Cảnh báo các hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thanh niên và nguy cơ xâm hại đối với trẻ em hiện nay
08:27 31/03/2018 2639
Đại hội Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029 Web.ĐTN: Sáng ngày 30/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu thanh niên tổ chức Hội thảo “Hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thanh niên” và “Hành vi nguy cơ xâm hại đối với trẻ em hiện nay” nhằm chia sẻ những nghiên cứu mới đây.
Cần giúp đỡ thanh niên hình thành thói quen tích cực
Theo Tổng cục Thống kê (2017), dân số thanh niên trong độ tuổi 16 – 30 có hơn 23,5 triệu người, chiếm khoảng 25,2% dân số cả nước. Thanh niên là lực lượng kế cận, là nguồn nhân lực trẻ, đóng góp cho sự phát triển tương lai của đất nước.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây cho thấy thanh niên đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức như: hút thuốc lá, uống rượu bia, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai, sử dụng các chất gây nghiện, ma túy…Vì vậy, việc điều tra nhận diện hành vi nguy cơ đối với sức khỏe của thanh niên hiện nay là một vấn đề quan trọng, cấp thiết không chỉ về mặt lý luận, mà cả trong hoạt động thực tiễn quản lý, giáo dục, xây dựng lực lượng và phát huy sức mạnh, tiềm năng của đội ngũ thanh niên.
Quảng cảnh hội thảo |
Bằng phương pháp khảo sát điều tra thu thập thông tin qua trưng cầu ý kiến được thực hiện trên 1.200 thanh niên tại 05 tỉnh, thành: Cao Bằng, Hà Nội, Kon Tum, Bình Thuận và Đồng Tháp, các nghiên cứu đã đạt được một số kết quả.
Mặc dù đa số thanh niên nhận thức được việc sử dụng thuốc lá có hại cho sức khỏe song tỉ lệ thanh niên hiện đang sử dụng thuốc lá vẫn chiếm tỉ lệ cao, vẫn còn 13,8% thanh niên cho rằng việc hút thuốc lá không gây hại đến sức khỏe hoặc gây hại nhưng không nghiêm trọng; 85,1% thanh niên có thói quen hút thuốc từ 4 – 6 lần/tuần và thường hút 2 – 5 điếu/ ngày, đặc biệt tỉ lệ thanh niên sử dụng thuốc lá lần đầu chưa đủ 18 tuổi chiếm tỉ lệ lớn.
Tuổi sử dụng rượu bia của thanh niên khá thấp, có 56,7% thanh niên sử dụng rượu bia lần đầu khi dưới 18 tuổi, trong đó đáng lưu ý có 16,1% thanh niên sử dụng rượu bia lần đầu trong độ tuổi trẻ em (dưới 16 tuổi trở xuống) và vẫn còn 17,4% thanh niên cho rằng việc sử dụng rượu bia không ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc sử dụng chất gây nghiện trong thanh niên tuy ở mức thấp nhưng lại dấu hiệu đáng quan tâm.
Bên canh đó, độ tuổi sử dụng chất gây nghiện lần đầu của nhóm thanh niên được điều tra là khá sớm, hầu hết trong độ tuổi chưa thành niên chiếm 71,4%; nhóm thanh niên từ 16 – 18 tuổi sử dụng chất gây nghiện lần đầu khi chưa đến 16 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (29,6%).
Bên canh đó, độ tuổi sử dụng chất gây nghiện lần đầu của nhóm thanh niên được điều tra là khá sớm, hầu hết trong độ tuổi chưa thành niên chiếm 71,4%; nhóm thanh niên từ 16 – 18 tuổi sử dụng chất gây nghiện lần đầu khi chưa đến 16 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (29,6%).
Khảo sát ý kiến thanh niên sinh viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng |
Khảo sát ý kiến thanh niên công chức, viên chức tại Đoàn khối các cơ quan tỉnh Cao Bằng |
Phát hiện từ cuộc điều tra cũng cho thấy, đại đa số thanh niên tham gia khảo sát hiện đang sử dụng internet (97,4%), trong đó có tới 67,1% thanh niên thức đêm để sử dụng internet, thanh niên tuổi càng thấp thì tỉ lệ thức đêm sử dụng và chơi game online càng cao cho thấy tỉ lệ thanh niên có xu hướng lạm dụng vào internet đang tăng lên.
Trong số thanh niên tham gia khảo sát, có đến 73,7% thanh niên đã từng quan hệ tình dục, đáng chú ý với tỉ lệ 46,9% thanh niên trong độ tuổi từ 16 – 18 đã từng có quan hệ tình dục. Một bộ phận thanh niên chưa có nhận thức đúng đắn hoặc chưa có những hành vi tình dục an toàn. Đây là vấn đề đặt ra với công tác tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho thanh niên.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại một số hành vi, thói quen của thanh niên tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe như: chưa thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bỏ bữa sáng hoặc uống quá nhiều đồ uống có gas… Đây là những vấn đề đáng lưu tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe, thể chất của thanh niên bởi chúng có thể gây cản trở hoặc tác động xấu đến quá trình phát triển của thanh niên.
