Sinh viên khởi nghiệp: Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ
11:08 08/12/2017 1189
3 Chương trình Câu nói nổi tiếng của Steve Jobs như được dành riêng cho các thí sinh trong đêm chung kết cuộc thi khởi nghiệp Startup Zone 2017. Nhiệt huyết, đam mê và tinh thần vì cộng đồng của các bạn sinh viên trẻ là điều vô cùng đáng quý. Nhưng để thành công, các ý tưởng của họ sẽ cần rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành của cộng đồng khởi nghiệp.
Khởi nghiệp vì cộng đồng được đánh giá cao
Tôn Thất Anh Duy, sinh viên năm 3 Trường ĐH Ngoại thương cơ sở II đã gây ấn tượng mạnh với dự án du lịch cộng đồng “THANHANLISH” tại xã đảo nghèo Thạnh An, thuộc huyện Cần Giờ, TPHCM.
Cụ thể, Duy và các cộng sự sẽ tiến hành quảng bá hình ảnh đẹp về thiên nhiên, sản vật và con người Thạnh An trên các kênh online (website, mạng xã hội, video trực tuyến) và offline (truyền miệng, phát tờ rơi…) nhằm thu hút du khách đặt tour của THANHANLIST đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống địa phương.
Những người dân sẽ cho du khách nghỉ lại tại các phòng trống ngay trong nhà của mình. Nhóm của Duy cũng sẽ giúp các gia đình tham gia dự án nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất cho du khách. 70% doanh thu của dự án này sẽ thuộc về cư dân tại địa phương, 30% doanh thu còn lại sẽ dành cho đơn vị quản lý và tăng dần cho phía cư dân ở những năm tiếp theo.
Tôn Thất Anh Duy, sinh viên năm 3 Trường ĐH Ngoại thương cơ sở II đã gây ấn tượng mạnh với dự án du lịch cộng đồng “THANHANLISH” tại xã đảo nghèo Thạnh An, thuộc huyện Cần Giờ, TPHCM.
Cụ thể, Duy và các cộng sự sẽ tiến hành quảng bá hình ảnh đẹp về thiên nhiên, sản vật và con người Thạnh An trên các kênh online (website, mạng xã hội, video trực tuyến) và offline (truyền miệng, phát tờ rơi…) nhằm thu hút du khách đặt tour của THANHANLIST đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống địa phương.
Những người dân sẽ cho du khách nghỉ lại tại các phòng trống ngay trong nhà của mình. Nhóm của Duy cũng sẽ giúp các gia đình tham gia dự án nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất cho du khách. 70% doanh thu của dự án này sẽ thuộc về cư dân tại địa phương, 30% doanh thu còn lại sẽ dành cho đơn vị quản lý và tăng dần cho phía cư dân ở những năm tiếp theo.
Thí sinh Tôn Thất Anh Duy đạt giải nhất với dự án THANHANLISH |
Duy đặt mục tiêu tạo thu nhập 30 triệu trong năm đầu tiên cho mỗi hộ gia đình tham gia vào dự án và tăng trưởng 10% mỗi năm. Qua đó từng bước thay đổi đời sống của cư dân tại xã đảo còn rất nhiều khó khăn này.
Bạn cho biết: “Khi mà mình giúp đỡ những người dân ở Thạnh An, khoảnh khắc mình nhìn thấy niềm hạnh phúc trên gương mặt họ sau những công sức mà chúng mình đã cùng bỏ ra, mình cảm thấy đó chính là thành công đáng kể nhất”.
Dự án giàu tính nhân văn của Duy đã thuyết phục được các giám khảo cũng như các nhà đầu tư. Không chỉ đạt giải nhất của cuộc thi, THANHANLISH đã được doanh nhân Nguyễn Thế Lợi - Chủ tịch HĐQT Công ty CP ĐT BĐS Sài Gòn Thăng Long – Phó chủ tịch CLB Doanh nhân 2030 - đầu tư 100 triệu đồng. Không còn là ý tưởng, dự án của Duy nay đã gần với thực tế hơn bao giờ hết.
Tương tự, dự án “Thực phẩm sạch và an toàn CASA” của Đinh Thức, sinh viên năm 2 Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TPHCM cũng hướng đến vấn đề đang được cộng đồng quan tâm. Đây là ý tưởng về một hệ thống kết nối nhà sản xuất nông sản sạch với các khách hàng là người dân tại các thành phố lớn, muốn có nguồn thực phẩm an toàn.
