Nữ bác sĩ lên núi chữa bệnh cho dân nghèo
14:40 05/04/2013 2238
Thanh niên tình nguyện Những nữ tình nguyện viên khoác áo blouse 8X, 9X đã băng đèo vượt dốc đến với xã miền núi Pá Hu (Trạm Tấu, Yên Bái) khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho bà con dân bản…
Bác sĩ trẻ khám bệnh cho bà con dân tộc xã Pá Hu |
Hành trình lên núi
Pá Hu, một vùng rẻo cao nữa được thêm vào danh sách những nơi đặt chân của đoàn y, bác sĩ trẻ tình nguyện. Họ đã quen lắc lư trên xe qua những khúc cua tay áo, đoạn dốc thẳng đứng miền núi để đến với bà con nghèo.
Ngồi sau chiếc xe máy cà tàng đang lao xuống dốc, bác sĩ trẻ Đặng Trúc Quỳnh (SN 1987), bác sĩ Nội trú Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho hay, có đường để đi xe như thế này đã là may mắn.
“Có lần mình đi tình nguyện ở Tuyên Quang, để vào xã khám chữa bệnh, cả đoàn phải đi bộ, lội bùn hàng cây số. Khi mình đã quyết định đi rồi thì không sợ gian khổ, mọi khó khăn, vất vả đều vượt qua”, Quỳnh chia sẻ.
Những nữ y, bác sĩ trẻ tình nguyện cho hay, tư trang của mỗi người đều hạn chế, nhường chỗ cho những trang thiết bị khám chữa bệnh. Đó là những ống nghe, máy đo huyết áp, những thùng các-tông với đủ các loại thuốc phù hợp điều trị với những căn bệnh khác nhau.
Quỳnh cho hay, các tình nguyện nữ được các thành viên nam giúp đỡ khâu mang vác. Sau hành trình ô tô, xe máy rồi cuốc bộ, họ mới lên được đến trung tâm xã trên đỉnh núi lồng lộng gió. Dù ai cũng thấm mệt sau hành trình vất vả, nhưng họ bắt tay ngay vào khám bệnh, tư vấn sức khỏe, phát thuốc cho bà con.
Những khó khăn về đường sá, thời tiết đối với những nữ y, bác sĩ trẻ chưa thấm vào đâu so với những gì họ chứng kiến về điều kiện sinh sống thiếu thốn, những căn bệnh do thiếu thuốc điều trị của bà con vùng cao. Đến khám bệnh cho bà con, khó khăn lớn nhất đối với cả đoàn y, bác sĩ trẻ là bất đồng ngôn ngữ.
“Bà con nói tiếng dân tộc mà y, bác sĩ dù chuyên môn tốt nhưng khi khám xong lại không thể nói tiếng địa phương để giải thích cho bà con hiểu nên mình rất lo”, Nguyễn Thị Dung, một trong số ít tình nguyện viên thuộc thế hệ 9X, điều dưỡng viên bệnh viện huyện Trạm Tấu nói.
Giải quyết khó khăn này, Cao Huyền Trang (SN 1987), bác sĩ ĐH Y Hà Nội cho biết, những khi khám bệnh, hướng dẫn sử dụng đơn thuốc cho đồng bào đều phải có người phiên dịch.
Các nữ y, bác sĩ thường yêu cầu người phiên dịch giảng giải tận tình từng loại thuốc, cách sử dụng đến khi bà con hiểu mới chuyển sang khám cho người tiếp theo. Trang cũng khoe, ngồi tiếp xúc với đồng bào cả ngày, cô học được một vài từ địa phương miêu tả những triệu chứng của một số bệnh đơn giản.
Liều thuốc tinh thần
Những tình nguyện viên 8X, 9X dễ tạo sự gần gũi với trẻ em, học sinh đến khám bệnh bởi những nụ cười rạng rỡ, đôi tay nhẹ nhàng thăm khám cho bệnh nhân cùng thái độ, xưng hô như người trong một nhà.
