Sức trẻ Yên Bái trong phát triển mô hình du lịch cộng đồng
10:19 11/09/2018 3436
Tuổi trẻ sáng tạo Web.ĐTN: Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với khai thác phục vụ mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh. Tỉnh đoàn Yên Bái đã ban hành Đề án “Tuổi trẻ Yên Bái tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2017 - 2022”.
Đã từ lâu, Yên Bái được biết đến là mảnh đất vùng cao Tây Bắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, với cảnh đẹp trữ tình, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trải đều các huyện trên địa bàn tỉnh, có thể kể đến như: huyện Trạm tấu với Suối nước nóng thiên nhiên, thác Háng Tề Chơ hùng vĩ; thị xã Nghĩa Lộ với điệu múa xòe cổ được ghi vào kỷ lục guiness Việt Nam, huyện Yên Bình với nhà máy Thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc hay danh thắng quốc gia ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải…
Đây là những tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng để tỉnh Yên Bái khai thác phát huy các giá trị, tiềm năng về du lịch, từ đó nâng cao đời sống cho người dân, trong đó có thanh niên.
Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với khai thác phục vụ mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh, tạo môi trường đoàn kết, tập hợp, đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, Tỉnh đoàn Yên Bái đã ban hành Đề án “Tuổi trẻ Yên Bái tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2017 – 2022”.
Theo đó, Đề án được triển khai thực hiện từng năm với những nội dung như: tổ chức tập huấn khởi sự kinh doanh, tọa đàm, diễn đàn Tuổi trẻ Yên Bái với bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và ra mắt mô hình phát triển kinh tế du lịch cộng đồng, các mô hình thanh niên tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức Hội thi tuyên truyền viên tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Đây là những tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng để tỉnh Yên Bái khai thác phát huy các giá trị, tiềm năng về du lịch, từ đó nâng cao đời sống cho người dân, trong đó có thanh niên.
Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với khai thác phục vụ mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh, tạo môi trường đoàn kết, tập hợp, đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, Tỉnh đoàn Yên Bái đã ban hành Đề án “Tuổi trẻ Yên Bái tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2017 – 2022”.
Theo đó, Đề án được triển khai thực hiện từng năm với những nội dung như: tổ chức tập huấn khởi sự kinh doanh, tọa đàm, diễn đàn Tuổi trẻ Yên Bái với bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và ra mắt mô hình phát triển kinh tế du lịch cộng đồng, các mô hình thanh niên tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức Hội thi tuyên truyền viên tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Các hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Yên Bái |
Cụ thể hóa thực hiện Đề án, trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2018, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo thành lập Đội Thanh niên tình nguyện (TNTN) cấp tỉnh gồm 30 đội viên, đến tình nguyện tại Bản Khéo, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là điểm mới so với chiến dịch thanh niên tình nguyện hè hàng năm, với nhiều đội hình thanh niên tình nguyện cấp tỉnh dàn trải tại các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh.
30 thành viên Đội TNTN cấp tỉnh hoạt động trong 10 ngày tập trung vào các nội dung hỗ trợ, hướng dẫn bà con nhân dân và đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình homestay, quy hoạch khuôn viên, vườn rau, ao cá, đường hoa để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; tổ chức 01 lớp tập huấn phát triển du lịch cộng đồng cho đoàn viên thanh niên và nhân dân trong bản. Bên cạnh đó, Đội Thanh niên tình nguyện đã thực hiện công trình “Thắp sáng đường quê” với chiều dài gần 1,5km quanh bản; làm sân chơi cho các em thiếu nhi có nơi sinh hoạt hè thuận lợi; vệ sinh, đào rãnh thoát nước đường làng ngõ xóm…
Không chỉ riêng đội Thanh niên tình nguyện cấp tỉnh, các đội hình thanh niên tình nguyện tại các huyện, thị, thành phố cũng tích cực tham gia tập trung vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới và phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Theo đó, đã mở mới và tu sửa 65,7km đường giao thông nông thôn; xây dựng 05 tuyến đường thanh niên tự quản “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”; Xây mới, sửa chữa 69 điểm vui chơi, sân chơi cho thiếu nhi; 10 hoạt động khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho 1.560 người. Các cấp bộ Đoàn cũng chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thiết thực như tổ chức ra quân phát quang bụi râm, vệ sinh khu di tích lịch sử, tuyến đường dẫn vào địa điểm du lịch; trồng hoa hai bên đường vào làng, bản; tích cực tuyên truyền trên mạng xã hội về các danh lam thắng cảnh, địa điểm đẹp, nét văn hóa độc đáo để quảng bá, giới thiệu đến bạn bè gần xa và để đoàn viên thanh niên, nhân dân hiểu rõ về tiềm năng du lịch, có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường cũng như các di sản của địa phương.
