“Ngân hàng nhà trọ” sinh viên
09:07 17/12/2012 2055
3 Phong trào Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TPHCM đều không đủ các khu ký túc xá để đáp ứng nhu cầu ăn ở của sinh viên. Phần lớn các sinh viên tỉnh xa phải tự tìm nhà trọ xung quanh trường để tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên, để tìm được một nhà trọ ưng ý với giá cả hợp lý luôn là bài toán khó với nhiều sinh viên.
Hướng dẫn sinh viên làm hợp đồng thuê nhà. |
Xuất phát từ thực tế trên, vào tháng 9-2010, Ban Hỗ trợ sinh viên - Hội Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 TPHCM đã cho ra đời chương trình “Ngân hàng nhà trọ” cho sinh viên. Mục tiêu của chương trình là cung cấp đầy đủ thông tin các nhà trọ tốt đến các bạn sinh viên trong trường. Nguồn nhà trọ được lấy từ các địa chỉ nhà trọ trong đợt tiếp sức mùa thi trước đó, cùng với các địa chỉ mà 4 thành viên ban đầu của chương trình tìm được. Các bạn đã tổng hợp danh sách, đưa ra những tiêu chí chung cho nhà trọ, sau đó sàng lọc trong danh sách đó những địa chỉ nhà trọ tốt nhất đưa vào “Ngân hàng nhà trọ”.
Thông tin về chương trình “Ngân hàng nhà trọ” được phổ biến rộng rãi đến các lớp trong trường. Sinh viên nào cần tìm nhà trọ có thể gọi điện thoại, gửi email hoặc gặp trực tiếp Ban Hỗ trợ sinh viên để được cung cấp thông tin về nhà trọ đúng với nhu cầu mình cần. Các địa chỉ của “Ngân hàng nhà trọ” chủ yếu trên địa bàn các phường thuộc quận Bình Thạnh, khu vực lân cận Trường Đại học Ngoại thương.
Đến nay, chương trình đã có 12 thành viên do bạn Chu Lan Anh (sinh viên năm 3) phụ trách với cách thức hoạt động ngày càng linh động và mở rộng hơn. Thường ngày, các thành viên tham gia chương trình đi khảo sát các khu nhà trọ, giữ liên lạc với chủ nhà để cập nhật thường xuyên danh sách nhà trọ. Con số địa chỉ nhà trọ của chương trình này hiện nay đã lên đến gần 900 với tiêu chí: đảm bảo an ninh, cơ sở vật chất tốt, không gian thoáng mát và giá cả vừa phải.
Từ ngày tổ chức chương trình đến nay, mỗi tháng có khoảng 25 - 30 sinh viên tìm được nhà trọ. Đáng nói là chưa có trường hợp nào phải thất vọng sau khi tìm được nhà trọ, bởi các thành viên của chương trình luôn quan tâm ngay từ đầu việc giúp đỡ các bạn làm hợp đồng thuê nhà sao cho chặt chẽ hoặc tháo gỡ những vướng mắc nếu có xảy ra tranh chấp giữa người ở trọ và chủ nhà trọ. “Khách hàng” của “Ngân hàng nhà trọ” chủ yếu là các tân sinh viên ở tỉnh xa, bỡ ngỡ khi mới đặt chân đến thành phố.
Hiện nay, nhiều trường đại học khác trên cả nước cũng tổ chức chương trình này, giúp các sinh viên tháo gỡ phần nào khó khăn về nơi ăn chốn ở khi chân ướt, chân ráo bước vào giảng đường đại học. Đáng ghi nhận là chương trình triển khai ở Viện Đại học mở Hà Nội với gần 1.000 nhà trọ nằm trong “kho” của “ngân hàng”.
Anh Phạm Đại Tuấn Anh, Chánh văn phòng Hội Sinh viên TPHCM, đánh giá cao những chương trình như thế này. Anh cho biết “Ngân hàng nhà trọ” đã mang lại nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên trong việc tìm kiếm nhà trọ. Ở chương trình này, mọi thông tin về nhà trọ đều được cập nhật liên tục, công khai và có chất lượng tốt. Mô hình này cần được nhân rộng hơn nữa ở các trường”.
Tweet
Thông tin về chương trình “Ngân hàng nhà trọ” được phổ biến rộng rãi đến các lớp trong trường. Sinh viên nào cần tìm nhà trọ có thể gọi điện thoại, gửi email hoặc gặp trực tiếp Ban Hỗ trợ sinh viên để được cung cấp thông tin về nhà trọ đúng với nhu cầu mình cần. Các địa chỉ của “Ngân hàng nhà trọ” chủ yếu trên địa bàn các phường thuộc quận Bình Thạnh, khu vực lân cận Trường Đại học Ngoại thương.
Đến nay, chương trình đã có 12 thành viên do bạn Chu Lan Anh (sinh viên năm 3) phụ trách với cách thức hoạt động ngày càng linh động và mở rộng hơn. Thường ngày, các thành viên tham gia chương trình đi khảo sát các khu nhà trọ, giữ liên lạc với chủ nhà để cập nhật thường xuyên danh sách nhà trọ. Con số địa chỉ nhà trọ của chương trình này hiện nay đã lên đến gần 900 với tiêu chí: đảm bảo an ninh, cơ sở vật chất tốt, không gian thoáng mát và giá cả vừa phải.
Từ ngày tổ chức chương trình đến nay, mỗi tháng có khoảng 25 - 30 sinh viên tìm được nhà trọ. Đáng nói là chưa có trường hợp nào phải thất vọng sau khi tìm được nhà trọ, bởi các thành viên của chương trình luôn quan tâm ngay từ đầu việc giúp đỡ các bạn làm hợp đồng thuê nhà sao cho chặt chẽ hoặc tháo gỡ những vướng mắc nếu có xảy ra tranh chấp giữa người ở trọ và chủ nhà trọ. “Khách hàng” của “Ngân hàng nhà trọ” chủ yếu là các tân sinh viên ở tỉnh xa, bỡ ngỡ khi mới đặt chân đến thành phố.
Hiện nay, nhiều trường đại học khác trên cả nước cũng tổ chức chương trình này, giúp các sinh viên tháo gỡ phần nào khó khăn về nơi ăn chốn ở khi chân ướt, chân ráo bước vào giảng đường đại học. Đáng ghi nhận là chương trình triển khai ở Viện Đại học mở Hà Nội với gần 1.000 nhà trọ nằm trong “kho” của “ngân hàng”.
Anh Phạm Đại Tuấn Anh, Chánh văn phòng Hội Sinh viên TPHCM, đánh giá cao những chương trình như thế này. Anh cho biết “Ngân hàng nhà trọ” đã mang lại nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên trong việc tìm kiếm nhà trọ. Ở chương trình này, mọi thông tin về nhà trọ đều được cập nhật liên tục, công khai và có chất lượng tốt. Mô hình này cần được nhân rộng hơn nữa ở các trường”.