Đưa biển, đảo đến với học sinh tiểu học
18:36 07/05/2015 1532
Thanh niên tình nguyện Mới học năm 2, Khoa Giáo dục tiểu học và mầm non, Trường ĐH Quy Nhơn, nhưng cô sinh viên Phan Minh Nhựt (quê Bình Định) đã trở thành một trong 11 tác giả được nhận giải trong cuộc thi “Giải thưởng nghiên cứu Biển Đông năm 2014” với phần thưởng 15 triệu đồng.
Cuộc thi trên do Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông phát động dành cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, học giả, nhà nghiên cứu trên toàn quốc. Đề tài mà Phan Minh Nhựt thực hiện có tên Giáo dục kiến thức biển - đảo cho học sinh tiểu học qua môn Tự nhiên - Xã hội. Đề tài có 3 chương, dài gần 80 trang, gồm tiểu luận và tranh, ảnh minh họa.
Phan Minh Nhựt (phải) và cô giáo |
Chương một nói về những vấn đề chung về tình hình biển đảo VN; chương hai khái quát tình hình thực tế tranh chấp trên Biển Đông hiện nay; chương ba là đưa giáo dục kiến thức biển đảo vào chương trình cho học sinh tiểu học qua bộ môn Tự nhiên - Xã hội.
Nhựt kể lại: “Em biết đến cuộc thi này là nhờ có cô giáo Nguyễn Thị Tường Loan, giảng viên
Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông do Học viện Ngoại giao, Đại sứ Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia và Đại sứ Nguyễn Đức Hùng, nguyên Đại sứ VN tại Singapore, Canada, cùng đồng sáng lập; đã được Bộ Nội vụ cấp phép thành lập và công nhận đủ điều kiện hoạt động từ tháng 1.2014. |
bộ môn Tự nhiên - Xã hội trên khoa giới thiệu và hướng dẫn thực hiện. Lúc đầu, em cũng không hình dung sẽ làm một đề tài nghiên cứu ra sao, nhưng càng làm, em càng thấy hứng thú vì vấn đề này thiết thực, hữu ích, nhất là tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chủ quyền, lãnh thổ biển đảo của nước ta cho các em học sinh ngay ở cấp tiểu học”.
Tại buổi bảo vệ đề tài ở Hà Nội vào cuối tháng 3.2015, trước Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Biển Đông như PGS-TS, thiếu tướng Lê Văn Cương, thiếu tướng Trần Văn Hương (Bộ Quốc phòng), PGS.TS Vũ Thanh Ca - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý biển và hải đảo… Phan Minh Nhựt đã tự tin trả lời các câu hỏi khó như giáo viên làm thế nào để có thể đưa nội dung đề tài vào giảng dạy và liệu học sinh tiểu học có thể “tiêu hóa” được lượng kiến thức đó không. Cách giải quyết của Nhựt cho cả 2 vấn đề này đều phụ thuộc phần lớn vào giáo viên. Có trang bị, trau dồi kiến thức biển đảo tốt, dựa vào trình độ học sinh, tình hình thực tế cơ sở vật chất và quyết tâm thì người đứng lớp sẽ làm được.
Cô Nguyễn Thị Tường Loan nói thêm, thật ra, việc lồng ghép kiến thức biển đảo cho các em cũng không quá khó. Chẳng hạn, khi dạy bài về cá, giáo viên sẽ hỏi cá sống ở đâu các em? Cá sống ở sông, suối, hồ, biển, vậy các em có biết nước ta có những vùng biển nào và có những quần đảo nào không?... Với cả hai cô trò, việc cụ thể hóa tình yêu đất nước, ý thức về chủ quyền qua những trang giáo án cho học sinh vô cùng thú vị. Bài giảng vì thế mà mở rộng, hấp dẫn hơn và đóng một vai trò thiết thực hơn trong việc giáo dục cho các em ngay từ buổi đầu đến lớp.