Nối đất liền với đảo
21:43 18/06/2011 3367
3 Phong trào Cách đất liền gần 10 hải lý, Cù Lao Chàm là một cụm gồm tám đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích 15km2. Nơi đây còn được biết đến là vị trí tiền tiêu của Quảng Nam, bảo vệ thương cảng Hội An và vùng lãnh hải miền Trung của Tổ quốc.
Mới đây, hàng trăm sinh viên Trường đại học Phan Chu Trinh (TP Hội An, Quảng Nam) cùng đoàn viên thanh niên Tỉnh đoàn Quảng Nam đã vượt sóng gió đến với đảo.
Mệt nhoài nhưng háo hức
Chuyến tàu gỗ QNa-6750 rời cảng Cửa Đại hơn 30 phút, những con sóng đầu tiên khiến tàu lắc lư liên tục. Tài công Nguyễn Văn Thanh, người có hơn 10 năm điều khiển con tàu trên vùng biển này, trấn an: “Vùng biển này thi thoảng có những đợt sóng săn bất chợt, nhưng không sao đâu!”. Khoảng 1 giờ sau những... đợt ói bắt đầu: hàng chục sinh viên nôn thốc nôn tháo trên tàu. Tiếp đó là những... đợt khác. Nhiều bạn phờ phạc vì say sóng.
Mệt nhoài với sóng biển nhưng bạn Cẩm Tiên, sinh viên năm 4 Trường đại học Phan Chu Trinh, vẫn chia sẻ: “Lần đầu tiên được đến đảo đi tình nguyện. Cù Lao Chàm, địa danh mà mình chỉ biết qua sách vở, lần này được đến tận nơi, mong góp chút công sức cho biển đảo quê nhà”.
Hơn 2 giờ vượt sóng biển, tàu cập cảng thôn Bãi Làng (xã đảo Tân Hiệp). Ngay tại cầu cảng hàng chục chiến sĩ trẻ của tiểu đoàn 70, đóng quân trên đảo, đã có mặt để giúp các bạn sinh viên khuân vác đồ đạc về trụ sở.
Biển đảo gần đất liền hơn
Ngay trong đêm đầu tiên của chương trình tình nguyện “Sinh viên với biển đảo” là một buổi tọa đàm, ca nhạc thân mật giữa các bạn sinh viên và các chiến sĩ tiểu đoàn 70. Tại đây, các sinh viên và cán bộ chiến sĩ còn trao đổi về chủ quyền biên giới, hải đảo, thềm lục địa và nhiều vấn đề khác liên quan đến biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Cũng tại chương trình nhiều suất quà của các bạn đoàn viên tích cóp đã được trao tận tay các hộ nghèo tại xã đảo Tân Hiệp. Các bạn đoàn viên cũng đến thăm hỏi và tặng quà cho gia đình trung úy Trần Văn Phương (31 tuổi), nhân viên lái ghe của tiểu đoàn 70 đang lâm trọng bệnh. Nhập ngũ năm 2007, anh Phương có vợ và hai con, gia đình sống bình yên trên đảo thì bất ngờ anh bị viêm tủy leo. Gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt, được cơ quan trợ giúp anh chỉ giữ được tính mạng còn tài sản trong nhà lần lượt ra đi.
Chia sẻ với các chiến sĩ trẻ trên đảo, thầy giáo Lê Tiến Công, bí thư chi đoàn Trường Phan Chu Trinh, cho biết: “Lần sau chắc chắn đoàn trường sẽ tìm cách gắn bó nhiều hơn với biển đảo. Vì thông qua chương trình này, các bạn đoàn viên trẻ sẽ hiểu hơn, tin yêu hơn từng tấc đất quê hương. Thấu hiểu nỗi khó khăn, gian nan của người lính ngày đêm canh giữ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Trước khi rời đảo về đất liền, hàng trăm sinh viên cùng chiến sĩ tiểu đoàn 70 đã ra quân dọn vệ sinh đường làng, thôn xóm xã đảo Tân Hiệp, dẹp sạch các bao bì, dây neo, lưới hỏng dọc bờ biển du lịch trên đảo Cù Lao Chàm, hòn đảo được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, và cũng là nơi duy nhất trên cả nước người dân “nói không với túi nilông” từ cách đây hai năm.
