Bắc Giang: Những gương thanh niên say với nghề, đảm việc Đoàn
12:06 31/03/2016 1441
3 Chương trình Web.ĐTN: Tuy mỗi bạn trẻ tỉnh Bắc Giang ở những vị trí khác nhau, nhưng đều có chung một quyết tâm đó là làm một việc gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng, cho đất nước và cho chính bản thân.
Ba lần chinh phục cuộc thi sáng tạo
Từ ý tưởng sáng tạo độc đáo, sự tinh tế trong chọn chất liệu thân thiện môi trường và tình yêu biển đảo quê hương, nữ sinh Hoàng Ninh Hiệp, lớp 11A1, Trường THPT Tân Yên số 2 đã ba lần chinh phục Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bắc Giang.
Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, bố bị bệnh mất khi học lớp 3, nhà chỉ còn bà nội và mẹ nên từ nhỏ, Hiệp đã thiếu thốn tình cảm. Cuộc sống nơi thôn quê và nỗi niềm riêng đã bồi đắp tâm hồn cô học trò nghèo vốn sống phong phú, giàu cảm xúc.
Bằng trí tưởng tượng, Hiệp đã vẽ nhiều bức chân dung về bà, bố, mẹ một cách hồn hậu; khung cảnh gia đình, cổng làng thơ mộng, con đường đến trường giản dị. Đến khi học ở Trường THPT Tân Yên số 2, Hoàng Ninh Hiệp được nhiều người gọi là nữ sinh tài năng bởi thành tích nổi bật trong học tập và các hoạt động sáng tạo.
Ngoài say mê mỹ thuật, Hiệp còn là "cây" Lịch sử và Địa lý của lớp. Hai môn học này cho em nhiều kiến thức về quê hương, rừng vàng, biển bạc, những cánh đồng trải dài tít tắp và cuộc sống hòa bình mà thế hệ ông cha đã dày công xây dựng. Từ những bài học ấy, em vận dụng vào thực tiễn tạo ra sản phẩm giàu sức sống trong các cuộc thi tuyên truyền do Đoàn trường phát động và nhiều lần đoạt giải Nhất.
Phát hiện năng khiếu của cô trò nhỏ, các thầy cô giáo động viên em thử sức ở Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng các cấp. Lần đầu tham gia sân chơi cấp tỉnh (năm học 2012-2013), Hoàng Ninh Hiệp đoạt giải Ba khi khắc họa thành công niềm vui của người nông dân đang thu hoạch lúa vàng với tác phẩm “Cảnh đẹp quê hương mùa thu hoạch”. Phần thưởng này tiếp thêm động lực cho em nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo mới. Năm sau, tác phẩm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” vượt qua vòng thi cấp tỉnh và đoạt giải Ba toàn quốc.
Hiệp cho biết: "Tác phẩm nghệ thuật chỉ sống động khi mang hơi thở cuộc sống. Qua các bài học trên lớp và quan sát thực tiễn, em muốn chuyển tải thông điệp về cảnh đẹp quê hương, đất nước và khẳng định chủ quyền của Tổ quốc".
Tháng 5-2014, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như bao người con quê hương yêu nước hướng về biển đảo, Hiệp nghĩ phải làm điều gì đó gửi gắm tình cảm, niềm tin yêu đến cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài đảo xa.
Thế là chỉ trong một tuần, tác phẩm “Sóng biển ngàn năm” hoàn thành từ rơm, rạ, lá cây, vỏ sò, ốc, tre, đá, sỏi, cát, gỗ, thủy tinh… ra đời. "Điểm cộng" cho tác phẩm là Hiệp sử dụng chất liệu thân thiện môi trường, nội dung chuyển tải thông điệp về tình yêu quê hương đất nước, gắn với sự kiện chính trị lịch sử đương đại.
