẻ cống hiến và phát triển nhanh". Khi về với một số xã thuộc huyện Hòa Vang, chúng tôi đã gặp Lê Thị Thu Hà, mới 26 tuổi, là Phó Chủ tịch UBND xã miền núi Hòa Bắc. Sau khi được đào tạo, Thu Hà rời quê nhà Hòa Tiến, nhận nhiệm vụ tại Văn phòng UBND xã Hòa Khương. Tại đây, chị công tác rất tích cực và đã lập gia đình. Nhưng, sau ngày cưới, Huyện ủy Hòa Vang có nhu cầu tăng cường cán bộ cho xã Hòa Bắc, nơi khó khăn nhất huyện và có hai thôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Không chần chừ, Thu Hà tự nguyện xung phong. Về xã, Thu Hà tự học tiếng Cà Tu, kịp giải quyết các vấn đề nảy sinh ở hai thôn. Hòa Bắc xa trung tâm huyện gần 30 km, nên chị thuê nhà dân ở trọ cho gần với xã; thuyết phục chồng về ở luôn tại đó, dù anh cũng đang phải làm việc xa.
Tại Quận ủy Liên Chiểu, Phó Bí thư Quận ủy Nguyễn Bá Ðức cho biết: "Trên địa bàn, phần lớn cán bộ của chúng tôi đều trẻ. Bí thư Quận ủy hiện nay nguyên là Chủ nhiệm Câu lạc bộ cán bộ lãnh đạo trẻ của thành phố, nên công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế, đào tạo chuyên sâu và nâng cao trình độ cho cán bộ trẻ có nhiều thuận lợi và nhận được sự nhất trí cao trong Ban Thường vụ. Phần lớn trong số 15 cán bộ trẻ thuộc Ðề án 89 và gần 40 cán bộ trẻ thuộc Ðề án 34 (đề án thu hút sinh viên loại xuất sắc, giỏi, tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại Ðà Nẵng) đang làm việc tại các phường, một số phòng, ban chức năng thuộc quận Liên Chiểu đều quê ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Ðịnh, Thanh Hóa,... Việc sử dụng cán bộ từ hai nguồn Ðề án 89 và Ðề án 34 khá hài hòa. Ban Tổ chức Quận ủy và Phòng Nội vụ cùng chia sẻ kinh nghiệm, trực tiếp nhận sự chỉ đạo chung về công tác cán bộ của Thường trực Quận ủy; do đó, tránh được tình trạng chồng chéo trong công việc. Việc bồi dưỡng kinh nghiệm thực tiễn và định hướng phát triển cho cán bộ trẻ luôn được chú trọng, bám sát yêu cầu cụ thể của địa phương. Trong năm qua, có tám cán bộ quận Liên Chiểu thi đỗ cao học; 9/15 cán bộ trẻ thuộc Ðề án 89 ở cấp phường đã trở thành đảng viên; 4/15 cán bộ trẻ được đề bạt, bổ nhiệm. Tuy nhiên, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt quận Liên Chiểu bày tỏ trăn trở: "... Việc đề bạt nhanh cán bộ trẻ cũng tạo ra độ "vênh" khá lớn với lớp cán bộ trung niên, vốn giàu kinh nghiệm, có uy tín trong cộng đồng dân cư".
Giải quyết những vấn đề đặt ra
Tìm hiểu sâu vấn đề này ở phường Thuận Phước (quận Hải Châu), một phường giàu thành tích, chúng tôi gặp Lê Thúy Hằng tốt nghiệp loại khá Trường đại học Kinh tế Ðà Nẵng năm 2001, về công tác tại phường ngay. Sau đó, được cử dự thi, tốt nghiệp lớp Ðề án 89 năm 2009. Trước khi học lớp này, Hằng đã được kết nạp Ðảng tại phường và từng trải qua nhiều nhiệm vụ khác nhau. Hằng bày tỏ: "Chương trình đào tạo của Ðề án 89 cần được tăng thêm nội dung thực tập và thực hành". Hằng tâm sự: "Là cán bộ nữ, phải biết sắp xếp tốt việc nhà, thì cán bộ trẻ mới làm tốt công việc xã hội".