Cao Huyền Trang, bác sĩ ĐH Y Hà Nội cho hay: “Những cách xưng hô như người trong nhà vừa tỏ thái độ tôn trọng vừa tạo sự gần gũi với đồng bào nơi mình đến khám bệnh và tư vấn”.
Trang cũng chia sẻ nhiều em nhỏ dù không có bệnh nhưng vẫn kéo nhau đến để nhận thuốc. “Với những trường hợp này, mình vẫn khám và khuyên các em những cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, giảng giải tác dụng tránh bệnh bằng cách ăn chín uống sôi...”, Trang kể.
Người già trên núi chủ yếu bị ho do hút thuốc, thoái hóa, lao lực do lao động nặng nhọc. Trẻ em thường hay bị những bệnh do nhiễm lạnh, giun sán, suy dinh dưỡng…
Trong đó, nhiều ca bệnh đã chuyển sang mãn tính đòi hỏi phải điều trị trong thời gian dài. Trúc Quỳnh cho hay, với số lượng thuốc có hạn, đoàn y, bác sĩ tình nguyện chỉ có thể kê đơn thuốc điều trị trong thời gian ngắn.
Những trường hợp bệnh nặng hơn sẽ có sự hỗ trợ như chuyển xuống những bệnh viện tuyến trên cứu chữa.
“Những đợt tình nguyện này, chúng mình chỉ mong muốn tạo thói quen cho đồng bào có bệnh phải thăm khám, điều trị bằng thuốc, từ đó không chữa bệnh bằng cúng bái mê tín…”, Quỳnh bộc bạch.
Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam và Bệnh viện Đa khoa huyện Trạm Tấu vừa tổ chức đoàn y, bác sĩ tình nguyện khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí tại xã nghèo Pá Hu. Xã có 352 hộ, chủ yếu là người dân tộc Thái, H’Mông, trong đó có tới hơn 80% hộ nghèo. “Đây là lần đầu tiên có bác sĩ về xã khám bệnh và phát thuốc miễn phí, bà con vui lắm”, Chủ tịch UBND xã Giàng A Lồng cho biết.
Tweet
Pá Hu, một vùng rẻo cao nữa được thêm vào danh sách những nơi đặt chân của đoàn y, bác sĩ trẻ tình nguyện. Họ đã quen lắc lư trên xe qua những khúc cua tay áo, đoạn dốc thẳng đứng miền núi để đến với bà con nghèo.
Ngồi sau chiếc xe máy cà tàng đang lao xuống dốc, bác sĩ trẻ Đặng Trúc Quỳnh (SN 1987), bác sĩ Nội trú Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho hay, có đường để đi xe như thế này đã là may mắn.
“Có lần mình đi tình nguyện ở Tuyên Quang, để vào xã khám chữa bệnh, cả đoàn phải đi bộ, lội bùn hàng cây số. Khi mình đã quyết định đi rồi thì không sợ gian khổ, mọi khó khăn, vất vả đều vượt qua”, Quỳnh chia sẻ.
Những nữ y, bác sĩ trẻ tình nguyện cho hay, tư trang của mỗi người đều hạn chế, nhường chỗ cho những trang thiết bị khám chữa bệnh. Đó là những ống nghe, máy đo huyết áp, những thùng các-tông với đủ các loại thuốc phù hợp điều trị với những căn bệnh khác nhau.
Quỳnh cho hay, các tình nguyện nữ được các thành viên nam giúp đỡ khâu mang vác. Sau hành trình ô tô, xe máy rồi cuốc bộ, họ mới lên được đến trung tâm xã trên đỉnh núi lồng lộng gió. Dù ai cũng thấm mệt sau hành trình vất vả, nhưng họ bắt tay ngay vào khám bệnh, tư vấn sức khỏe, phát thuốc cho bà con.
