Theo bước chân tình nguyện
13:12 05/08/2012 2301
3 Phong trào Những ngày này, sinh viên tình nguyện (SVTN) Mùa hè xanh đang gấp rút hoàn thành công trình và các phần việc… Đặc biệt là giúp các em học sinh ôn tập kiến thức để chuẩn bị năm học mới.
SVTN đang giảng bài cho các học sinh |
Ở vùng quê nghèo của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, các SVTN Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM đã chia 80 người thành 3 đội nhỏ với các công việc: dạy học, làm đường và xây nhà, phát quang bờ rào…
8 lớp ôn tập hè được mở ra dành cho các em thiếu nhi từ lớp 1 tới lớp 8, phân bổ thời gian dạy theo các buổi sáng, chiều vào các ngày thứ hai, tư, sáu hoặc ba, năm, bảy. Mỗi lớp khoảng 15 - 20 em nhỏ do 2 SV đảm trách giảng dạy. Phùng Văn Hậu, SV Khoa tiếng Anh, kể lại: “Có nhiều em theo dõi mình tới tận nhà để rủ nhau kéo lên nhà “thầy giáo” chơi. Nhiều em còn đi lượm khoai lang, mang bánh tét… đến tặng thầy, cảm động lắm”.
Buổi sinh hoạt nhộn nhịp theo tiếng cô, tiếng trò. Nguyễn Thị Kim Thắm, SV Khoa Thực phẩm, cho biết: “Các em đều ngoan và chăm học, đi học sớm hơn cả thầy cô giáo nữa. Nhiều em phải đi bắt ốc, mót khoai hoặc bán vé số nên ban đầu còn tự ti, rụt rè”. Ngoài các lớp ôn tập kiến thức, các SV còn mở lớp dạy võ cho các em để tăng cường sức khỏe. Kim Thắm chia sẻ: “Sau 3 tuần dạy, các em tiếp thu có phần tốt hơn. Điều quan trọng là các em rất chăm chỉ đến lớp”.
Các SVTN còn chung tay xây nhà tình bạn cho thanh niên khó khăn tại địa phương. Căn nhà có diện tích 36 m2. Anh Nguyễn Tấn Việt Xô, chủ nhân tương lai của căn nhà đang được xây dựng cho biết: “Nhờ có các bạn nên tiến độ công trình khá nhanh, không tốn tiền và nhân lực nhiều”.
Buổi tối, hòa mình vào buổi giao lưu văn nghệ sinh viên, chúng tôi lại được chứng kiến sự sôi nổi, hết mình của họ. Ban ngày làm mệt là vậy nhưng không khí nơi đây vẫn náo nhiệt như thường, các tiết mục được chuẩn bị rất công phu.
Hình ảnh học sinh lớp 1, 2 ôm sách vở ríu rít nói cười bên SVTN đã trở nên quen thuộc với bà con dân tộc Khmer. Năm nay, gần 80 SV của Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP.HCM đến với người dân của 2 xã Phú Cần, Hiếu Trung (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh).
Vì không có phương tiện đi lại, hằng ngày các “cô giáo” vẫn cùng học sinh đi bộ 2 km để đến trường. Đứng ngoài quốc lộ 60 đã nghe thấy tiếng trẻ đánh vần từng con chữ phát ra từ ngôi Trường tiểu học Phú Cần A. Trong lớp với gần 20 học sinh, các “cô giáo” đang say sưa giảng bài, chỉnh lại từng nét chữ và sửa bài cho các em.
Sa Rươne, học sinh lớp 10, Trung tâm giáo dục thường xuyên xã Phú Cần, chia sẻ: “Vì các em tiếp thu kiến thức chậm nên phải chỉ dẫn từng chút một. Các cô giáo dạy bảo tận tình lắm, chỉ mới hơn 1 tuần mà nhiều em đã biết tính toán, viết chữ cũng đẹp hơn”.
Nguyễn Thị Hạnh, cô giáo phụ trách tập múa cho học sinh, thổ lộ: “Các em chủ yếu là người dân tộc Khmer, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng rất ham học. Mình xem các học sinh như những đứa em trong gia đình vậy. Mong sao mùa hè xanh còn mãi, vì mình sợ lúc chia tay các em lại không cầm được nước mắt”.
