Những cô giáo 'ngóng' Tết ở Trường Sa
20:07 18/02/2015 1168
Thanh niên tình nguyện Mỗi lần nghe đài, tivi phát câu hát "vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em" là chị Linh lại thừ người, nỗi nhớ chồng ùa về. "Tết không có chồng ở nhà là thói quen của những người vợ có chồng bộ đội, đặc biệt là công tác ở Trường Sa", chị chia sẻ.
Tết ở Trường Sa
Những ngày cuối cùng của năm Giáp Ngọ, dòng người đổ ra đường sắm Tết ngày càng đông. Chị Đỗ Thị Xuân, công tác tại trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội) vẫn tất tả làm chè lam, buôn vài thứ rau quả để bán kiếm thêm tiền tiêu Tết. Năm nay, trung úy Kiều Ứng Long, chồng chị ăn Tết ở đảo Sinh Tồn cùng đồng đội, không có mặt ở nhà với vợ con.
anhlong-2820-1423910204.jpg
Những ngày cuối cùng của năm Giáp Ngọ, dòng người đổ ra đường sắm Tết ngày càng đông. Chị Đỗ Thị Xuân, công tác tại trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội) vẫn tất tả làm chè lam, buôn vài thứ rau quả để bán kiếm thêm tiền tiêu Tết. Năm nay, trung úy Kiều Ứng Long, chồng chị ăn Tết ở đảo Sinh Tồn cùng đồng đội, không có mặt ở nhà với vợ con.
anhlong-2820-1423910204.jpg
Mỗi lần về thăm nhà, anh Long lại quấn quýt với cô con gái nhỏ. Ảnh: ĐX. |
Chị Xuân bảo, Tết là thời điểm người Việt được sum họp với gia đình, chờ đón người thân đi xa về, nhưng đối với những người vợ bộ đội, đặc biệt là vợ lính đảo Trường Sa thì đây lại là thời khắc không mong chờ nhất. Vì bao nỗi nhớ nhung, yêu thương chồng cứ dồn dập đến trong ngày cuối năm.
Cưới nhau được 9 năm, vợ chồng chị Xuân mới ăn Tết cùng nhau được 3 lần. Cái Tết đầm ấm nhất mà chị cảm nhận được là vào năm 2010, khi con gái Kiều Hương Giang ra đời. Cháu bé là kết quả của nhiều năm cố gắng chạy chữa, thuốc men của hai vợ chồng.
Nếu ở nhà, anh sẽ giúp vợ quét mạng nhện giăng đầy trên mái, mua ít xi măng trát lại nơi góc sân bị lở. Sáng 30 Tết, anh sẽ chở chị đi chợ mua sắm, làm mâm cơm tất niên. Có năm, anh còn mua cành đào nhỏ, có nhiều nụ hoa mới hé để trưng mấy ngày xuân. "Năm nào đón giao thừa mà không có anh ấy ở bên thì thấy hụt hẫng lắm", chị Xuân chia sẻ.
Cuộc sống ngoài Trường Sa, chị chỉ biết qua sách báo, tivi và những câu chuyện anh kể. Năm ngoái, chị được công đoàn ngành giáo dục tặng một chiếc điện thoại vì có chồng công tác ngoài Trường Sa, liền đưa lại cho anh dùng, để anh chụp ảnh về biển, hoa bàng vuông... cho vợ con xem. Chưa được ăn Tết ngoài đảo nên chị rất muốn được một lần ra đó xem anh và đồng đội sống thế nào.
Ban ngày bận rộn việc trường lớp, chăm sóc con cái, chị dường như quên đi nỗi thiếu vắng chồng. Nhưng đêm về thì "khóc ướt đầm không biết bao nhiêu cái gối vì nhớ thương". Tình cảm vợ chồng, cha con chỉ còn biết gửi gắm qua phương tiện liên lạc duy nhất là chiếc điện thoại. Tối nào anh Long cũng gọi điện về nói chuyện cùng con gái nhỏ và động viên vợ. Bé Hương Giang thường líu lo hát theo điệu huýt sáo của bố. Nghe chồng động viên, chị lại nhắn anh rằng cứ yên tâm công tác, mọi việc ở nhà đã có chị lo lắng thay khiến anh cười nói "Phấn khởi quá, chẳng ai khéo được như vợ mình".