Ðề án 89 của Thành ủy Ðà Nẵng đã và đang cho thấy nhiều kinh nghiệm quý. Nhưng, để nâng cao hơn tính khả thi và hiệu quả thực tế, Ðà Nẵng cần tiếp tục giải quyết một số vấn đề xoay quanh Ðề án. Nếu xét từ phương diện công chức (ngạch, bậc, niên hạn), thì cán bộ thuộc hệ thống xã, phường không liên thông được với hệ thống cán bộ - công chức từ cấp quận, huyện trở lên. Cán bộ từ quận, huyện được tăng cường xuống xã, phường thì có thể điều ngược trở lại; nhưng từ xã, phường điều lên quận là rất khó. Thu nhập của cán bộ trẻ còn thấp, dễ nảy sinh tình trạng "chảy máu chất xám",... Về lâu dài, Ðề án 89 cần phát triển thành Ðề án đào tạo cán bộ chủ chốt chung cho hệ thống chính trị cấp cơ sở.
Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện Ðề án 89 là phải có sự thống nhất về tư tưởng cao trong hệ thống chính trị; trước hết là từ hệ thống Ðảng các cấp thuộc TP Ðà Nẵng. Phải xây dựng chương trình đào tạo và tiến hành đào tạo cán bộ dự nguồn bài bản, chính quy. Quá trình đào tạo tuy không dài, nhưng đòi hỏi phải có nội dung phong phú, phù hợp thực tế công việc mà cán bộ sẽ đảm nhiệm.
Ðề án 89 của Thành ủy Ðà Nẵng xuất phát từ chủ trương đúng, được thực hiện bài bản, phát huy tác dụng trong việc đào tạo nguồn lực cán bộ trẻ cho cấp cơ sở. Tuy vậy, cần tổng kết thực tế thực hiện Ðề án, rút ra những kinh nghiệm, bài học, tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị Ðà Nẵng ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Tweet
Trở thành thành phố loại I trực thuộc T.Ư, Ðà Nẵng rất thiếu cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn... Trước thực trạng ấy, Thành ủy Ðà Nẵng đã xây dựng Chiến lược về cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH, có tầm nhìn đến năm 2020. Một số đề án đã được xây dựng, trong đó, nổi lên có hai đề án: "Ðào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở ở nước ngoài" và "Ðào tạo bậc đại học chính quy trong, ngoài nước từ học sinh khá, giỏi vừa tốt nghiệp THPT của Ðà Nẵng". Kế thừa và rút kinh nghiệm từ các đề án này, Ban Thường vụ Thành ủy Ðà Nẵng đã ban hành Kết luận số 89 - TB/TU (ngày 12-6-2008), mở lớp "tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Ðảng ủy và Chủ tịch UBND phường, xã trên địa bàn Ðà Nẵng" (gọi tắt là Ðề án 89). Theo đồng chí Bùi Văn Tiếng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Ðà Nẵng, thì mục đích của Ðề án là tạo nguồn, bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực cho cấp cơ sở; nâng cao hơn tính chuyên nghiệp của hệ thống công tại các địa bàn đang hằng ngày xử lý trực tiếp công việc với công dân. "Ðầu vào" là sinh viên chính quy đã tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá tại các trường đại học công lập; hoặc do phường, xã cử đi thi, nhưng phải bảo đảm các tiêu chí đầu vào. Tất cả đều phải dưới 35 tuổi. Trường Chính trị Ðà Nẵng tổ chức lớp, nhưng nội dung giảng dạy, việc mời các giảng viên do Ban Tổ chức Thành ủy quyết định. Thời gian đào tạo 12 tháng. Không phân biệt người địa phương khác tới dự thi, nhưng ưu tiên người có hộ khẩu tại Ðà Nẵng. Ðầu ra quy định rõ, trong 10 học viên tốt nghiệp xuất sắc nhất, lần lượt ưu tiên từ trên xuống được chọn địa bàn công tác. Phần lớn học viên chưa là đảng viên, nếu phấn đấu tốt trong quá trình học, được kết nạp Ðảng ngay tại lớp. Các học viên xuất sắc, giỏi, khá được chỉ định bổ sung trực tiếp vào Thường vụ Ðảng ủy xã, phường; nhiều trường hợp được bổ nhiệm ngay làm Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND, HÐND... phường, xã. Nhưng, thách thức cho quá trình rèn luyện thực tiễn ấy là trong 5 năm đầu nhận nhiệm vụ không được điều lên quận, huyện và đến nhiệm kỳ tiếp theo đều phải tự ứng cử trước Ðảng bộ, chính quyền, nhân dân trên địa bàn. Sau hai năm triển khai, đến nay, Ðề án đã mở được hai lớp, chuẩn bị mở lớp thứ ba và đã đào tạo ra trường được 136 cán bộ trẻ, giàu nhiệt huyết, có năng lực (trong đó có 49 là nữ). 24/136 đồng chí đã trở thành cán bộ chủ chốt cấp xã, phường.
