Người Nhật làm tình nguyện
08:34 12/11/2012 2012
Thanh niên tình nguyện Hai thanh niên ở hai thành phố khác nhau của đất nước “mặt trời mọc” đến phố cổ Hội An (Quảng Nam) để hoạt động tình nguyện vì môi trường.
Kana và Makoto, hai tình nguyện viên môi trường người Nhật Bản tại Hội An |
Đang công tác ổn định tại một công ty sản xuất đồ uống tại TP.Osaka (Nhật Bản), Abe Makoto (30 tuổi) quyết định tạm gác công việc để sang Việt Nam làm tình nguyện viên cho Tổ chức JICA. Nhờ vốn tiếng Việt khá sõi, hằng ngày Makoto tìm đến các doanh nghiệp đóng tại TP.Hội An để giới thiệu và thuyết phục họ áp dụng mô hình sản xuất thân thiện với môi trường. Anh chia sẻ: “Tôi sinh ra tại Niihama (tỉnh Ehime), một thành phố xanh của nước Nhật. Chính môi trường trong lành tại quê nhà đã khiến tôi luôn có suy nghĩ phải tìm cách bảo vệ môi trường trước những tác động của sản xuất công nghiệp”.
Qua khảo sát, điều tra xã hội học tại 150 đơn vị sản xuất, Makoto nhận thấy lượng rác thải hằng ngày tại các cơ sở này khá lớn. Trên cơ sở hiểu biết tập quán sản xuất của các doanh nghiệp, anh đưa ra những tham vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp này trong hoạt động sản xuất gắn với lợi ích môi trường. Ngoài ra, anh còn giới thiệu những công nghệ mới nhằm giảm thiểu tác hại của rác thải, khí thải.
Cũng giống Makoto, Koda Kana (29 tuổi), nhân viên marketing từ TP.Kawasaki (Nhật Bản) đến Hội An với ước mong góp phần giữ màu xanh cho thành phố du lịch này. Công việc hằng ngày của cô là đến các trường học trên địa bàn tuyên truyền cho học sinh cách phân loại rác tại nguồn và tái sử dụng rác. “Để những kiến thức bảo vệ môi trường đến với các em học sinh, mình phải vận dụng nhiều phương pháp trực quan, dễ hiểu như: tổ chức trò chơi tập thể, dã ngoại, vệ sinh trường học… Đồng thời, hướng dẫn, tập huấn cho đội ngũ giáo viên các trường với mục đích đào tạo họ thành những tuyên truyền viên môi trường trước khi mình về nước”, Kana cho biết. Ngoài ra, để công tác bảo vệ môi trường triệt để hơn, cô còn tìm đến các hộ gia đình vận động, giúp đỡ từng người dân phân loại rác thải.
Trước khi sang Việt Nam làm tình nguyện viên, Kana đã trải qua 2 kỳ thi sát hạch, học thêm 2 tháng tiếng Việt ở Nhật Bản, 3 tháng tiếp theo tại TP.Đà Nẵng. Những tưởng với nhiều cách biệt về ngôn ngữ, Kana sẽ bỏ ý định sang Việt Nam, nhưng cô đã vượt qua nhiều kỳ kiểm tra gian nan nhờ tình yêu cháy bỏng với môi trường. Giờ đây, Kana có thể nói được tiếng Việt một cách thành thạo, gặp gỡ và trao đổi với người dân phố cổ như nói chuyện với người nhà.
Rời quê hương và người chồng thân yêu, ở miền đất mới, Kana gặp phải nhiều khó khăn. Nhưng chính sự gần gũi của người dân phố cổ đã khiến Kana cảm thấy ấm áp hơn rất nhiều. Cô trải lòng: “Hội An cho tôi có cảm giác như được ở bên gia đình bởi người dân rất thân thiện và dễ gần”. Chính nhờ vậy, công tác tuyên truyền của Kana đạt được nhiều kết quả khả quan, người dân đã ý thức hơn trong việc phân loại rác.
Việt Nam giống Nhật Bản 20 năm trước
Đánh giá về việc bảo vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp, hai tình nguyện viên Makoto và Kana nói: “20 năm trước, đất nước chúng tôi cũng như đất nước các bạn thời điểm bây giờ. Chúng tôi hy vọng những hiểu biết và kiến thức của mình về cách phân loại rác thải sẽ giúp người dân xây dựng một Hội An xanh hơn”.
Tweet
Qua khảo sát, điều tra xã hội học tại 150 đơn vị sản xuất, Makoto nhận thấy lượng rác thải hằng ngày tại các cơ sở này khá lớn. Trên cơ sở hiểu biết tập quán sản xuất của các doanh nghiệp, anh đưa ra những tham vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp này trong hoạt động sản xuất gắn với lợi ích môi trường. Ngoài ra, anh còn giới thiệu những công nghệ mới nhằm giảm thiểu tác hại của rác thải, khí thải.
Cũng giống Makoto, Koda Kana (29 tuổi), nhân viên marketing từ TP.Kawasaki (Nhật Bản) đến Hội An với ước mong góp phần giữ màu xanh cho thành phố du lịch này. Công việc hằng ngày của cô là đến các trường học trên địa bàn tuyên truyền cho học sinh cách phân loại rác tại nguồn và tái sử dụng rác. “Để những kiến thức bảo vệ môi trường đến với các em học sinh, mình phải vận dụng nhiều phương pháp trực quan, dễ hiểu như: tổ chức trò chơi tập thể, dã ngoại, vệ sinh trường học… Đồng thời, hướng dẫn, tập huấn cho đội ngũ giáo viên các trường với mục đích đào tạo họ thành những tuyên truyền viên môi trường trước khi mình về nước”, Kana cho biết. Ngoài ra, để công tác bảo vệ môi trường triệt để hơn, cô còn tìm đến các hộ gia đình vận động, giúp đỡ từng người dân phân loại rác thải.
Trước khi sang Việt Nam làm tình nguyện viên, Kana đã trải qua 2 kỳ thi sát hạch, học thêm 2 tháng tiếng Việt ở Nhật Bản, 3 tháng tiếp theo tại TP.Đà Nẵng. Những tưởng với nhiều cách biệt về ngôn ngữ, Kana sẽ bỏ ý định sang Việt Nam, nhưng cô đã vượt qua nhiều kỳ kiểm tra gian nan nhờ tình yêu cháy bỏng với môi trường. Giờ đây, Kana có thể nói được tiếng Việt một cách thành thạo, gặp gỡ và trao đổi với người dân phố cổ như nói chuyện với người nhà.
Rời quê hương và người chồng thân yêu, ở miền đất mới, Kana gặp phải nhiều khó khăn. Nhưng chính sự gần gũi của người dân phố cổ đã khiến Kana cảm thấy ấm áp hơn rất nhiều. Cô trải lòng: “Hội An cho tôi có cảm giác như được ở bên gia đình bởi người dân rất thân thiện và dễ gần”. Chính nhờ vậy, công tác tuyên truyền của Kana đạt được nhiều kết quả khả quan, người dân đã ý thức hơn trong việc phân loại rác.
Việt Nam giống Nhật Bản 20 năm trước
Đánh giá về việc bảo vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp, hai tình nguyện viên Makoto và Kana nói: “20 năm trước, đất nước chúng tôi cũng như đất nước các bạn thời điểm bây giờ. Chúng tôi hy vọng những hiểu biết và kiến thức của mình về cách phân loại rác thải sẽ giúp người dân xây dựng một Hội An xanh hơn”.