Học hỏi mô hình siêu thị thực phẩm ảo vốn từng rất thành công ở Hàn Quốc, Thức hy vọng sẽ giúp người nông dân yên tâm sản xuất và người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch. Để thu hút khách hàng sử dụng CASA,
Thức sẽ cho các em học sinh là con của khách hàng đến trực tiếp tham quan quá trình trồng rau sạch tại các nhà cung cấp. Điều này vừa giúp khách hàng yên tâm về nguồn gốc sản phẩm, vừa giúp các em học sinh gần gũi với thiên nhiên và hiểu thêm về nghề nông.
Theo các giám khảo, ý tưởng của Thức tốt và có tính khả thi cao nhưng vẫn còn những điểm yếu cần khắc phục... Hơn nữa, CASA chưa cho thấy sự khác biệt lớn với các đơn vị sản xuất và cung ứng rau sạch khác trên thị trường.
Cố vấn Jenifer Thanh Phạm, Giám đốc phụ trách tuyển dụng của Vietnamworks nhận định vấn đề nhân sự vẫn chưa được Thức đánh giá chính xác. Khủng hoảng nhân sự, một trong những khó khăn phổ biến mà các nhà khởi nghiệp phải đối mặt trong thực tế nhưng đối với các bạn sinh viên trẻ, điều này thường không nằm trong kế hoạch. Rõ ràng kinh nghiệm thực tế là điều mà những nhà khởi nghiệp trẻ rất thiếu, và họ cần một hệ sinh thái khởi nghiệp đủ mạnh giúp đỡ và hỗ trợ.
Với những hạn chế còn tồn tại, Đinh Thức đành ngậm ngùi xếp thứ 3 Startup zone 2017. Tuy nhiên, rất bất ngờ khi Doanh nhân Trần Minh Thanh - Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TaniFarm - Phó Chủ tịch CLB Doanh nhân Tây Ninh - Sài Gòn - đã quyết định đầu tư 300 triệu cho dự án này.
Đây là minh chứng cho thấy những nhà đầu tư vẫn đánh giá cao các ý tưởng khởi nghiệp hướng đến cộng đồng và có tiềm năng lớn, giải quyết được các vấn đề thực tế của xã hội như dự án của Đinh Thức.
“Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”
Khi khởi nghiệp, những người trẻ, những bạn sinh viên luôn có thừa sự nhiệt huyết, sự khát
Nguyễn Hồng Đức chia sẻ về dự án FRIEND DINNER |
khao và khả năng sáng tạo nên các ý tưởng lớn lao. Nhưng các ý tưởng này thường không có tính khả thi và khó áp dụng vào thực tế.
Thí sinh Nguyễn Hồng Đức đến từ Trường ĐH CNTT Gia Định với dự án “ỨNG DỤNG FRIEND DINNER” là một ví dụ như vậy.
Áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ tương tự Uber và Grab, thay vì kết nối hành khách và tài xế, ứng dụng của Đức sẽ kết nối các bà nội trợ tại nhà và những khách hàng bận rộn muốn thưởng thức các bữa ăn lành mạnh, an toàn chuẩn gia đình.
Với FRIEND DINNER, các bà nội trợ muốn có thêm thu nhập từ việc nấu nướng cũng không cần đầu tư mặt bằng, bàn ghế hay thuê mướn nhân viên. Chỉ cần nấu ngon và được chấm điểm tốt, các bữa ăn của họ sẽ liên tục được hệ thống mà Đức xây dựng mang đến tận tay khách hàng. Về lâu dài, mạng lưới này có thể phủ khắp các thành phố lớn và dần thay thế các quán ăn truyền thống hiện nay.
Thoạt nhìn, đây là dự án có quy mô lớn, mang tính đột phá về mặt ý tưởng và rất “hợp thời”, nếu thành công sẽ tạo nên một sự thay đổi không thua gì các ứng dụng Uber hay Grab hiện nay. Tuy nhiên theo phân tích của chuyên gia khởi nghiệp Lâm Minh Chánh, điều này rất khó xảy ra trong thực tế.
Ông cho biết đối với mô hình này, chi phí đầu tư, marketing để thuyết phục cộng đồng tải và sử dụng ứng dụng là vô cùng lớn. Rất nhiều nhà khởi nghiệp và các quỹ đầu tư đã “đốt tiền” liên tục trong nhiều năm mà hiện tại, chỉ mới có Uber và Grab là thành công.
Ngoài ra, do cung cấp dịch vụ ăn uống, dự án của Đức đòi hỏi một quy trình vận hành rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm. Tựu trung lại, mức độ khả thi của FRIEND DINNER tương đối thấp và rất khó để các nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm “bơm” tiền vào.
Dù vậy, các giám khảo cũng như khán giả chương trình đều đánh giá cao tinh thần quyết liệt, phong thái tự tin và đĩnh đạc trong phần chia sẻ ý tưởng của Đức. Khi kết thúc chương trình với vị trí thứ 3, Đức cho biết: “Tôi hiểu rằng để những ý tưởng tuyệt vời trở thành hiện thực cần có một con đường rất dài đầy những khó khăn, chông gai và thất bại.
