Hơn 925.000 thí sinh được tiếp sức mùa thi năm 2018
22:47 11/07/2018 989
Hoạt động Hội, Đội Web.ĐTN: Ngày 11/7, tại Hải Phòng, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2018.
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” là hoạt động do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh niên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, góp phần đảm bảo cho kỳ thi diễn ra một cách an toàn, thuận lợi, tạo tâm lý tốt cho thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi.
Năm 2018 chương trình “Tiếp sức mùa thi” được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, thành lập được 3.328 đội hình tình nguyện với 57.577 tình nguyện viên túc trực tại các điểm thi (nguồn ảnh internet) |
Các tình nguyện viên đã thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ như: Cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc; hỗ trợ ứng phó các tình huống khẩn cấp; hướng dẫn, chỉ dẫn sơ đồ phòng thi; trông giữ hành lý, đồ đạc cá nhân cho thí sinh; giới thiệu các địa điểm ăn uống giá rẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phát các vật dụng, cung cấp các suất ăn, nước uống miễn phí cho thí sinh và người nhà thí sinh.
Năm nay, 59/63 tỉnh, thành đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam cấp tỉnh, thành phố đã rà soát, lên phương án, hỗ trợ các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn với nhiều hình thức hỗ trợ như: Thăm hỏi, tặng quà động viên thí sinh và gia đình; chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm ôn tập và làm bài thi; hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký; giới thiệu chỗ ăn, nghỉ miễn phí, đưa đón, hỗ trợ thí sinh di chuyển, vào phòng thi...
Kết quả, chương trình đã hỗ trợ hơn 925.000 thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia; 37.944 thí sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ; có 103.949 suất ăn; 414.231 chai nước; 9.748 vé xe buýt, xe đò; 12.893 cẩm nang, bản đồ được phát miễn phí cho thí sinh và người nhà thí sinh; có 1.462 đội hình hỗ trợ di chuyển với 12.878 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ thí sinh di chuyển. Tổng nguồn lực hỗ trợ tại chương trình gần 13 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, giới thiệu những mô hình đổi mới, sáng tạo trong hỗ trợ, đồng hành thí sinh vượt vũ môn. Tiêu biểu trong số đó có mô hình “Cẩm nang sức khoẻ” của Hội sinh viên Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã giúp cho các thí sinh có được những kiến thức để bảo vệ sức khỏe cũng như tinh thần thật tốt nhất để bước vào mùa thi. Bộ cẩm nang được trang trí ngộ nghĩnh, đáng yêu và được dán trên các tấm bảng điều ước trước cổng các điểm thi và phát miễn phí cho thí sinh.
Các đại biểu chia sẻ mô hình hay trong triển khai chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2018 |
Hội sinh viên tỉnh Đồng Tháp cũng giới thiệu tới hội nghị mô hình chương trình tư vấn “Tâm lý vững – điểm số cao” trong chương trình tiếp sức mùa thi vừa qua. Cụ thể, Ban tổ chức đã mời tiến sĩ tâm lý tư vấn cho thí sinh từ việc chuẩn bị tâm lý đi thi, ăn uống, sinh hoạt, cách ôn tập để đảm bảo sức khỏe, đạt hiệu quả cao nhất và cả tâm thế đón nhận kết quả kỳ thi.
Phát biểu tại chương trình, đồng chí Lê Quốc Phong – Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã ghi nhận sự đóng góp của toàn bộ đội ngũ tình nguyện viên, các cấp bộ Đoàn, Hội, các đơn vị, cá nhân trong xã hội đã đồng hành với chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2018.
Theo đồng chí Lê Quốc Phong, chương trình năm nay cơ bản đã phát huy được những thế mạnh qua các năm tổ chức. Các đơn vị đã có sự chủ động thích nghi với việc chuyển đổi phương thức mới của kỳ thi THPT quốc gia. Các tỉnh, thành đoàn đã vào cuộc kịp thời và mang kết quả tốt, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao, góp phần vào sự thành công chung của kỳ thi. Các đội hình tình nguyện đã bắt đầu quan tâm tới việc phát huy khả năng chuyên môn của sinh viên được thể hiện trong hoạt động tiếp sức mùa thi, nhiều mô hình sáng tạo đã góp ích rất nhiều cho thí sinh, phụ huynh trong kì thi năm nay. Các hoạt động còn tăng cường được sự chủ động từ cơ sở, qua đó đã phát huy tốt hơn năng lực của các đội hình và từng lực lượng tham gia.
Phát biểu tại chương trình, đồng chí Lê Quốc Phong – Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã ghi nhận sự đóng góp của toàn bộ đội ngũ tình nguyện viên, các cấp bộ Đoàn, Hội, các đơn vị, cá nhân trong xã hội đã đồng hành với chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2018.