Hiện thực sinh động
Bí thư Huyện ủy Hòa Vang Trần Ðình Hồng trao đổi với chúng tôi về Ðề án 89 và kết quả bước đầu trên địa bàn. Qua hai đợt chia tách về hành chính, hình thành các quận mới ở Ðà Nẵng, Hòa Vang trở thành nơi cung cấp chủ yếu cán bộ chủ chốt cho các quận. Bởi vậy, Ðề án 89 đã giúp Hòa Vang bù lại được "khoảng trống" về cán bộ cấp cơ sở. Ðến nay, Hòa Vang đã tiếp nhận 31 cán bộ trẻ thuộc Ðề án về nhận công tác tại các xã, trong đó, 11 đồng chí đã được bố trí vào các chức danh chủ chốt cấp ủy và chính quyền xã; bảy đồng chí là Ủy viên BCH Ðảng bộ xã; 10 đồng chí là đại biểu HÐND xã. 18/31 đồng chí là đảng viên; số còn lại hầu hết là đối tượng Ðảng; có ba đồng chí đang theo học cao học. Ưu điểm của cán bộ trẻ thuộc Ðề án 89 là được đào tạo bài bản, chính quy, tư tưởng thông suốt, dám cống hiến. Song, đồng chí Bí thư Huyện ủy cùng chỉ ra cho chúng tôi một số hạn chế như, khả năng hòa nhập vào tập thể đảng bộ, các cộng đồng dân cư còn yếu; năng lực thể hiện chưa rõ,... Tuy vậy, đồng chí Trần Ðình Hồng cũng khẳng định: "Hầu hết cán bộ trẻ thuộc Ðề án 89 về Hòa Vang đều phát huy được năng lực. Cấp ủy huyện và xã đều tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ trẻ cống hiến và phát triển nhanh". Khi về với một số xã thuộc huyện Hòa Vang, chúng tôi đã gặp Lê Thị Thu Hà, mới 26 tuổi, là Phó Chủ tịch UBND xã miền núi Hòa Bắc. Sau khi được đào tạo, Thu Hà rời quê nhà Hòa Tiến, nhận nhiệm vụ tại Văn phòng UBND xã Hòa Khương. Tại đây, chị công tác rất tích cực và đã lập gia đình. Nhưng, sau ngày cưới, Huyện ủy Hòa Vang có nhu cầu tăng cường cán bộ cho xã Hòa Bắc, nơi khó khăn nhất huyện và có hai thôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Không chần chừ, Thu Hà tự nguyện xung phong. Về xã, Thu Hà tự học tiếng Cà Tu, kịp giải quyết các vấn đề nảy sinh ở hai thôn. Hòa Bắc xa trung tâm huyện gần 30 km, nên chị thuê nhà dân ở trọ cho gần với xã; thuyết phục chồng về ở luôn tại đó, dù anh cũng đang phải làm việc xa.