Tuy nhiên, đó là sự rèn luyện cần thiết để giúp mỗi người trưởng thành nhanh và vững vàng hơn. Thất bại, khó khăn luôn đi kèm với thành công, hạnh phúc; và tôi sẽ luôn dũng cảm đối mặt với mọi thử thách phía trước để theo đuổi đến cùng đam mê của mình”.
Ngân hàng đề thi online
Cũng chọn công nghệ làm nền tảng khởi nghiệp, dự án đề thi 789.vn của thí sinh Nhâm
Thí sinh Nguyễn Hồng Đức đến từ Trường ĐH CNTT Gia Định với dự án “ỨNG DỤNG FRIEND DINNER” là một ví dụ như vậy.
Áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ tương tự Uber và Grab, thay vì kết nối hành khách và tài xế, ứng dụng của Đức sẽ kết nối các bà nội trợ tại nhà và những khách hàng bận rộn muốn thưởng thức các bữa ăn lành mạnh, an toàn chuẩn gia đình.
Với FRIEND DINNER, các bà nội trợ muốn có thêm thu nhập từ việc nấu nướng cũng không cần đầu tư mặt bằng, bàn ghế hay thuê mướn nhân viên. Chỉ cần nấu ngon và được chấm điểm tốt, các bữa ăn của họ sẽ liên tục được hệ thống mà Đức xây dựng mang đến tận tay khách hàng. Về lâu dài, mạng lưới này có thể phủ khắp các thành phố lớn và dần thay thế các quán ăn truyền thống hiện nay.
Thoạt nhìn, đây là dự án có quy mô lớn, mang tính đột phá về mặt ý tưởng và rất “hợp thời”, nếu thành công sẽ tạo nên một sự thay đổi không thua gì các ứng dụng Uber hay Grab hiện nay. Tuy nhiên theo phân tích của chuyên gia khởi nghiệp Lâm Minh Chánh, điều này rất khó xảy ra trong thực tế.
Ông cho biết đối với mô hình này, chi phí đầu tư, marketing để thuyết phục cộng đồng tải và sử dụng ứng dụng là vô cùng lớn. Rất nhiều nhà khởi nghiệp và các quỹ đầu tư đã “đốt tiền” liên tục trong nhiều năm mà hiện tại, chỉ mới có Uber và Grab là thành công.
Ngoài ra, do cung cấp dịch vụ ăn uống, dự án của Đức đòi hỏi một quy trình vận hành rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm. Tựu trung lại, mức độ khả thi của FRIEND DINNER tương đối thấp và rất khó để các nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm “bơm” tiền vào.
Dù vậy, các giám khảo cũng như khán giả chương trình đều đánh giá cao tinh thần quyết liệt, phong thái tự tin và đĩnh đạc trong phần chia sẻ ý tưởng của Đức. Khi kết thúc chương trình với vị trí thứ 3, Đức cho biết: “Tôi hiểu rằng để những ý tưởng tuyệt vời trở thành hiện thực cần có một con đường rất dài đầy những khó khăn, chông gai và thất bại.
Tuy nhiên, đó là sự rèn luyện cần thiết để giúp mỗi người trưởng thành nhanh và vững vàng hơn. Thất bại, khó khăn luôn đi kèm với thành công, hạnh phúc; và tôi sẽ luôn dũng cảm đối mặt với mọi thử thách phía trước để theo đuổi đến cùng đam mê của mình”.
Ngân hàng đề thi online
Cũng chọn công nghệ làm nền tảng khởi nghiệp, dự án đề thi 789.vn của thí sinh Nhâm
Nhâm Thế Sơn, nhà sáng lập của dự án đề thi 789.vn |
Thế Sơn, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM lại hướng tới đối tượng là giáo viên và học sinh khối trung học phổ thông.
Mục tiêu của Sơn là tạo ra một Ngân hàng đề thi online với đầy đủ các dạng đề, từ đề 15 phút, đề 45 phút, đề giữa kì, cuối kì của đầy đủ các môn học. Điều đặc biệt ở đây chính là những đề thi này không phải được cóp nhặt từ internet và tổng hợp lại mà do chính nhà quản trị thuê các giáo viên có chuyên môn và kinh nghiệm soạn riêng.
Sơn cho biết 789.vn được tạo nên bởi hơn 50 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có những giáo viên tham gia biên soạn đề thi đại học hằng năm. Nhờ đó mà tính chuyên nghiệp, chuẩn xác và hữu ích của dự án sẽ luôn được đảm bảo. Người dùng muốn sử dụng các bộ đề thi, tra cứu kết quả cũng như lưu giữ thông tin quá trình rèn luyện của mình sẽ phải trả một khoản phí nhỏ.
