Trẻ em nêu ý kiến về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
07:02 28/08/2017 1624
Hoạt động Hội, Đội Ngày 26/8, tại Hà Nội đã diễn ra Phiên chính thức Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5 với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”. Diễn đàn có sự tham gia của 200 em nhỏ là đại diện cho trẻ em các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Diễn đàn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đồng chủ trì với sự phối hợp của các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế: UNICEF, ILO, Tổ chức Cứu trợ trẻ em, Tổ chức PLAN, Tổ chức Tầm nhìn thế giới, Tổ chức ChildFund…
Năm 2009, Diễn đàn trẻ em quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn là hoạt động để đại diện trẻ em từ các tỉnh, thành phố được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và đại diện các cơ quan, tổ chức phản hồi những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ em thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Diễn đàn năm nay với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” được tổ chức từ ngày 23-26 tháng 8 năm 2017 tại thủ đô Hà Nội. Năm nay, 200 trẻ em từ 9 đến 16 tuổi đại diện cho trẻ em 48 tỉnh, thành phố, các Làng trẻ em SOS và Trung tâm hồi phục chức năng người khuyết tật Thụy An đã có mặt tại Diễn đàn. Tại đây, các em đã thảo luận 04 nhóm nội dung: Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực trẻ em; Trẻ em với vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em và tảo hôn; Trẻ em với vấn đề phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; Trẻ em với vấn đề phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Năm 2009, Diễn đàn trẻ em quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn là hoạt động để đại diện trẻ em từ các tỉnh, thành phố được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và đại diện các cơ quan, tổ chức phản hồi những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ em thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Diễn đàn năm nay với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” được tổ chức từ ngày 23-26 tháng 8 năm 2017 tại thủ đô Hà Nội. Năm nay, 200 trẻ em từ 9 đến 16 tuổi đại diện cho trẻ em 48 tỉnh, thành phố, các Làng trẻ em SOS và Trung tâm hồi phục chức năng người khuyết tật Thụy An đã có mặt tại Diễn đàn. Tại đây, các em đã thảo luận 04 nhóm nội dung: Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực trẻ em; Trẻ em với vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em và tảo hôn; Trẻ em với vấn đề phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; Trẻ em với vấn đề phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Các em trình bày những thông điệp về phòng, chống bạo lực trẻ em tại Diễn đàn |
Phát biểu tại đây, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan nhấn mạnh, năm 2017 được đánh dầu là năm có nhiều văn bản pháp luật, chính sách dành cho trẻ em có hiệu lực thi hành. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương đối với lĩnh vực trẻ em. Đó là Luật Trẻ em 2016; Nghị định quy định chi tiết một số điều về Luật Trẻ em; Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường…Trong bối cảnh đó, Diễn đàn trẻ em quốc gia là nơi để đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan cùng trao đổi với trẻ em về những vấn đề mà các em quan tâm. Đặc biệt, với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”, đây là dịp để các em đề xuất kiến nghị, sáng kiến, thông điệp của mình về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Thứ trưởng Đào Hồng Lan mong rằng trong phiên chính thức của Diễn đàn, với trọng trách là đại diện cho trẻ em cả nước, các em sẽ chủ động thảo luận và đưa ra các ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
Tại phần thảo luận, đại diện trẻ em đã gửi tới Diễn đàn một số ý kiến và thông điệp cụ thể về vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Theo các em, việc thực hiện phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em hiện nay vẫn còn nhiều thách thức; người xâm hại trẻ em có thể là bất cứ ai, kể cả trong gia đình, nhà trường…Bên cạnh đó, một số trẻ em phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, không an toàn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, trẻ em đã và đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng; bị lừa bởi các thông tin ảo, bị dụ dỗ, lôi kéo với mục đích xấu…Trước thực tế trên, các em đã gửi đến đại diện các cơ quan liên quan một số kiến nghị và thông điệp như: Bạo lực không bao giờ là cách giải quyết tốt nhất; Đừng để trẻ em sinh ra trẻ em; Lao động trẻ em: Lợi trước mắt, hại lâu dài…
Các em trao đổi một số vấn đề quan tâm với đại diện các cơ quan, tổ chức tham gia Diễn đàn |
Về phía đại diện các cơ quan, tổ chức, các đại biểu đã thống nhất và đánh giá cao những kiến nghị và thông điệp mà các em mang tới Diễn đàn. Các đại biểu khẳng định, ý kiến của các em sẽ được nghiên cứu và đưa vào chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các Bộ, ngành, địa phương để ưu tiên thực hiện. Đồng thời, để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ trẻ, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, Diễn đàn cũng đề nghị các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường, cộng đồng cần chung tay triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo đảm một môi trường sống, học tập, vui chơi thực sự an toàn cho các em. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần thực hiện triệt để các quy định về quy trình tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin, thông báo, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em; quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi…nhằm phòng ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc đáng tiếc xảy ra.
Với trách nhiệm của mình, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tập hợp các ý kiến, thông điệp, kiến nghị của các em tại Diễn đàn trẻ em quốc gia và Diễn đàn trẻ em tại địa phương để báo cáo Chính phủ cũng như chuyển tới các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan xem xét và giải quyết. Đặc biệt, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các em tại Diễn đàn sẽ được xem xét và cập nhật trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, chương trình hành động liên quan đến trẻ em trong thời gian tới./.