1 ngày và nước sạch nghĩa tình
14:38 04/05/2016 1116
3 Phong trào Lần đầu tiên, một lực lượng thanh niên tình nguyện hùng hậu quy tụ từ các cơ sở đoàn, ban ngành tỉnh Sóc Trăng đã cùng nhau thực hiện công trình thanh niên đầy ý nghĩa.
“Khi đưa kế hoạch đến các cơ quan, cơ sở đoàn về chương trình này tôi cũng không ngờ lại có phản hồi tích cực đến vậy, tất cả đều đồng loạt hưởng ứng rất nhiệt tình", đồng chí Nguyễn Thành Duy - Phó bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng nói.
Đó là công trình “Nước sạch nghĩa tình” do báo Tuổi Trẻ và Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp tổ chức sáng 23-4.
Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày, hơn 3.360m đường ống nước đã được lắp đặt đưa nước ngọt đến từng hộ dân tại ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã và đang chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn khắc nghiệt.
Cả xóm vui như hội
Từ 3g sáng, hơn 200 đoàn viên thuộc Trường quân sự QK9 đã tập hợp đầy đủ chuẩn bị nào cuốc, xẻng, búa để bắt tay đào đường. Bạn Nguyễn Bắc Son cho biết mặc dù từ thành phố xuống xã chỉ hơn 30km nhưng vì quyết tâm phải làm xong trong ngày để bà con có nước dùng ngay nên dẫu có đi sớm hơn dự định cũng không ai nề hà gì.
Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Chánh, thành viên thuộc Hội cựu chiến binh ấp Nam Chánh, cũng tất bật sắp xếp gần 30 thùng nước uống để phục vụ cho thanh niên đào đường mà ông cùng các thành viên trong hội đã mua từ mấy ngày trước đó.
Đó là công trình “Nước sạch nghĩa tình” do báo Tuổi Trẻ và Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp tổ chức sáng 23-4.
Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày, hơn 3.360m đường ống nước đã được lắp đặt đưa nước ngọt đến từng hộ dân tại ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã và đang chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn khắc nghiệt.
Cả xóm vui như hội
Từ 3g sáng, hơn 200 đoàn viên thuộc Trường quân sự QK9 đã tập hợp đầy đủ chuẩn bị nào cuốc, xẻng, búa để bắt tay đào đường. Bạn Nguyễn Bắc Son cho biết mặc dù từ thành phố xuống xã chỉ hơn 30km nhưng vì quyết tâm phải làm xong trong ngày để bà con có nước dùng ngay nên dẫu có đi sớm hơn dự định cũng không ai nề hà gì.
Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Chánh, thành viên thuộc Hội cựu chiến binh ấp Nam Chánh, cũng tất bật sắp xếp gần 30 thùng nước uống để phục vụ cho thanh niên đào đường mà ông cùng các thành viên trong hội đã mua từ mấy ngày trước đó.
Thanh niên tình nguyện đào đường ống nước cho bà con nghèo giữa trưa mùa nắng nóng khắc nghiệt |
“Nghe tin mấy đứa nhỏ xuống đào đường dẫn ống nước ngọt về đây mà tụi tui mừng khôn xiết, mấy bữa nay cứ đứng ngồi không yên, trông mong từng ngày một” - ông Chánh vui mừng nói.
Trời tờ mờ sáng thì cả ấp nhộn nhịp hẳn lên, hàng trăm xe máy của đoàn viên thanh niên khắp nơi chạy về dọc hai bên con kênh, ai nấy cũng tay mang cuốc xẻng hồ hởi, vui vẻ vô cùng.
Chỉ sau 10 phút tổ chức lễ khởi công ngắn gọn, hơn 1.000 thanh niên đã chia nhau tỏa ra dọc các cánh đồng đang khô cháy, nhóm khác thì đến hai bên đường vào tận nhà dân để bắt đầu đào các tuyến đường dẫn ống nước sạch về cho bà con trong vùng.
Vì đất khô cằn do hạn mặn kéo dài cộng thêm cái nắng gay gắt trong nhiều ngày qua nên việc đào đường của nhiều thanh niên tình nguyện đã gặp không ít khó khăn.
Áo mướt mồ hôi mệt lả, vậy mà anh Danh Hiền Thế Khoa, cán bộ Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Sóc Trăng, vẫn vui vẻ phân bua: “Anh em tụi tui thay nhau cùng làm, bạn nào mệt thì nghỉ cho khỏe lại rồi làm tiếp, đào đất mà không xong thì còn làm được gì nữa”.
