Bác Hồ với thế hệ trẻ
08:13 06/09/2011 3568
Xây dựng Đoàn "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".
Bác Hồ dự lễ khai giảng Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955. Ảnh: TL |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành nhiều tình cảm và kỳ vọng lớn lao vào thế hệ trẻ của nước nhà. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường mùa Thu năm 1945, Người đã căn dặn các thế hệ học sinh như vậy.
Năm 1956, Đại hội Thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam diễn ra tại thủ đô Hà Nội đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Đại hội, Người đã căn dặn toàn thể thanh niên nước nhà: Đoàn kết phấn đấu, vui vẻ, mạnh dạn, tiến bộ là gì? Là để mà giúp sức vào xây dựng một nước Việt Nam Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Khi ấy, cô sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đỗ Hồng Phấn là đại biểu tham dự đại hội. Trong ký ức của 50 năm về trước, Bác nói chuyện không dùng những từ ngữ hoa mỹ, mà bằng tấm lòng, bằng ước vọng và hoài bão của tuổi trẻ.
Bà Đỗ Hồng Phấn, Đại biểu tham dự Đại hội Thành lập Hội LHTN VN năm 1956 nhớ lại: “Ảnh hưởng của Bác Hồ với thanh niên hồi ấy rất là mạnh mẽ: Khơi dậy tinh thần dân tộc. Sau đấy, hình ảnh Bác Hồ cũng làm cho mình nuôi được hoài bão về việc dấn thân, tự lập tự cường và về ý thức cống hiến”.
Bà Nguyễn Thị Chiên, nữ Anh hùng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người được phong Anh hùng ở tuổi 22, nay vẫn còn giữ được bức ảnh lưu lại khoảnh khắc bà cùng các đại biểu tham dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được gặp và nói chuyện với Bác Hồ.
Thời gian có thể làm bạc đi mái tóc, chậm đi những bước chân, nhưng có lẽ, khó mà ngăn nổi dòng kí ức ở người nữ Anh hùng đã ngoại bát tuần.
Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Chiên: “Tôi thấy thấm thía nhất là Bác khuyên thanh niên, Bác bảo: Thanh niên phải học tập, học văn hóa, học chính trị. Có hiểu biết thì mình mới làm được. Ví dụ Bác bảo tôi: Cháu Chiên, cháu ở hậu địch không được học hành, bây giờ cháu ra đây, phải tranh thủ học văn hóa. Có như thế mới phục vụ được Đảng, phục vụ được nhân dân. Lời Bác thấm thía lắm”.
Năm 1947, nhận tin được con trai Bác sĩ Vũ Đình Tụng hi sinh, Bác Hồ đã viết thư cho bác sĩ Tụng: Tôi được biết rằng, con trai bác sĩ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Bác sĩ biết đấy, tôi không có gia đình và không có con. Nhưng gia đình của tôi là Việt Nam, con cái tôi là các thanh niên Việt Nam. Mỗi khi một thanh niên hy sinh, thì tôi thấy mình mất đi một phần cơ thể”.
Trong cuộc đời mình, Bác Hồ luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm thương yêu với thế hệ trẻ. Trong một bức thư gửi thanh niên, Bác đã viết: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai đó”.
Tweet
Năm 1956, Đại hội Thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam diễn ra tại thủ đô Hà Nội đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Đại hội, Người đã căn dặn toàn thể thanh niên nước nhà: Đoàn kết phấn đấu, vui vẻ, mạnh dạn, tiến bộ là gì? Là để mà giúp sức vào xây dựng một nước Việt Nam Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Khi ấy, cô sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đỗ Hồng Phấn là đại biểu tham dự đại hội. Trong ký ức của 50 năm về trước, Bác nói chuyện không dùng những từ ngữ hoa mỹ, mà bằng tấm lòng, bằng ước vọng và hoài bão của tuổi trẻ.
Bà Đỗ Hồng Phấn, Đại biểu tham dự Đại hội Thành lập Hội LHTN VN năm 1956 nhớ lại: “Ảnh hưởng của Bác Hồ với thanh niên hồi ấy rất là mạnh mẽ: Khơi dậy tinh thần dân tộc. Sau đấy, hình ảnh Bác Hồ cũng làm cho mình nuôi được hoài bão về việc dấn thân, tự lập tự cường và về ý thức cống hiến”.
Bà Nguyễn Thị Chiên, nữ Anh hùng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người được phong Anh hùng ở tuổi 22, nay vẫn còn giữ được bức ảnh lưu lại khoảnh khắc bà cùng các đại biểu tham dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được gặp và nói chuyện với Bác Hồ.
Thời gian có thể làm bạc đi mái tóc, chậm đi những bước chân, nhưng có lẽ, khó mà ngăn nổi dòng kí ức ở người nữ Anh hùng đã ngoại bát tuần.
Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Chiên: “Tôi thấy thấm thía nhất là Bác khuyên thanh niên, Bác bảo: Thanh niên phải học tập, học văn hóa, học chính trị. Có hiểu biết thì mình mới làm được. Ví dụ Bác bảo tôi: Cháu Chiên, cháu ở hậu địch không được học hành, bây giờ cháu ra đây, phải tranh thủ học văn hóa. Có như thế mới phục vụ được Đảng, phục vụ được nhân dân. Lời Bác thấm thía lắm”.
Năm 1947, nhận tin được con trai Bác sĩ Vũ Đình Tụng hi sinh, Bác Hồ đã viết thư cho bác sĩ Tụng: Tôi được biết rằng, con trai bác sĩ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Bác sĩ biết đấy, tôi không có gia đình và không có con. Nhưng gia đình của tôi là Việt Nam, con cái tôi là các thanh niên Việt Nam. Mỗi khi một thanh niên hy sinh, thì tôi thấy mình mất đi một phần cơ thể”.
Trong cuộc đời mình, Bác Hồ luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm thương yêu với thế hệ trẻ. Trong một bức thư gửi thanh niên, Bác đã viết: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai đó”.