Sức trẻ đang vươn mình trỗi dậy, đánh thức vẻ đẹp còn tiềm ẩn của quê hương, khi mà xuất hiện ngày càng nhiều thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu qua các mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Đó là thầy giáo trẻ Vũ Mạnh Cường ở vùng cao Trạm Tấu không nản chí khi đã từng thất bại với trang trại chăn nuôi, tận dụng dòng nước nóng tự nhiên để xây dựng mô hình suối khoáng nóng, homestay nổi tiếng trong cộng đồng mạng xã hội với vẻ đẹp lãng mạn thu hút vài trăm lượt khách mỗi ngày.
Từ hai bàn tay trắng, thầy giáo trẻ Vũ Mạnh Cường đã biến vùng núi hoang vắng ở bản Hát Lừu (huyện Trạm Tấu, Yên Bái) thành khu nghỉ dưỡng homestay nổi tiếng vùng Tây Bắc. Nhận thấy vùng đất Hát Lìu tuy nghèo nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước khoáng nóng tự nhiên chảy ra từ núi, cảnh quan thiên nhiên lại hữu tình, anh Cường lại nảy ý tưởng đầu tư kinh doanh bể tắm nước nóng.
Với mức giá vé chỉ từ 5.000 - 10.000 đồng/lượt, ban đầu, các gia đình trong thị trấn háo hức đưa con em đến đây tắm bể suối khoáng, song chỉ duy trì được 3 tháng thì bể nước nóng đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, bởi khách đến thưa vắng dần.
Anh Cường kể: “Mình chưa kinh doanh du lịch bao giờ nên cũng hoang mang lắm. Nếu tiếp tục khai thác thị trường trong huyện thì không thể thành công. Và mình bắt đầu lên mạng học hỏi mô hình kinh doanh du lịch homestay thu hút khách từ dưới xuôi lên”.
Điểm ấn tượng với du khách khi đến đây chính là được ngâm mình trong hồ khoáng nóng 40 độ C trong vắt vừa ngắm khung cảnh bình minh ruộng bậc thang. Dần dần, tiếng lành đồn xa, nhờ mạng xã hội chia sẻ, đông đảo khách du lịch từ Yên Bái, Sơn La, Hà Nội đổ về khu nghỉ dưỡng nước nóng Trạm Tấu. Suối nước nóng Trạm Tấu của thầy giáo Cường trở thành điểm “check in” không thể bỏ qua của khách du lịch trong hành trình đến Yên Bái.
Các hướng dẫn viên du lịch mô hình homsay mặc trang phục người dân tộc Tày sẵn sàng phục vụ du khách |
Một cô gái nhỏ nhắn nhưng mang trong mình quyết tâm lớn vực lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc tày ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên đã lan tỏa ước mơ xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ra khắp bản… Đó là bạn trẻ Hoàng Thị Ngọt (24 tuổi) ở bản Khéo, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Bản Khéo có tới 98% là người Tày với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nhưng những năm gần đây, nghề này đã bị mai một. “Cả xã Lâm Thượng trước những năm 1990 cứ trung bình mỗi gia đình có 1 chiếc khung cửi để dệt vải, nhưng những năm 2.000 trở lại đây, số lượng người dệt vải giảm mạnh, và hiện nay chỉ có 2 nghệ nhân vẫn còn dệt, có thể tạo văn trên khung cửi để dệt vải”, chị Ngọt cho hay.
Chị Ngọt đã trăn trở làm thế nào để bảo tồn nghề dệt của cha ông và phát triển kinh tế trên quê hương. Sau khi hoàn thành khóa học về quản lý văn hóa của Trường đại học Văn hóa, chị Ngọt quyết định về quê khởi nghiệp với dự án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Chị Ngọt cho biết, dự án được xây dựng thành 2 giai đoạn. Từ cuối 2017 - 2018, chị cùng người dân địa phương khôi phục lại nghề dệt và xây dựng không gian du lịch cộng đồng. Sau đó sẽ phát triển du lịch và sản xuất thổ cẩm phục vụ du khách và bán ra thị trường. Hiện chị Ngọt đang trong quá trình bảo tồn và sưu tầm các khung cửi dệt và tu sửa nhà truyền thống của bản Tày.
Bằng cách riêng của mình, tuổi trẻ Yên Bái đã và đang tham gia tích cực góp phần xây dựng Yên Bái trở thành điểm đến thú vị, hấp dẫn với những nét đặc trưng riêng khiến du khách không thể nào quên./.