Những nữ tỷ phú 9X khiến cánh đàn ông... ngả mũ
14:23 13/04/2015 1733
3 Chương trình Được biết đến bởi sự giàu có, thông minh, xinh đẹp,... tài năng của họ khiến giới mày râu phải "ngả mũ" kính phục.
Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh
Nhất Hạnh sinh ra trong một gia đình thuộc hàng nức tiếng ở Việt Nam. Mẹ cô là bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE, đây là doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng như đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Năm 2012, REE có doanh thu đạt gần 2300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng gần 600 tỷ.
Sinh ra trong một gia đình doanh nhân giàu có, cô gái sinh năm 1991 có một thành tích học tập rất đáng nể. Cuối năm học lớp 10, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã giành được chứng chỉ Tốt nghiệp Phổ thông cơ sở Quốc tế. Năm 2009, cô trở thành là một trong những thí sinh đạt điểm IELTS cao nhất Việt Nam khi mới 18 tuổi.
Theo một nguồn tin, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã tốt nghiệp Đại Học Warwick, một trường ĐH danh tiếng bậc nhất ở Anh Quốc, đã về nước và làm việc tại ngân hàng HSBC một thời gian, trước khi đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính REE.
Hơn 9 tháng nắm trong tay khối tài sản triệu đô, ái nữ của ông Đặng Thành Tâm luôn giữ vị trí là 9X trẻ tuổi giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Tính theo giá đóng cửa phiên ngày 31/12/2014, số cổ phiếu của Quỳnh Anh đã có giá trị lên tới 160 tỷ đồng, tăng khoảng 18,5% so với thời điểm mua vào. Với khối tài sản có giá trị tương đương 7,62 triệu USD, Đặng Nguyễn Quỳnh Anh cũng trở thành nữ triệu phú trẻ nhất lọt vào top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2014 (xếp thứ 99 trong danh sách).
Không chỉ đam mê kinh doanh, Tuệ Nghi còn mê sách. Cô cũng viết sách và làm diễn giả, chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp của chính bản thân mình.
Tuệ Nghi gây chú ý khi xuất hiện không chỉ với hình ảnh nữ doanh nhân thành đạt mà còn bởi ngoại hình xinh đẹp, trẻ trung.
Tuệ Nghi bắt đầu kinh doanh bằng việc phân phối lụa tơ tằm Việt Nam. Lúc đầu, cô phát triển các đơn hàng nhỏ lẻ, dần dần, khi tiếp cận được với các phương thức kinh doanh chuyên nghiệp hơn, cô chuyển sang quảng bá sản phẩm của mình ở các hệ thống thương mại điện tử quốc tế để tìm cơ hội xuất khẩu.
Mặc dù không giữ chức vụ chủ chốt nào tại Quốc Cường Gia Lai, song Nguyễn Ngọc Huyền My – em gái ông Nguyễn Quốc Cường (Cường “đô la”), Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai lại sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu QCG trị giá gần 400 tỷ đồng.
Nguyễn Ngọc Huyền My thường xuyên xuất hiện trong các nghiệp vụ liên quan tới “dòng tiền” của Quốc Cường Gia Lai. “Dòng tiền” này có phần lòng vòng, quanh co. Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và cả năm 2013 của Quốc Cường Gia Lai, tính tới ngày 31/12/2013, Nguyễn Ngọc Huyền My nhận tạm ứng 98,3 tỷ đồng và trả tạm ứng 71,7 tỷ đồng. QCG cũng phải thu của cô khoản tiền tạm ứng lên tới 773 triệu đồng.
Ngoài ra, trong nghiệp vụ với các bên liên quan, tại khoản mục các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn, công ty này cũng có khoản phải trả lên tới 390 tỷ đồng cho bà Huyền My. Đây cũng là cổ đông có giao dịch tạm ứng lớn nhất với QCG, vượt qua cả chủ tịch Như Loan, chiếm gần 37% tổng giá trị khoản phải trả ngắn hạn của công ty với các bên liên quan tính đến hết tháng 9/2014
Tweet