Bởi hầu hết là dân tay ngang nên trước khi bắt tay vào việc, toàn bộ lực lượng thanh niên đào đường đặt ống nước đều được cán bộ thuộc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh hướng dẫn đào đường dẫn theo đúng quy cách nên mọi người bắt tay vào việc cũng khá thuần thục.
Huy động lực lượng đông nhất
Đồng chí Nguyễn Thành Duy, phó bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, cho biết đây là hoạt động xây dựng công trình cho dân tập hợp thanh niên tình nguyện các ban ngành đông nhất, ý nghĩa nhất từ trước đến nay. “Khi đưa kế hoạch đến các cơ quan, cơ sở đoàn về chương trình này tôi cũng không ngờ lại có phản hồi tích cực đến vậy, tất cả đều đồng loạt hưởng ứng rất nhiệt tình” - đồng chí Duy kể.
Ngoài ra, các lực lượng thanh niên khác đến từ các sở, ban ngành trong tỉnh cũng tham gia ngày công ý nghĩa này như: Bệnh viện Đa khoa, Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, các trường THPT, ủy ban tỉnh...
Ông Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Sóc Trăng, cho biết Trung tâm đã huy động toàn bộ từ lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên cùng tham gia hoạt động này.
Và hơn ai hết ông rất thấu hiểu nỗi nhọc nhằn khi người dân không có nước sạch để dùng, trong khi lực lượng mình thừa khả năng hỗ trợ. Cho nên sau khi đoàn viên thanh niên đào xong các đường dẫn thì nhân viên bên trung tâm bắt đầu làm việc. Từ việc đưa đường ống xuống đất, lắp đường dẫn nhỏ vô nhà dân rồi lắp đồng hồ nước cho từng hộ dân đều được làm trong một buổi.
Ông Đặng Thanh Quang, phó chủ tịch UBND huyện Trần Đề, nói thấy bà con gặp khó khăn nhìn rất xót xa mà nguồn lực của địa phương thì không thể, nếu không có toàn thể lực lượng thanh niên cùng hợp lực lại và đặc biệt là bạn đọc báo Tuổi Trẻ quan tâm tài trợ thì chắc chắn chưa biết bao giờ nước ngọt đến với người dân nơi đây.
Đến 15g chiều mọi việc lắp đặt đường ống dẫn nước đã hoàn tất, các kỹ thuật viên ở trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường kiểm tra lại các mạch nhỏ, thử van dẫn nước lần cuối cùng của công đoạn, và nước ngọt đã đến đầy đủ cung cấp cho hơn 70 hộ dân trong ấp dùng.
Gần 1.000 đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan, đoàn khối, quân đội tỉnh Sóc Trăng đã tham gia khởi công công trình thanh niên “Nước sạch nghĩa tình” tại ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Chương trình do báo Tuổi Trẻ và Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp tổ chức.
Trong vòng một ngày, các thanh niên tình nguyện đã mở rộng đào hơn 3,3km đường lắp đặt hơn 600 ống nhựa để đưa nước từ trạm cấp nước thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình đến từng hộ dân đang thiếu nước ngọt trầm trọng trong vùng với kinh phí 180 triệu đồng do bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp từ chương trình “Nước cho vùng hạn mặn”.
Mừng như bắt được vàng
Người dân trong ấp nghe nói sắp có nước ngọt vô tận nhà để dùng thì mừng như bắt được vàng.
Ông Trần Văn Phâu (54 tuổi) hồ hởi chạy ra khoe: “Mấy đứa vô coi chú đào vậy được chưa, sợ tụi bây cực nên tao đào từ mấy bữa trước rồi nè”. Không chỉ mình ông Phâu, nhiều bà con nghe nói sắp lắp đặt đường ống nước ai nấy cũng tự đào sẵn đường ở đoạn nhà mình, có người di dời từng tấm đan ximăng chừa chỗ cho thanh niên đến đào đường ống dễ dàng hơn.
Bà Trần Thị Chia (71 tuổi) ở ấp Nam Chánh được coi là người nghèo nhất xóm. Vậy mà có hơn chục cây dừa để dành từ bấy lâu hôm nay bà kêu thanh niên trong xóm bẻ xuống hết cho mấy thanh niên đào đường uống đỡ khát.
“Có gì đâu, mấy thuở mới có mấy cháu về làm vui cả xóm như vậy, bà tằn tiện mấy bữa đâu có sao. Xài nước mặn quen rồi, giờ có nước ngọt về tới nhà bà mừng dữ lắm” - bà Chia phấn khởi.