Tại Quận ủy Liên Chiểu, Phó Bí thư Quận ủy Nguyễn Bá Ðức cho biết: "Trên địa bàn, phần lớn cán bộ của chúng tôi đều trẻ. Bí thư Quận ủy hiện nay nguyên là Chủ nhiệm Câu lạc bộ cán bộ lãnh đạo trẻ của thành phố, nên công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế, đào tạo chuyên sâu và nâng cao trình độ cho cán bộ trẻ có nhiều thuận lợi và nhận được sự nhất trí cao trong Ban Thường vụ. Phần lớn trong số 15 cán bộ trẻ thuộc Ðề án 89 và gần 40 cán bộ trẻ thuộc Ðề án 34 (đề án thu hút sinh viên loại xuất sắc, giỏi, tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại Ðà Nẵng) đang làm việc tại các phường, một số phòng, ban chức năng thuộc quận Liên Chiểu đều quê ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Ðịnh, Thanh Hóa,... Việc sử dụng cán bộ từ hai nguồn Ðề án 89 và Ðề án 34 khá hài hòa. Ban Tổ chức Quận ủy và Phòng Nội vụ cùng chia sẻ kinh nghiệm, trực tiếp nhận sự chỉ đạo chung về công tác cán bộ của Thường trực Quận ủy; do đó, tránh được tình trạng chồng chéo trong công việc. Việc bồi dưỡng kinh nghiệm thực tiễn và định hướng phát triển cho cán bộ trẻ luôn được chú trọng, bám sát yêu cầu cụ thể của địa phương. Trong năm qua, có tám cán bộ quận Liên Chiểu thi đỗ cao học; 9/15 cán bộ trẻ thuộc Ðề án 89 ở cấp phường đã trở thành đảng viên; 4/15 cán bộ trẻ được đề bạt, bổ nhiệm. Tuy nhiên, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt quận Liên Chiểu bày tỏ trăn trở: "... Việc đề bạt nhanh cán bộ trẻ cũng tạo ra độ "vênh" khá lớn với lớp cán bộ trung niên, vốn giàu kinh nghiệm, có uy tín trong cộng đồng dân cư".
Giải quyết những vấn đề đặt ra
Tìm hiểu sâu vấn đề này ở phường Thuận Phước (quận Hải Châu), một phường giàu thành tích, chúng tôi gặp Lê Thúy Hằng tốt nghiệp loại khá Trường đại học Kinh tế Ðà Nẵng năm 2001, về công tác tại phường ngay. Sau đó, được cử dự thi, tốt nghiệp lớp Ðề án 89 năm 2009. Trước khi học lớp này, Hằng đã được kết nạp Ðảng tại phường và từng trải qua nhiều nhiệm vụ khác nhau. Hằng bày tỏ: "Chương trình đào tạo của Ðề án 89 cần được tăng thêm nội dung thực tập và thực hành". Hằng tâm sự: "Là cán bộ nữ, phải biết sắp xếp tốt việc nhà, thì cán bộ trẻ mới làm tốt công việc xã hội".
Ðề án 89 của Thành ủy Ðà Nẵng đã và đang cho thấy nhiều kinh nghiệm quý. Nhưng, để nâng cao hơn tính khả thi và hiệu quả thực tế, Ðà Nẵng cần tiếp tục giải quyết một số vấn đề xoay quanh Ðề án. Nếu xét từ phương diện công chức (ngạch, bậc, niên hạn), thì cán bộ thuộc hệ thống xã, phường không liên thông được với hệ thống cán bộ - công chức từ cấp quận, huyện trở lên. Cán bộ từ quận, huyện được tăng cường xuống xã, phường thì có thể điều ngược trở lại; nhưng từ xã, phường điều lên quận là rất khó. Thu nhập của cán bộ trẻ còn thấp, dễ nảy sinh tình trạng "chảy máu chất xám",... Về lâu dài, Ðề án 89 cần phát triển thành Ðề án đào tạo cán bộ chủ chốt chung cho hệ thống chính trị cấp cơ sở.
Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện Ðề án 89 là phải có sự thống nhất về tư tưởng cao trong hệ thống chính trị; trước hết là từ hệ thống Ðảng các cấp thuộc TP Ðà Nẵng. Phải xây dựng chương trình đào tạo và tiến hành đào tạo cán bộ dự nguồn bài bản, chính quy. Quá trình đào tạo tuy không dài, nhưng đòi hỏi phải có nội dung phong phú, phù hợp thực tế công việc mà cán bộ sẽ đảm nhiệm.
Ðề án 89 của Thành ủy Ðà Nẵng xuất phát từ chủ trương đúng, được thực hiện bài bản, phát huy tác dụng trong việc đào tạo nguồn lực cán bộ trẻ cho cấp cơ sở. Tuy vậy, cần tổng kết thực tế thực hiện Ðề án, rút ra những kinh nghiệm, bài học, tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị Ðà Nẵng ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.