Các chi tiết được thể hiện khéo léo, tỉ mỉ, từ hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới cùng ngọn đèn hải đăng nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển như khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Ở đó có dải đất hình chữ S nối dài từ đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau, có chú công an, bộ đội, anh công nhân, người nông dân và học sinh đại diện các tầng lớp nhân dân sát cánh bên nhau, đồng lòng đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ ý nghĩa ấy, “Sóng biển ngàn năm” đã chinh phục ban tổ chức và đoạt giải Ba Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc lần thứ 11.
Mới đây, Hiệp vinh dự được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen. Được biết, tác phẩm "Sóng biển ngàn năm" được triển lãm tại Hà Nội, Hiệp mong muốn thời gian tới sẽ gửi tặng cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ngoài đảo xa.
Vững chuyên môn, say mê công tác Đoàn
Phạm Hữu Trường quê ở thôn Đình Cả, xã Quảng Minh (Việt Yên). Công tác ở Đội Tham mưu- Phòng PC67, anh luôn quan tâm học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp đi trước và vận dụng kiến thức học trong nhà trường vào thực tiễn công việc. Ngoài nghiên cứu văn bản hướng dẫn của cấp trên, anh căn cứ điều kiện thực tế để có ý kiến tham mưu.
Năm 2015, dự án nâng cấp quốc lộ 1, đoạn Hà Nội - Bắc Giang bước vào giai đoạn nước rút, anh chủ động tham mưu với cấp trên xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đoạn qua tỉnh Bắc Giang. Theo đó, lực lượng chức năng cùng thanh niên tình nguyện tích cực phân luồng, giải tỏa ùn tắc ở những nút giao cắt, mật độ phương tiện qua lại cao, tạo thuận lợi cho quá trình thi công.
Cùng với công tác chuyên môn, Phạm Hữu Trường tham gia nhiều chương trình tọa đàm “Câu chuyện của tôi, bài học của bạn” do Tỉnh đoàn tổ chức. "Là cầu nối giữa khách mời với khán giả, tôi mong muốn người xem cảm nhận sâu sắc sự mất mát, hậu quả của tai nạn giao thông, từ đó có ý thức tự giác phòng ngừa. Trước mỗi buổi tọa đàm, tôi chuẩn bị nhiều câu hỏi tương tác, hình ảnh, video minh họa cho các tình huống cụ thể, tăng hiệu quả tuyên truyền".
Trung úy Trường chia sẻ. Để góp phần vào công tác bảo đảm ATGT, anh và đồng nghiệp đã đề xuất cấp trên triển khai nhiều hoạt động phối hợp tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho thanh niên, nhân rộng mô hình “Cổng trường ATGT”. Vào dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm lớn, được sự phân công của cấp trên, anh cùng đồng nghiệp kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh những tồn tại trong quá trình triển khai nhiệm vụ của công an địa phương.
Từ ý tưởng sáng tạo độc đáo, sự tinh tế trong chọn chất liệu thân thiện môi trường và tình yêu biển đảo quê hương, nữ sinh Hoàng Ninh Hiệp, lớp 11A1, Trường THPT Tân Yên số 2 đã ba lần chinh phục Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bắc Giang.
Hoàng Ninh Hiệp (đứng giữa) cùng các bạn Trường THPT Tân Yên số 2 (Bắc Giang) tìm hiểu lịch sử quê hương. |
Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, bố bị bệnh mất khi học lớp 3, nhà chỉ còn bà nội và mẹ nên từ nhỏ, Hiệp đã thiếu thốn tình cảm. Cuộc sống nơi thôn quê và nỗi niềm riêng đã bồi đắp tâm hồn cô học trò nghèo vốn sống phong phú, giàu cảm xúc.
Bằng trí tưởng tượng, Hiệp đã vẽ nhiều bức chân dung về bà, bố, mẹ một cách hồn hậu; khung cảnh gia đình, cổng làng thơ mộng, con đường đến trường giản dị. Đến khi học ở Trường THPT Tân Yên số 2, Hoàng Ninh Hiệp được nhiều người gọi là nữ sinh tài năng bởi thành tích nổi bật trong học tập và các hoạt động sáng tạo.