Hai vợ chồng lương thấp, căn nhà hai tầng nằm ở cuối thôn 7 xã Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội) xây thô từ năm 2011. Mỗi năm vợ chồng chị lại dành dụm, sửa sang thêm một ít. Đến nay đã 4 năm mà nhà vẫn nham nhở, chưa trát hết tường, chưa quét sơn. Năm mới anh chị muốn sinh thêm một đứa con nữa bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng chi phí sẽ rất tốn kém.
Cưới nhau được 9 năm, vợ chồng chị Xuân mới ăn Tết cùng nhau được 3 lần. Cái Tết đầm ấm nhất mà chị cảm nhận được là vào năm 2010, khi con gái Kiều Hương Giang ra đời. Cháu bé là kết quả của nhiều năm cố gắng chạy chữa, thuốc men của hai vợ chồng.
Nếu ở nhà, anh sẽ giúp vợ quét mạng nhện giăng đầy trên mái, mua ít xi măng trát lại nơi góc sân bị lở. Sáng 30 Tết, anh sẽ chở chị đi chợ mua sắm, làm mâm cơm tất niên. Có năm, anh còn mua cành đào nhỏ, có nhiều nụ hoa mới hé để trưng mấy ngày xuân. "Năm nào đón giao thừa mà không có anh ấy ở bên thì thấy hụt hẫng lắm", chị Xuân chia sẻ.
Cuộc sống ngoài Trường Sa, chị chỉ biết qua sách báo, tivi và những câu chuyện anh kể. Năm ngoái, chị được công đoàn ngành giáo dục tặng một chiếc điện thoại vì có chồng công tác ngoài Trường Sa, liền đưa lại cho anh dùng, để anh chụp ảnh về biển, hoa bàng vuông... cho vợ con xem. Chưa được ăn Tết ngoài đảo nên chị rất muốn được một lần ra đó xem anh và đồng đội sống thế nào.
Ban ngày bận rộn việc trường lớp, chăm sóc con cái, chị dường như quên đi nỗi thiếu vắng chồng. Nhưng đêm về thì "khóc ướt đầm không biết bao nhiêu cái gối vì nhớ thương". Tình cảm vợ chồng, cha con chỉ còn biết gửi gắm qua phương tiện liên lạc duy nhất là chiếc điện thoại. Tối nào anh Long cũng gọi điện về nói chuyện cùng con gái nhỏ và động viên vợ. Bé Hương Giang thường líu lo hát theo điệu huýt sáo của bố. Nghe chồng động viên, chị lại nhắn anh rằng cứ yên tâm công tác, mọi việc ở nhà đã có chị lo lắng thay khiến anh cười nói "Phấn khởi quá, chẳng ai khéo được như vợ mình".
Hai vợ chồng lương thấp, căn nhà hai tầng nằm ở cuối thôn 7 xã Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội) xây thô từ năm 2011. Mỗi năm vợ chồng chị lại dành dụm, sửa sang thêm một ít. Đến nay đã 4 năm mà nhà vẫn nham nhở, chưa trát hết tường, chưa quét sơn. Năm mới anh chị muốn sinh thêm một đứa con nữa bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng chi phí sẽ rất tốn kém.
Chị Lê Thị Linh xúc động khi được trực tiếp trò chuyện với chồng đang ở Trường Sa. Ảnh: Hoàng Phương. |
Chồng không có nhà nhưng chị Lê Thị Linh, giáo viên trường Mầm non Phúc Hòa (Phúc Thọ) vẫn gói bánh chưng, sắm Tết đầy đủ cho gia đình như lời anh dặn. Chồng chị, thiếu úy Khuất Huy Thục (29 tuổi) đang làm nhiệm vụ ở đảo Sinh Tồn Đông. Anh xung phong ra đảo từ tháng 5/2014, làm y sĩ ở trạm xá trên đảo. Khi đó, chị Linh đang mang thai được 7 tháng. Giờ con được hơn nửa năm nhưng chồng vẫn chưa được nhìn thấy con gái. Chị cũng không biết khi nào anh mới được về đất liền để cha con đoàn tụ.
Kết hôn 5 năm, anh chị có hai con gái nhỏ 3 tuổi và 6 tháng tuổi. Mỗi lần chị gọi điện, anh chỉ nói Tết nơi đảo xa sẽ đến muộn hơn so với đất liền, bởi đây là thời điểm các cán bộ, chiến sĩ căng mình luyện tập, sẵn sàng chiến đấu. Chuyện ngoài đảo anh hầu như không kể với vợ vì không muốn chị phải lo lắng. Anh chỉ dặn dò chị cứ yên tâm chăm sóc gia đình, các chiến sĩ ở ngoài đảo ăn Tết còn có đồng đội, sẽ bớt nhớ quê hương.