* Khám bệnh cho bà con vùng sâu
Gần 50 SVTN và một số y bác sĩ trẻ của Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa tổ chức chuyến khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 500 người dân tại 2 xã An Thủy và Vĩnh Hòa thuộc huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) vào ngày 29.7. Đây là 2 xã nghèo và nằm cách xa bệnh viện tuyến huyện.
Tweet
8 lớp ôn tập hè được mở ra dành cho các em thiếu nhi từ lớp 1 tới lớp 8, phân bổ thời gian dạy theo các buổi sáng, chiều vào các ngày thứ hai, tư, sáu hoặc ba, năm, bảy. Mỗi lớp khoảng 15 - 20 em nhỏ do 2 SV đảm trách giảng dạy. Phùng Văn Hậu, SV Khoa tiếng Anh, kể lại: “Có nhiều em theo dõi mình tới tận nhà để rủ nhau kéo lên nhà “thầy giáo” chơi. Nhiều em còn đi lượm khoai lang, mang bánh tét… đến tặng thầy, cảm động lắm”.
Buổi sinh hoạt nhộn nhịp theo tiếng cô, tiếng trò. Nguyễn Thị Kim Thắm, SV Khoa Thực phẩm, cho biết: “Các em đều ngoan và chăm học, đi học sớm hơn cả thầy cô giáo nữa. Nhiều em phải đi bắt ốc, mót khoai hoặc bán vé số nên ban đầu còn tự ti, rụt rè”. Ngoài các lớp ôn tập kiến thức, các SV còn mở lớp dạy võ cho các em để tăng cường sức khỏe. Kim Thắm chia sẻ: “Sau 3 tuần dạy, các em tiếp thu có phần tốt hơn. Điều quan trọng là các em rất chăm chỉ đến lớp”.
Các SVTN còn chung tay xây nhà tình bạn cho thanh niên khó khăn tại địa phương. Căn nhà có diện tích 36 m2. Anh Nguyễn Tấn Việt Xô, chủ nhân tương lai của căn nhà đang được xây dựng cho biết: “Nhờ có các bạn nên tiến độ công trình khá nhanh, không tốn tiền và nhân lực nhiều”.
Buổi tối, hòa mình vào buổi giao lưu văn nghệ sinh viên, chúng tôi lại được chứng kiến sự sôi nổi, hết mình của họ. Ban ngày làm mệt là vậy nhưng không khí nơi đây vẫn náo nhiệt như thường, các tiết mục được chuẩn bị rất công phu.
Hình ảnh học sinh lớp 1, 2 ôm sách vở ríu rít nói cười bên SVTN đã trở nên quen thuộc với bà con dân tộc Khmer. Năm nay, gần 80 SV của Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP.HCM đến với người dân của 2 xã Phú Cần, Hiếu Trung (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh).
Vì không có phương tiện đi lại, hằng ngày các “cô giáo” vẫn cùng học sinh đi bộ 2 km để đến trường. Đứng ngoài quốc lộ 60 đã nghe thấy tiếng trẻ đánh vần từng con chữ phát ra từ ngôi Trường tiểu học Phú Cần A. Trong lớp với gần 20 học sinh, các “cô giáo” đang say sưa giảng bài, chỉnh lại từng nét chữ và sửa bài cho các em.
Sa Rươne, học sinh lớp 10, Trung tâm giáo dục thường xuyên xã Phú Cần, chia sẻ: “Vì các em tiếp thu kiến thức chậm nên phải chỉ dẫn từng chút một. Các cô giáo dạy bảo tận tình lắm, chỉ mới hơn 1 tuần mà nhiều em đã biết tính toán, viết chữ cũng đẹp hơn”.
Nguyễn Thị Hạnh, cô giáo phụ trách tập múa cho học sinh, thổ lộ: “Các em chủ yếu là người dân tộc Khmer, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng rất ham học. Mình xem các học sinh như những đứa em trong gia đình vậy. Mong sao mùa hè xanh còn mãi, vì mình sợ lúc chia tay các em lại không cầm được nước mắt”.
* Khám bệnh cho bà con vùng sâu
Gần 50 SVTN và một số y bác sĩ trẻ của Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa tổ chức chuyến khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 500 người dân tại 2 xã An Thủy và Vĩnh Hòa thuộc huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) vào ngày 29.7. Đây là 2 xã nghèo và nằm cách xa bệnh viện tuyến huyện.