Theo đồng chí Lê Quốc Phong, chương trình năm nay cơ bản đã phát huy được những thế mạnh qua các năm tổ chức. Các đơn vị đã có sự chủ động thích nghi với việc chuyển đổi phương thức mới của kỳ thi THPT quốc gia. Các tỉnh, thành đoàn đã vào cuộc kịp thời và mang kết quả tốt, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao, góp phần vào sự thành công chung của kỳ thi. Các đội hình tình nguyện đã bắt đầu quan tâm tới việc phát huy khả năng chuyên môn của sinh viên được thể hiện trong hoạt động tiếp sức mùa thi, nhiều mô hình sáng tạo đã góp ích rất nhiều cho thí sinh, phụ huynh trong kì thi năm nay. Các hoạt động còn tăng cường được sự chủ động từ cơ sở, qua đó đã phát huy tốt hơn năng lực của các đội hình và từng lực lượng tham gia.
Đồng chí Lê Quốc Phong – Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát biểu tại hội nghị |
Về công tác truyền thông của chương trình được thực hiện khá hiệu quả, tất cả các đơn vị từ Trung ương đến tỉnh thành, các đội hình tình nguyện đều chú ý triển khai nội dung này.
“Truyền thông không chỉ mang tính thông tin sự kiện mà đã chú ý tới cả những góc nhìn và chia sẻ mang tính chất tạo cảm xúc, sự lan toả về giá trị nhân văn của chương trình, nhờ đó đã tác động tới các đội tượng thụ hưởng và xã hội. Chính điều đó sẽ giúp cho từng tình nguyện viên tham gia vào chương trình cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa, mục đích mà chương trình mang lại cho bản thân mình trước khi mang lại giá trị cho các thí sinh; đồng thời tiếp tục khắc hoạ hình ảnh đẹp của các bạn tình nguyện khi tham gia vào chương trình đầy tính nhân văn”. - Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam nhấn mạnh.
Đồng chí Lê Quốc Phong lưu ý, trong năm 2019, Ban tổ chức “Tiếp sức mùa thi” cần phải có sự chuẩn bị sớm hơn cho chương trình, cần phải triển khai tư vấn sớm, chuẩn bị về nguồn lực, nhân lực cho chương trình. Cần đầu tư nhiều hơn cho công tác truyền thông, sử dụng các kênh tiếp cận thí sinh sớm hơn, cố gắng lan toả các thông tin hỗ trợ đến được với các bạn sớm hơn, từ đó sẽ hiểu rõ hơn những mong muốn, chia sẻ của các thí sinh để công tác chuẩn bị cho chương trình đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, phải có phương pháp kết nối giữa các tổ chức trên cơ sở nền tảng chuyên môn riêng của mỗi đơn vị; tổ chức Đoàn, Hội trên các địa bàn phải có cơ chế kết nối, phối hợp thống nhất giữa các lực lượng tình nguyện khác ngoài sinh viên, góp phần khẳng định uy tín, chất lượng của chương trình đối với thí sinh, giúp thí sinh có điểm tựa tinh thần vững chắc, đảm bảo được mục tiêu mà chương trình đặt ra.
“Truyền thông không chỉ mang tính thông tin sự kiện mà đã chú ý tới cả những góc nhìn và chia sẻ mang tính chất tạo cảm xúc, sự lan toả về giá trị nhân văn của chương trình, nhờ đó đã tác động tới các đội tượng thụ hưởng và xã hội. Chính điều đó sẽ giúp cho từng tình nguyện viên tham gia vào chương trình cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa, mục đích mà chương trình mang lại cho bản thân mình trước khi mang lại giá trị cho các thí sinh; đồng thời tiếp tục khắc hoạ hình ảnh đẹp của các bạn tình nguyện khi tham gia vào chương trình đầy tính nhân văn”. - Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam nhấn mạnh.
Đồng chí Lê Quốc Phong lưu ý, trong năm 2019, Ban tổ chức “Tiếp sức mùa thi” cần phải có sự chuẩn bị sớm hơn cho chương trình, cần phải triển khai tư vấn sớm, chuẩn bị về nguồn lực, nhân lực cho chương trình. Cần đầu tư nhiều hơn cho công tác truyền thông, sử dụng các kênh tiếp cận thí sinh sớm hơn, cố gắng lan toả các thông tin hỗ trợ đến được với các bạn sớm hơn, từ đó sẽ hiểu rõ hơn những mong muốn, chia sẻ của các thí sinh để công tác chuẩn bị cho chương trình đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, phải có phương pháp kết nối giữa các tổ chức trên cơ sở nền tảng chuyên môn riêng của mỗi đơn vị; tổ chức Đoàn, Hội trên các địa bàn phải có cơ chế kết nối, phối hợp thống nhất giữa các lực lượng tình nguyện khác ngoài sinh viên, góp phần khẳng định uy tín, chất lượng của chương trình đối với thí sinh, giúp thí sinh có điểm tựa tinh thần vững chắc, đảm bảo được mục tiêu mà chương trình đặt ra.
Đồng chí Lê Quốc Phong – Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao bằng khen của Trung ương Đoàn cho 04 đơn vị có thành tích xuất sắc trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2018 |
Đồng chí Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2018 |
Dịp này, Ban tổ chức đã khen thưởng 18 đơn vị có nhiều nỗ lực và thành tích xuất sắc trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2018, trong đó, 04 đơn vị nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 04 đơn vị nhận bằng khen của Trung ương Đoàn và 10 đơn vị được nhận bằng khen của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.