Với số lượng đề thi khổng lồ và không ngừng tăng lên, nguồn doanh thu của 789.vn sẽ liên tục tăng trưởng, nhờ đó nguồn thu nhập thụ động của các giáo viên tham gia dự án cũng sẽ tăng lên theo thời gian.
Phần trình bày giàu nhiệt huyết, đầy sức trẻ và đam mê của Thế Sơn đã gây ấn tượng mạnh đến các giám khảo và đem về cho bạn giải nhì của cuộc thi. TS. Phan Quốc Tấn, Trưởng Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực, khoa Quản Trị, Trường ĐH Kinh tế TPHCM đánh giá cao giá trị thực tiễn của dự án nhưng cũng lo lắng cho vấn đề bản quyền khi Sơn chưa có cách để kiểm soát việc các bên sao chép đề thi của mình.
Các chuyên gia cũng nhận định Thế Sơn vẫn chưa đánh giá đúng áp lực cạnh tranh của thị trường và chưa có được sự chuẩn bị cần thiết khi các đối thủ mới xuất hiện và copy mô hình của 789.vn với nguồn lực tài chính và uy tín lớn hơn.
Từ các dự án kể trên, có thể thấy rõ đặc điểm chung của các bạn sinh viên trẻ khởi nghiệp hiện nay: đầy nhiệt huyết, giàu đam mê, nhiều khát vọng với ý tưởng cao đẹp nhưng chưa được trang bị đủ kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn trong thực tế.
Các bạn rất cần sự giúp sức của một hệ sinh thái khởi nghiệp được xây nên từ những chuyên gia, những doanh nhân, các tổ chức đầu tư, những doanh nghiệp dẫn dắt. Chỉ như vậy mới giúp các bạn có dũng khí theo đuổi đam mê và lý tưởng của mình, được quyền tin vào câu nói đầy cảm hứng của Steve Jobs: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”.
Tweet
Mục tiêu của Sơn là tạo ra một Ngân hàng đề thi online với đầy đủ các dạng đề, từ đề 15 phút, đề 45 phút, đề giữa kì, cuối kì của đầy đủ các môn học. Điều đặc biệt ở đây chính là những đề thi này không phải được cóp nhặt từ internet và tổng hợp lại mà do chính nhà quản trị thuê các giáo viên có chuyên môn và kinh nghiệm soạn riêng.
Sơn cho biết 789.vn được tạo nên bởi hơn 50 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có những giáo viên tham gia biên soạn đề thi đại học hằng năm. Nhờ đó mà tính chuyên nghiệp, chuẩn xác và hữu ích của dự án sẽ luôn được đảm bảo. Người dùng muốn sử dụng các bộ đề thi, tra cứu kết quả cũng như lưu giữ thông tin quá trình rèn luyện của mình sẽ phải trả một khoản phí nhỏ.
Với số lượng đề thi khổng lồ và không ngừng tăng lên, nguồn doanh thu của 789.vn sẽ liên tục tăng trưởng, nhờ đó nguồn thu nhập thụ động của các giáo viên tham gia dự án cũng sẽ tăng lên theo thời gian.
Phần trình bày giàu nhiệt huyết, đầy sức trẻ và đam mê của Thế Sơn đã gây ấn tượng mạnh đến các giám khảo và đem về cho bạn giải nhì của cuộc thi. TS. Phan Quốc Tấn, Trưởng Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực, khoa Quản Trị, Trường ĐH Kinh tế TPHCM đánh giá cao giá trị thực tiễn của dự án nhưng cũng lo lắng cho vấn đề bản quyền khi Sơn chưa có cách để kiểm soát việc các bên sao chép đề thi của mình.
Các chuyên gia cũng nhận định Thế Sơn vẫn chưa đánh giá đúng áp lực cạnh tranh của thị trường và chưa có được sự chuẩn bị cần thiết khi các đối thủ mới xuất hiện và copy mô hình của 789.vn với nguồn lực tài chính và uy tín lớn hơn.
Từ các dự án kể trên, có thể thấy rõ đặc điểm chung của các bạn sinh viên trẻ khởi nghiệp hiện nay: đầy nhiệt huyết, giàu đam mê, nhiều khát vọng với ý tưởng cao đẹp nhưng chưa được trang bị đủ kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn trong thực tế.
Các bạn rất cần sự giúp sức của một hệ sinh thái khởi nghiệp được xây nên từ những chuyên gia, những doanh nhân, các tổ chức đầu tư, những doanh nghiệp dẫn dắt. Chỉ như vậy mới giúp các bạn có dũng khí theo đuổi đam mê và lý tưởng của mình, được quyền tin vào câu nói đầy cảm hứng của Steve Jobs: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”.