Thiết thực công trình số hóa thông tin các bia mộ liệt sĩ của bạn trẻ TP. Hồ Chí Minh
08:21 31/07/2018 3001
Tuổi trẻ sáng tạo Web.ĐTN: Với hơn 14.300 bia mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh được số hóa đưa vào website và bản đồ trực tuyến đã giúp người thân, đồng đội chia sẻ tin tức, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
Đó là công trình rất ý nghĩa của Hội Sinh viên TP. Hồ Chí Minh, lực lượng thực hiện nòng cốt là các bạn trẻ thuộc sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Công trình xuất phát từ sự ứng dụng những kiến thức chuyên ngành học tập trong nhà trường để phục vụ đời sống sinh hoạt của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nhận thấy ý nghĩa và tiện ích từ việc số hóa các dữ liệu về các mộ liệt sĩ sẽ giúp kết nối đồng đội, người thân của các liệt sỹ dễ dàng hơn, bằng những kinh nghiệm lập trình, các thành viên của đội tình nguyện đã xây dựng một hệ thống quản lý mộ liệt sĩ hoàn toàn mới vì thực tế tại thời điểm đó chưa có một phần mềm nào về quản lý bia mộ.
Với mỗi chuyên ngành học khác nhau, các tình nguyện viên đã phân công, đảm nhận nhiệm vụ phù hợp. Cụ thể, các sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin phụ trách các mảng về xây dựng phần mềm, số hóa dữ liệu, số hóa bản đồ, còn sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện việc thông tin lưu trữ, ghi lại những thông tin, tìm kiếm và chắt lọc những thông tin, tích hợp những nguồn thông tin các ngôi một liệt sĩ.
Công trình xuất phát từ sự ứng dụng những kiến thức chuyên ngành học tập trong nhà trường để phục vụ đời sống sinh hoạt của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nhận thấy ý nghĩa và tiện ích từ việc số hóa các dữ liệu về các mộ liệt sĩ sẽ giúp kết nối đồng đội, người thân của các liệt sỹ dễ dàng hơn, bằng những kinh nghiệm lập trình, các thành viên của đội tình nguyện đã xây dựng một hệ thống quản lý mộ liệt sĩ hoàn toàn mới vì thực tế tại thời điểm đó chưa có một phần mềm nào về quản lý bia mộ.
Với mỗi chuyên ngành học khác nhau, các tình nguyện viên đã phân công, đảm nhận nhiệm vụ phù hợp. Cụ thể, các sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin phụ trách các mảng về xây dựng phần mềm, số hóa dữ liệu, số hóa bản đồ, còn sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện việc thông tin lưu trữ, ghi lại những thông tin, tìm kiếm và chắt lọc những thông tin, tích hợp những nguồn thông tin các ngôi một liệt sĩ.
Các bạn trẻ của nhóm tình nguyện thực hiện công trình số hóa các dữ liệu về các mộ liệt sĩ |
Hơn 14.000 thông tin liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng tại Nghĩa trang liệt sỹ TP. Hồ Chí Minh đã được tích hợp trên website: www.anhhunglietsy.vn và bản đồ số.
Ngoài ra, khoảng 100 bia mộ anh hùng liệt sĩ tiêu biểu đang được bổ sung tiểu sử, hình ảnh. Giao diện website được thiết kế phù hợp với người dùng lớn tuổi, ít am hiểu máy tính. Một màn hình cảm ứng kết nối máy tính, máy in được lắp đặt tại phòng thờ của nghĩa trang để phục vụ khách đến viếng tìm kiếm và in thông tin về liệt sĩ.
Được biết, phần mềm hoạt động theo 2 hướng, một là tìm kiếm theo thông tin có sẵn (ví dụ như họ tên, quê quán, năm sinh, năm mất). Hai là hiển thị thông tin theo vị trí cụ thể của một ngôi mộ. Phần mềm cũng có chức năng “cung cấp thêm tiểu sử” dành cho những người thụ hưởng, là thân nhân, đồng đội. Khi thấy tiểu sử các anh hùng liệt sĩ chưa đầy đủ, những người thụ hưởng có thể gửi cung cấp thêm hình ảnh, thông tin, các câu chuyện liên quan, những dữ liệu này sẽ được kiểm chứng và công bố trên hệ thống.
Giao diện của website www.anhhunglietsy.vn |
Các gia đình thân nhân, thế hệ trẻ muốn tìm kiếm thông tin về các anh hùng liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng có thể tìm theo các chức năng như: tên, quê quán, đơn vị, năm sinh, năm mất và biết chính xác vị trí ngôi mộ trong khu vực nghĩa trang rộng gần 30ha. Đây là lần đầu tiên danh sách thông tin liệt sĩ của Nghĩa trang liệt sĩ thành phố được công bố rộng rãi trên Internet thay vì chỉ phục vụ công tác quản lý nội bộ như trước nay.
Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Công nghệ thông tin Lê Viết Hưng chia sẻ: "Khi thực hiện công trình này, chúng tôi mong muốn website sẽ trở thành kênh tương tác cho thân nhân, đồng đội chia sẻ cảm xúc, cung cấp di vật, hình ảnh về liệt sĩ, giúp ích cho việc tìm kiếm hài cốt, thuận tiện cho các gia đình ở xa TP.Hồ Chí Minh tra cứu thuận lợi. Sau khi số hóa thông tin của Nghĩa trang liệt sỹ TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện số hóa các bia mộ của các nghĩa trang khác trên địa bàn”.
“Chúng tôi rất tự hào vì đã đóng góp sức trong gắn kết các thân nhân cho xã hội, đất nước, gia đình các liệt sỹ. Bên cạnh đó, với phương tiện tra cứu tốt hơn, hy vọng học sinh, thanh niên có thể tìm hiểu sâu hơn về những anh hùng liệt sĩ ngay trên quê hương mình”. - Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Công nghệ thông tin cho biết.
Với việc tích hợp các hình ảnh, tiểu sử, tư liệu của các anh hùng liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác giảng dạy, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; hỗ trợ các gia đình, thân nhân, đồng đội; chủ động cung cấp những di vật, tư liệu, câu chuyện của các anh hùng liệt sỹ... tạo nguồn dữ liệu phong phú cho công tác giáo dục.
Đồng chí Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chù tịch Hội Sinh viên Việt Nam trao giải thưởng 9/1 cho các mô hình hay của Hội Sinh viên, trong đó có công trình số hóa các bia mộ liệt sĩ của Hội Sinh viên TP. Hồ Chí Minh |
Trước những giá trị thiết thực của công trình số hóa thông tin các bia mộ liệt sĩ mang lại cho xã hội, Hội Sinh viên TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự giành giải thưởng 9/1 của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tại hội nghị BCH Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam mở rộng lần thứ 8 khóa IX diễn ra vào ngày 10/7/2018.