Tweet
Mệt nhoài nhưng háo hức
Chuyến tàu gỗ QNa-6750 rời cảng Cửa Đại hơn 30 phút, những con sóng đầu tiên khiến tàu lắc lư liên tục. Tài công Nguyễn Văn Thanh, người có hơn 10 năm điều khiển con tàu trên vùng biển này, trấn an: “Vùng biển này thi thoảng có những đợt sóng săn bất chợt, nhưng không sao đâu!”. Khoảng 1 giờ sau những... đợt ói bắt đầu: hàng chục sinh viên nôn thốc nôn tháo trên tàu. Tiếp đó là những... đợt khác. Nhiều bạn phờ phạc vì say sóng.
Mệt nhoài với sóng biển nhưng bạn Cẩm Tiên, sinh viên năm 4 Trường đại học Phan Chu Trinh, vẫn chia sẻ: “Lần đầu tiên được đến đảo đi tình nguyện. Cù Lao Chàm, địa danh mà mình chỉ biết qua sách vở, lần này được đến tận nơi, mong góp chút công sức cho biển đảo quê nhà”.
Hơn 2 giờ vượt sóng biển, tàu cập cảng thôn Bãi Làng (xã đảo Tân Hiệp). Ngay tại cầu cảng hàng chục chiến sĩ trẻ của tiểu đoàn 70, đóng quân trên đảo, đã có mặt để giúp các bạn sinh viên khuân vác đồ đạc về trụ sở.
Biển đảo gần đất liền hơn
Ngay trong đêm đầu tiên của chương trình tình nguyện “Sinh viên với biển đảo” là một buổi tọa đàm, ca nhạc thân mật giữa các bạn sinh viên và các chiến sĩ tiểu đoàn 70. Tại đây, các sinh viên và cán bộ chiến sĩ còn trao đổi về chủ quyền biên giới, hải đảo, thềm lục địa và nhiều vấn đề khác liên quan đến biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Cũng tại chương trình nhiều suất quà của các bạn đoàn viên tích cóp đã được trao tận tay các hộ nghèo tại xã đảo Tân Hiệp. Các bạn đoàn viên cũng đến thăm hỏi và tặng quà cho gia đình trung úy Trần Văn Phương (31 tuổi), nhân viên lái ghe của tiểu đoàn 70 đang lâm trọng bệnh. Nhập ngũ năm 2007, anh Phương có vợ và hai con, gia đình sống bình yên trên đảo thì bất ngờ anh bị viêm tủy leo. Gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt, được cơ quan trợ giúp anh chỉ giữ được tính mạng còn tài sản trong nhà lần lượt ra đi.
Chia sẻ với các chiến sĩ trẻ trên đảo, thầy giáo Lê Tiến Công, bí thư chi đoàn Trường Phan Chu Trinh, cho biết: “Lần sau chắc chắn đoàn trường sẽ tìm cách gắn bó nhiều hơn với biển đảo. Vì thông qua chương trình này, các bạn đoàn viên trẻ sẽ hiểu hơn, tin yêu hơn từng tấc đất quê hương. Thấu hiểu nỗi khó khăn, gian nan của người lính ngày đêm canh giữ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Trước khi rời đảo về đất liền, hàng trăm sinh viên cùng chiến sĩ tiểu đoàn 70 đã ra quân dọn vệ sinh đường làng, thôn xóm xã đảo Tân Hiệp, dẹp sạch các bao bì, dây neo, lưới hỏng dọc bờ biển du lịch trên đảo Cù Lao Chàm, hòn đảo được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, và cũng là nơi duy nhất trên cả nước người dân “nói không với túi nilông” từ cách đây hai năm.