Triệu phú 8X nhận giải thưởng Lương Định Của 2015
15:40 21/07/2015 1681
3 Chương trình Web.ĐTN: Trong khi đa số thanh niên nông thôn lựa chọn ra các thành phố lớn có cơ hội tìm được việc làm, thì Trần Văn Bằng quyết tâm ở lại quê hương xây dựng kinh tế gia đình.
Trần Văn Bằng (sinh năm 1985) tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là một miền quê còn nhiều khó khăn với đặc trưng là đất đỏ và đồi núi. Do không có điều kiện để tiếp tục học lên cao, nên sau khi tốt nghiệp THPT, Bằng đã theo bạn bè lên Hà Nội đi làm làm thuê.
Sau nhiều tháng lao động vất vả số tiền kiếm được chẳng là bao, sau nhiều đêm trăn trở, Bằng nhận ra rằng ngay tại quê hương mình có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Với lợi thế quỹ đất rộng, Bằng lựa chọn mô hình chăn nuôi gia súc kết hợp trồng cây công nghiệp lấy ngắn nuôi dài.
Sau nhiều tháng lao động vất vả số tiền kiếm được chẳng là bao, sau nhiều đêm trăn trở, Bằng nhận ra rằng ngay tại quê hương mình có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Với lợi thế quỹ đất rộng, Bằng lựa chọn mô hình chăn nuôi gia súc kết hợp trồng cây công nghiệp lấy ngắn nuôi dài.
Mô hình chăn nuôi lợn của anh Trần Văn Bằng |
Bắt đầu với một ít vốn tích lũy qua quá trình đi làm cộng với tiếp cận nguồn vốn 15 triệu đồng từ quỹ nước sạch của địa phương năm 2009. Bằng quyết định đầu tư mua 10 con lợn thực phẩm và 01 cặp bò giống.
Quá trình chăn nuôi thời gian đầu là lúc Bằng gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện thiếu hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và chưa dự tính được thời điểm thuận lợi nhất khi xuất chuồng. Dẫn đến chất lượng đầu ra chưa cao, giá thành thấp và chăn nuôi không có lãi.
Đúc rút kinh nghiệm từ những lứa chăn nuôi đầu tiên, Bằng chủ động học hỏi sách vỏ, tham gia các lớp tập huấn, dự các hội thảo về kỹ thuật chăn nuôi của công ty Cổ phần Thuốc thú y Marphavet. Sau khi đã có những kiến thức căn bản trong chăn nuôi gia súc, Bằng tiếp tục đầu tư nuôi lợn và bò kết hợp với trồng cây công nghiệp lấy bóng mát cho gia súc.
Trong quá trình nuôi lợn thương phẩm, anh nhận ra rằng cần phải chủ động trong con giống. Anh bắt đầu với 2 lợn nái trắng, sau thời gian phát triển đến nay anh đã có đàn lợn nái với số lượng 10 con loại lợn ngoại Cpi, hàng năm có thể cung cấp khoảng 300 lợn giống cho trang trại.
Hiện tại trong quy mô trang trại rộng 10ha của anh Bằng, có 8ha được sử dụng trồng cây công nghiệp: Bạch đàn, Keo, măng Bát độ... còn lại anh trồng 200 gốc Đào bán vào các dịp lễ tết cho thu nhập hàng năm khoảng 10 triệu đồng, 100 gốc bưởi và khoảng 200 gốc Sấu cùng 150 con lợn thương phẩm và 10 con bò nái Lai-sin. Bên cạnh đó, anh còn đào 03 ao thả cá với diện tích khoảng 1.000 m2 và đang bắt đầu nuôi thêm Rắn hổ trâu với quy mô ban đầu 30 con.
Với những thành công ban đầu của mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 03 lao động địa phương với mức lương hàng tháng 3 đến 3,5 triệu đồng; tổng thu nhập hàng năm trừ đi chi phí còn khoảng 250 – 300 triệu đồng.
Với những thành tích đạt được, anh Trần Văn Bằng được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trao giải thưởng Lương Định Của dành cho Thanh niên Nông thôn có nhiều thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế.
Chia sẻ về kinh nghiệp chăn nuôi anh Bằng cho biết: “Chăn nuôi gia súc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường, để hạn chế rủi do trong chăn nuôi cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố, như: Kỹ thuật chăm sóc, cách phòng chống dịch bệnh, con giống, vệ sinh môi trường và cần có nguồn vốn ổn định để đầu tư.
Trong thời gian tới anh Bằng mong muốn tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể để anh có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay, giúp anh có thể mở rộng quy mô trang trại, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều ĐVTN hơn nữa, góp phần xây dưng kinh tế địa phương ngày càng phát triển, giàu đẹp.