Mỗi lần nghe đài, tivi hát "vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em" là chị Linh lại thừ người, nỗi nhớ chồng ùa về. "Đón Tết không có chồng ở nhà dường như là thói quen của những người vợ có chồng bộ đội, đặc biệt là công tác ở Trường Sa", chị chia sẻ.
Chồng vì nhiệm vụ mà nhiều năm ăn Tết ở đảo xa, chị Bùi Thị Tuyết, giáo viên trường Mầm non Tuổi thơ Ngọc Khánh (Ba Đình) vẫn nhớ cảm giác tủi thân mỗi lần Tết đến. Khi đó, 3 mẹ con chị thường loanh quanh nhà họ hàng, không dám đi chúc Tết ở nhiều nơi. Nhìn thấy vợ chồng người khác tay trong tay, chị lại chạnh lòng mà nghĩ đến người chồng đang ở xa, thượng tá Lê Văn Bảo, trung đoàn trưởng Trung đoàn Radar 451 (Vùng 4 Hải quân).
Năm nào anh không ở nhà, chị cho các con về quê nội dưới Hà Nam thăm ông bà. Có năm, anh không đi đảo mà ở Cam Ranh, mấy mẹ con lại lặn lội vào trong đó cùng với chồng. Chị kể, Tết bộ đội vui lắm, thay vì nghe tiếng pháo hoa nổ đì đùng thì nghe tiếng còi tàu rền vang báo hiệu năm mới đến.
Lấy nhau 30 năm nhưng cộng gộp thời gian nghỉ phép, nghỉ Tết, về thăm gia đình, vợ chồng chị sống bên nhau được khoảng 5 năm. Cô gái Hà Nội gốc dịu dàng đồng ý làm vợ anh bộ đội hải quân dù khi ấy anh công tác mãi tận trong Cam Ranh (Khánh Hòa).
IMG-0753-6903-1423910204.jpg
Kết hôn 30 năm nhưng số lần vợ chồng cô giáo Bùi Thị Tuyết ăn Tết với nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ảnh chụp lại.
Ngày mới lấy nhau, người Nam, kẻ Bắc. Phương tiện liên lạc duy nhất của họ là những cánh thư đi đi về về. Có khi vài tháng chị mới nhận được thư chồng. Ngoài việc trường lớp, chị còn tranh thủ thời gian đi giúp việc, chạy chợ, bán hàng để có thêm tiền nuôi con. Chồng biết hết nhưng vì cuộc sống nên cũng đành chấp nhận. Tiêu chuẩn quân nhân mỗi tháng được một kg đường đỏ, anh lại dồn 3 tháng gửi về cho vợ con một lần. Mỗi lần đi đảo, có san hô, ốc biển đẹp là anh lại để dành mang về cho con gái.
Chị Tuyết tâm sự, những năm tháng ấy "bộ đội mà lấy giáo viên" là mẫu hình lý tưởng trong mắt người đời. Nhưng có trải qua rồi thì mới thấu hiểu hết vất vả của người lính và những người làm vợ lính. "Cô gái nào muốn làm vợ bộ đội thì phải chấp nhận từ lúc còn đang yêu, đến khi lấy nhau rồi thì sẽ tự lèo lái gia đình cho chồng yên tâm làm nhiệm vụ. Một mình đưa con đi viện, hỏng bóng đèn cũng tự sửa, ngày Tết không dám đến nhà ai chỉ vì sợ tủi thân... Người vợ phải chịu đựng nỗi nhớ nhung, xa cách thì người chồng cũng vì nhiệm vụ mà chịu thiệt thòi, hy sinh nhiều lắm", chị nhắn nhủ.
Ngày 13/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các cô giáo có chồng đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa nhân dịp Tết Ất Mùi. 14 nữ giáo viên nhận được 2 triệu đồng và phần quà Tết của Sở nhân dịp năm mới sắp về. Đây là hoạt động tri ân cũng như gửi gắm niềm tin của đất liền đối với các chiến sĩ nơi đảo xa.
"Chúng tôi rất tự hào khi trong ngành có những cô giáo có chồng đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Sở sẽ luôn tạo điều kiện, chăm sóc tốt nhất cho hậu phương để các chiến sĩ yên tâm công tác", ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội nói.