Những khó khăn về đường sá, thời tiết đối với những nữ y, bác sĩ trẻ chưa thấm vào đâu so với những gì họ chứng kiến về điều kiện sinh sống thiếu thốn, những căn bệnh do thiếu thuốc điều trị của bà con vùng cao. Đến khám bệnh cho bà con, khó khăn lớn nhất đối với cả đoàn y, bác sĩ trẻ là bất đồng ngôn ngữ.
“Bà con nói tiếng dân tộc mà y, bác sĩ dù chuyên môn tốt nhưng khi khám xong lại không thể nói tiếng địa phương để giải thích cho bà con hiểu nên mình rất lo”, Nguyễn Thị Dung, một trong số ít tình nguyện viên thuộc thế hệ 9X, điều dưỡng viên bệnh viện huyện Trạm Tấu nói.
Giải quyết khó khăn này, Cao Huyền Trang (SN 1987), bác sĩ ĐH Y Hà Nội cho biết, những khi khám bệnh, hướng dẫn sử dụng đơn thuốc cho đồng bào đều phải có người phiên dịch.
Các nữ y, bác sĩ thường yêu cầu người phiên dịch giảng giải tận tình từng loại thuốc, cách sử dụng đến khi bà con hiểu mới chuyển sang khám cho người tiếp theo. Trang cũng khoe, ngồi tiếp xúc với đồng bào cả ngày, cô học được một vài từ địa phương miêu tả những triệu chứng của một số bệnh đơn giản.
Liều thuốc tinh thần
Những tình nguyện viên 8X, 9X dễ tạo sự gần gũi với trẻ em, học sinh đến khám bệnh bởi những nụ cười rạng rỡ, đôi tay nhẹ nhàng thăm khám cho bệnh nhân cùng thái độ, xưng hô như người trong một nhà.
Cao Huyền Trang, bác sĩ ĐH Y Hà Nội cho hay: “Những cách xưng hô như người trong nhà vừa tỏ thái độ tôn trọng vừa tạo sự gần gũi với đồng bào nơi mình đến khám bệnh và tư vấn”.
Trang cũng chia sẻ nhiều em nhỏ dù không có bệnh nhưng vẫn kéo nhau đến để nhận thuốc. “Với những trường hợp này, mình vẫn khám và khuyên các em những cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, giảng giải tác dụng tránh bệnh bằng cách ăn chín uống sôi...”, Trang kể.
Người già trên núi chủ yếu bị ho do hút thuốc, thoái hóa, lao lực do lao động nặng nhọc. Trẻ em thường hay bị những bệnh do nhiễm lạnh, giun sán, suy dinh dưỡng…
Trong đó, nhiều ca bệnh đã chuyển sang mãn tính đòi hỏi phải điều trị trong thời gian dài. Trúc Quỳnh cho hay, với số lượng thuốc có hạn, đoàn y, bác sĩ tình nguyện chỉ có thể kê đơn thuốc điều trị trong thời gian ngắn.
Những trường hợp bệnh nặng hơn sẽ có sự hỗ trợ như chuyển xuống những bệnh viện tuyến trên cứu chữa.
“Những đợt tình nguyện này, chúng mình chỉ mong muốn tạo thói quen cho đồng bào có bệnh phải thăm khám, điều trị bằng thuốc, từ đó không chữa bệnh bằng cúng bái mê tín…”, Quỳnh bộc bạch.
Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam và Bệnh viện Đa khoa huyện Trạm Tấu vừa tổ chức đoàn y, bác sĩ tình nguyện khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí tại xã nghèo Pá Hu. Xã có 352 hộ, chủ yếu là người dân tộc Thái, H’Mông, trong đó có tới hơn 80% hộ nghèo. “Đây là lần đầu tiên có bác sĩ về xã khám bệnh và phát thuốc miễn phí, bà con vui lắm”, Chủ tịch UBND xã Giàng A Lồng cho biết.