Ngoài say mê mỹ thuật, Hiệp còn là "cây" Lịch sử và Địa lý của lớp. Hai môn học này cho em nhiều kiến thức về quê hương, rừng vàng, biển bạc, những cánh đồng trải dài tít tắp và cuộc sống hòa bình mà thế hệ ông cha đã dày công xây dựng. Từ những bài học ấy, em vận dụng vào thực tiễn tạo ra sản phẩm giàu sức sống trong các cuộc thi tuyên truyền do Đoàn trường phát động và nhiều lần đoạt giải Nhất.
Phát hiện năng khiếu của cô trò nhỏ, các thầy cô giáo động viên em thử sức ở Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng các cấp. Lần đầu tham gia sân chơi cấp tỉnh (năm học 2012-2013), Hoàng Ninh Hiệp đoạt giải Ba khi khắc họa thành công niềm vui của người nông dân đang thu hoạch lúa vàng với tác phẩm “Cảnh đẹp quê hương mùa thu hoạch”. Phần thưởng này tiếp thêm động lực cho em nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo mới. Năm sau, tác phẩm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” vượt qua vòng thi cấp tỉnh và đoạt giải Ba toàn quốc.
Hiệp cho biết: "Tác phẩm nghệ thuật chỉ sống động khi mang hơi thở cuộc sống. Qua các bài học trên lớp và quan sát thực tiễn, em muốn chuyển tải thông điệp về cảnh đẹp quê hương, đất nước và khẳng định chủ quyền của Tổ quốc".
Tháng 5-2014, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như bao người con quê hương yêu nước hướng về biển đảo, Hiệp nghĩ phải làm điều gì đó gửi gắm tình cảm, niềm tin yêu đến cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài đảo xa.
Thế là chỉ trong một tuần, tác phẩm “Sóng biển ngàn năm” hoàn thành từ rơm, rạ, lá cây, vỏ sò, ốc, tre, đá, sỏi, cát, gỗ, thủy tinh… ra đời. "Điểm cộng" cho tác phẩm là Hiệp sử dụng chất liệu thân thiện môi trường, nội dung chuyển tải thông điệp về tình yêu quê hương đất nước, gắn với sự kiện chính trị lịch sử đương đại.
Các chi tiết được thể hiện khéo léo, tỉ mỉ, từ hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới cùng ngọn đèn hải đăng nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển như khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Ở đó có dải đất hình chữ S nối dài từ đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau, có chú công an, bộ đội, anh công nhân, người nông dân và học sinh đại diện các tầng lớp nhân dân sát cánh bên nhau, đồng lòng đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ ý nghĩa ấy, “Sóng biển ngàn năm” đã chinh phục ban tổ chức và đoạt giải Ba Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc lần thứ 11.
Mới đây, Hiệp vinh dự được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen. Được biết, tác phẩm "Sóng biển ngàn năm" được triển lãm tại Hà Nội, Hiệp mong muốn thời gian tới sẽ gửi tặng cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ngoài đảo xa.
Vững chuyên môn, say mê công tác Đoàn
Phạm Hữu Trường quê ở thôn Đình Cả, xã Quảng Minh (Việt Yên). Công tác ở Đội Tham mưu- Phòng PC67, anh luôn quan tâm học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp đi trước và vận dụng kiến thức học trong nhà trường vào thực tiễn công việc. Ngoài nghiên cứu văn bản hướng dẫn của cấp trên, anh căn cứ điều kiện thực tế để có ý kiến tham mưu.
Năm 2015, dự án nâng cấp quốc lộ 1, đoạn Hà Nội - Bắc Giang bước vào giai đoạn nước rút, anh chủ động tham mưu với cấp trên xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đoạn qua tỉnh Bắc Giang. Theo đó, lực lượng chức năng cùng thanh niên tình nguyện tích cực phân luồng, giải tỏa ùn tắc ở những nút giao cắt, mật độ phương tiện qua lại cao, tạo thuận lợi cho quá trình thi công.