Trước những báo động về hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thanh niên, nhóm nghiên cứu đề xuất các cơ quan chức năng cần có chế tài và quy định đối với việc bán thuốc lá, rượu bia cho người chưa thành niên; siết chặt hơn công tác quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích gây nghiện đối với người chưa thành niên. Bên cạnh đó cần quan tâm đến hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên hình thành những thói quen tốt và tích cực nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh niên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, giúp thanh niên hình thành thói quen tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân thường xuyên và tích cực hơn.
Trước những báo động về hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thanh niên, nhóm nghiên cứu đề xuất các cơ quan chức năng cần có chế tài và quy định đối với việc bán thuốc lá, rượu bia cho người chưa thành niên; siết chặt hơn công tác quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích gây nghiện đối với người chưa thành niên. Bên cạnh đó cần quan tâm đến hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên hình thành những thói quen tốt và tích cực nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh niên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, giúp thanh niên hình thành thói quen tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân thường xuyên và tích cực hơn.
Thay đổi phương pháp giáo dục trẻ ngay từ nhận thức của người lớn
Thực tế ở Việt Nam trong 05 năm (2012 – 2016) trở lại đây, đã ghi nhận gần 6 – 7 ngàn vụ xâm hại trẻ em với hơn 8.100 trẻ đã trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại, trong đó nhiều trường hợp trẻ dưới 06 tuổi. Tính riêng 06 tháng đầu năm 2017, theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát, cả nước ghi nhận 805 vụ xâm hại trẻ em. Trẻ em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm hại trên tất cả các mặt như thể chất, tinh thần, tình dục gây nhiều hậu quả xấu đến sự phát triển, thậm chỉ hủy hoại cuộc sống của các em trong tương lai.
Thành viên của nhóm nghiên cứu chia sẻ các kết quả tại hội thảo |
Vì vậy, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu thanh niên cũng đã tiến hành đề tài nghiên cứu về “Hành vi nguy cơ xâm hại đối với trẻ em hiện nay” , tiến hành khảo sát điều tra khảo sát trên 600 đối tượng trẻ em từ 6 đến dưới 16 tại 03 địa bàn Hà Nội, Lào Cai và Bình Thuận.
Kết quả nghiên cứu đã phản ánh những dấu hiệu đáng quan tâm về những nguy cơ đối với bạo lực và xâm hại trẻ em, cụ thể như: Trẻ em đang quan niệm rằng những môi trường càng gần gũi đối với trẻ thì càng có nguy cơ xảy ra bạo lực và xâm hại, trong đó cao nhất là trong gia đình chiếm 65,5%. Một số bộ phận trẻ em đồng tình coi việc đánh mắng các em là “quyền” của người lớn hoặc chưa có nhận thức phù hợp với một số hình phạt của cha mẹ, thầy cô, còn khoảng 10% trẻ em có xu hướng đồng tình với hành vi bạo lực hoặc xúc phạm người khác.
Về nguy cơ xâm hại tình dục, trẻ em trong cuộc khảo sát đang quan niệm người thân, họ hàng là những người dễ có khả năng thực hiện hành vi xâm hại đối với trẻ em nhất. Một bộ phận trẻ trong cuộc điều tra có xu hướng hành vi dễ dẫn đến nguy cơ bị xâm hại tình dục như: sự dụ dỗ từ các đối tượng thân quen, trên internet và mạng xã hội, có trên 10% trẻ em xem những nội dung không lành mạnh trên mạng internet, trong đó 6,1% em xem kỹ; gần 10% trẻ có biểu hiện kết bạn và đi chơi với người lạ.
Về nguy cơ xâm hại tình dục, trẻ em trong cuộc khảo sát đang quan niệm người thân, họ hàng là những người dễ có khả năng thực hiện hành vi xâm hại đối với trẻ em nhất. Một bộ phận trẻ trong cuộc điều tra có xu hướng hành vi dễ dẫn đến nguy cơ bị xâm hại tình dục như: sự dụ dỗ từ các đối tượng thân quen, trên internet và mạng xã hội, có trên 10% trẻ em xem những nội dung không lành mạnh trên mạng internet, trong đó 6,1% em xem kỹ; gần 10% trẻ có biểu hiện kết bạn và đi chơi với người lạ.
Ấn phẩm infographic tuyên truyền về xâm hại trẻ em. (nguồn internet) |
Ấn phẩm infographic tuyên truyền về xâm hại trẻ em. (nguồn internet) |
Những kết quả trên đang đặt ra vấn đề quản lý với các cơ quan, tổ chức có vai trò, trách nhiệm trong công tác giáo dục và bảo vệ trẻ em cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lí và thông tin, môi trường tác động, hoàn cảnh cũng như các biện pháp nhằm giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến bạo lực và xâm hại với trẻ em. Ngoài ra cũng cần tăng cường tuyên truyền, thay đổi nhận thức của gia đình, nhà trường và cộng đồng về các phương pháp giáo dục đối với trẻ em, tránh hình thành trong trẻ quan niệm, suy nghĩ về việc giáo dục bằng bạo lực là quyền của người lớn.
Kết quả nghiên cứu đã góp phần cảnh báo và là cơ sở dữ liệu để các nhà quản lý, giáo dục, các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường tham khảo để điều chỉnh trong quá trình định hướng và giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên cũng như bảo vệ, ngăn chặn các nguy cơ gây hại đến đời sống học tập, vui chơi và phát triển của trẻ em.
Tweet