2012: Tạo thêm khoảng 1,6 triệu lao động
08:25 10/11/2011 2344
Xây dựng Đoàn Ba nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012 sáng nay đã được Quốc hội thông qua. Trong đó, đáng chú ý là mục tiêu tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.
Hình minh họa (Ảnh: Internet) |
Sáng ngày 9/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua ba nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012. Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm tới được hơn 90% đại biểu tán thành.
Trong đó, mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6-6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11-12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu và bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội trong năm tới khoảng 33,5% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%. Mục tiêu trong năm tới tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.
Với 89% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015. Theo đó, tổng mức đầu tư vốn trái phiếu chính phủ trong 5 năm tới là 225.000 tỷ đồng. Ngoài 40 dự án đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung trong năm nay, không bổ sung mới danh mục dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong 5 năm tới.
Cùng với các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã huy động, nghị quyết cũng xác định rõ nhiệm vụ tăng cường quản lý, thanh kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai sử dụng vốn để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả các dự án, công trình được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Với 82% đại biểu quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm (2011-2015), trong đó có 16 chương trình mục tiêu quốc gia.
Cũng trong sáng 9/11, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Đa số đại biểu đồng tình Luật cần điều chỉnh nước biển ven bờ. Đối với danh mục lưu vực nước cần quy định cả lưu vực sông suối, ao hồ…
Một số đại biểu cũng đề nghị việc lập quy hoạch tài nguyên nước nên để Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhằm đảm bảo tính thống nhất, chứ không nên để UBND tỉnh, thành phố thực hiện. Đa số các ý kiến đồng tình việc cần phải thu phí sử dụng tài nguyên nước.
Tweet
Trong đó, mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6-6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11-12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu và bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội trong năm tới khoảng 33,5% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%. Mục tiêu trong năm tới tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.
Với 89% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015. Theo đó, tổng mức đầu tư vốn trái phiếu chính phủ trong 5 năm tới là 225.000 tỷ đồng. Ngoài 40 dự án đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung trong năm nay, không bổ sung mới danh mục dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trong 5 năm tới.
Cùng với các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã huy động, nghị quyết cũng xác định rõ nhiệm vụ tăng cường quản lý, thanh kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai sử dụng vốn để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả các dự án, công trình được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Với 82% đại biểu quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm (2011-2015), trong đó có 16 chương trình mục tiêu quốc gia.
Cũng trong sáng 9/11, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Đa số đại biểu đồng tình Luật cần điều chỉnh nước biển ven bờ. Đối với danh mục lưu vực nước cần quy định cả lưu vực sông suối, ao hồ…
Một số đại biểu cũng đề nghị việc lập quy hoạch tài nguyên nước nên để Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhằm đảm bảo tính thống nhất, chứ không nên để UBND tỉnh, thành phố thực hiện. Đa số các ý kiến đồng tình việc cần phải thu phí sử dụng tài nguyên nước.