Cùng với công tác chuyên môn, Phạm Hữu Trường tham gia nhiều chương trình tọa đàm “Câu chuyện của tôi, bài học của bạn” do Tỉnh đoàn tổ chức. "Là cầu nối giữa khách mời với khán giả, tôi mong muốn người xem cảm nhận sâu sắc sự mất mát, hậu quả của tai nạn giao thông, từ đó có ý thức tự giác phòng ngừa. Trước mỗi buổi tọa đàm, tôi chuẩn bị nhiều câu hỏi tương tác, hình ảnh, video minh họa cho các tình huống cụ thể, tăng hiệu quả tuyên truyền".
Trung úy Trường chia sẻ. Để góp phần vào công tác bảo đảm ATGT, anh và đồng nghiệp đã đề xuất cấp trên triển khai nhiều hoạt động phối hợp tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho thanh niên, nhân rộng mô hình “Cổng trường ATGT”. Vào dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm lớn, được sự phân công của cấp trên, anh cùng đồng nghiệp kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh những tồn tại trong quá trình triển khai nhiệm vụ của công an địa phương.
Trung úy Phạm Hữu Trường (ngoài cùng bên phải) trong một buổi tọa đàm “Câu chuyện của tôi, bài học của bạn”. |
Say mê công tác Đoàn, anh tích cực tổ chức các hoạt động tập hợp, thu hút đồng nghiệp trẻ. Trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát giao thông 21-2 (1946-2016), hơn 50 đoàn viên thanh niên của đơn vị đi tình nguyện tại xã Tuấn Mậu (Sơn Động). Ngoài thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, Chi đoàn trực tiếp tuyên truyền pháp luật cho gần 300 học sinh trong xã. Qua chuyến đi, mỗi đoàn viên nhìn nhận rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
Đặc thù của cảnh sát giao thông là bám tuyến, bám địa bàn nên việc tập trung lực lượng gặp nhiều khó khăn. Khắc phục hạn chế đó, anh đã linh hoạt tham mưu, tổ chức các hoạt động Đoàn gắn với dịp kỷ niệm hoặc thời điểm đơn vị trực 100%. Năm 2015, Trung úy Phạm Hữu Trường được Tỉnh đoàn tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Tuổi trẻ, trí lớn
Nhanh nhẹn, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1986) ở thôn Trại Mới, xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Học hết THPT, anh Dũng không chọn con đường thi vào đại học, cao đẳng mà quyết định học nghề, làm nghề để thoát nghèo. Sau ba năm vừa làm thuê vừa học nghề mộc ở nhiều nơi, anh về quê mở xưởng.
Xưởng mộc của gia đình anh Nguyễn Văn Dũng. |
Được sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, ban đầu xưởng có quy mô nhỏ, sản phẩm chủ yếu phục vụ nông nghiệp như cày, bừa… Dần dần, anh đóng giường, tủ, bàn, ghế. Với đôi tay khéo léo, yêu nghề, chịu khó tìm tòi sáng tạo, các sản phẩm mộc được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như mỹ thuật. Đến nay, bình quân mỗi tháng, xưởng xuất bán 70 vật dụng.
Anh Dũng bộc bạch: “Để có được sản phẩm chất lượng tốt, chống mối mọt, tôi dành riêng một ao chuyên ngâm gỗ trong thời gian từ 6 tháng đến một năm. Đây cũng là một trong những phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với khách hàng”. Hiện xưởng mộc của anh thường xuyên có 10 lao động làm việc, lúc cao điểm lên tới 25 người với thu nhập từ 4- 5 triệu đồng/người/tháng.
Theo anh Dũng, nghề mộc không chỉ đòi hỏi khéo léo, óc sáng tạo mà còn phải chịu khó học hỏi mẫu mã mới, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường. Ngoài làm mộc, gia đình anh còn tích cực nuôi lợn thương phẩm, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Dũng còn tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương. Là ủy viên Hội LHTN Việt Nam xã Tân Hiệp, anh luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào thanh niên ở cơ sở, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mới đây, anh vinh dự được tuyên dương điển hình thanh niên tiêu biểu trong việc tham gia phát triển kinh tế tại địa phương, được Tỉnh đoàn tặng Bằng khen.