Tuổi trẻ Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy vai trò xung kích, tình nguyện
18:47 08/10/2017 793
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Phát huy vai trò xung kích, năng động, sáng tạo, tuổi trẻ Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang tích cực tham gia các phong trào thanh niên phát triển kinh tế, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, chung tay xây dựng nông thôn mới…
Giúp thanh niên lập nghiệp
Được phát động từ năm 2007 đến nay, phong trào “Đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp” đã góp phần giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) có việc làm, vươn lên phát triển kinh tế. Năm 2013, sau khi tham gia lớp tập huấn “Những kiến thức cơ bản giúp ĐVTN vươn lên làm giàu bằng nghề nông” và thăm một số mô hình làm kinh tế giỏi do Huyện Đoàn Châu Đức tổ chức, anh Huỳnh Trung Tấn (tổ 40, thôn Hoàng Long, xã Kim Long) thực hiện mô hình trồng tiêu trên mảnh đất gần 1,2ha đất của gia đình. Nắm chắc phương pháp chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nênvườn tiêu của anh Tấn phát triển tốt, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhận thấy được cái lợi của việc nuôi dê kết hợp trồng tiêu sẽ tận dụng được nguồn thức ăn từ nọc sống cây tiêu và bón phân hữu cơ từ chất thải của dê sẽ giúp cây tiêu sai hạt và cải tạo được đất, anh Tấn tiếp tục đầu tư dựng chuồng trại để nuôi 50 con dê giống. Hiện mô hình trồng tiêu kết hợp nuôi dê của anh Tấn cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.
Luôn sát cánh cùng ĐVTN lập thân, lập nghiệp, anh Tấn phối hợp với Đoàn xã Kim Long tạo điều kiện giúp đỡ ĐVTN khó khăn trong thôn bằng cách thành lập CLB Thanh niên trồng tiêu, nuôi dê với sự tham gia của 18 ĐVTN trong thôn. Trên cương vị chủ nhiệm CLB, anh Tấn sẵn lòng trực tiếp hướng dẫn cho từng thành viên về kỹ thuật trồng tiêu kết hợp nuôi dê để thu được lợi nhuận cao nhất. Đến thời điểm này, mỗi thành viên của CLB có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm.
Việc thành lập Tổ hợp tác, CLB thanh niên cũng là cách giúp ĐVTN có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Nhiệm kỳ 2012-2017, các cấp Đoàn đã thành lập được hơn 200 THT, CLB kinh tế trong thanh niên. Các mô hình như: CLB Nhà nông trẻ của Đoàn xã Phước Long Thọ (huyện Đất Đỏ); “Tổ hợp tác trồng lúa” của Đoàn xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc)… cũng hoạt động hiệu quả, tạo thu nhập trên 50 triệu đồng/năm/thành viên.
Bên cạnh đó, các cơ sở Đoàn còn phối hợp với Ngân hàng CSXH cho cho 7.001 ĐVTN vay 182,5 tỷ đồng để phát triển kinh tế.Đơn cử như anh Lê Thanh Toàn (tổ 5, khu phố Núi Dinh, phường Kim Dinh, TP.Bà Rịa). Năm 2012, anh Toàn được Ngân hàng CSXH thành phố Bà Rịa cho vay 20 triệu đồng qua sự giới thiệu của Đoàn phường để mua máy trộn bê tông, nguyên vật liệu, lập cơ sở đúc chậu cây kiểng ngay tại nhà. Sau 5 năm, cơ sở của anh Toàn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 3 lao động thời vụ với mức thu nhập 150-200 ngàn đồng/người/ngày.
Được phát động từ năm 2007 đến nay, phong trào “Đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp” đã góp phần giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) có việc làm, vươn lên phát triển kinh tế. Năm 2013, sau khi tham gia lớp tập huấn “Những kiến thức cơ bản giúp ĐVTN vươn lên làm giàu bằng nghề nông” và thăm một số mô hình làm kinh tế giỏi do Huyện Đoàn Châu Đức tổ chức, anh Huỳnh Trung Tấn (tổ 40, thôn Hoàng Long, xã Kim Long) thực hiện mô hình trồng tiêu trên mảnh đất gần 1,2ha đất của gia đình. Nắm chắc phương pháp chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nênvườn tiêu của anh Tấn phát triển tốt, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhận thấy được cái lợi của việc nuôi dê kết hợp trồng tiêu sẽ tận dụng được nguồn thức ăn từ nọc sống cây tiêu và bón phân hữu cơ từ chất thải của dê sẽ giúp cây tiêu sai hạt và cải tạo được đất, anh Tấn tiếp tục đầu tư dựng chuồng trại để nuôi 50 con dê giống. Hiện mô hình trồng tiêu kết hợp nuôi dê của anh Tấn cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.
Luôn sát cánh cùng ĐVTN lập thân, lập nghiệp, anh Tấn phối hợp với Đoàn xã Kim Long tạo điều kiện giúp đỡ ĐVTN khó khăn trong thôn bằng cách thành lập CLB Thanh niên trồng tiêu, nuôi dê với sự tham gia của 18 ĐVTN trong thôn. Trên cương vị chủ nhiệm CLB, anh Tấn sẵn lòng trực tiếp hướng dẫn cho từng thành viên về kỹ thuật trồng tiêu kết hợp nuôi dê để thu được lợi nhuận cao nhất. Đến thời điểm này, mỗi thành viên của CLB có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm.
Việc thành lập Tổ hợp tác, CLB thanh niên cũng là cách giúp ĐVTN có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Nhiệm kỳ 2012-2017, các cấp Đoàn đã thành lập được hơn 200 THT, CLB kinh tế trong thanh niên. Các mô hình như: CLB Nhà nông trẻ của Đoàn xã Phước Long Thọ (huyện Đất Đỏ); “Tổ hợp tác trồng lúa” của Đoàn xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc)… cũng hoạt động hiệu quả, tạo thu nhập trên 50 triệu đồng/năm/thành viên.
Bên cạnh đó, các cơ sở Đoàn còn phối hợp với Ngân hàng CSXH cho cho 7.001 ĐVTN vay 182,5 tỷ đồng để phát triển kinh tế.Đơn cử như anh Lê Thanh Toàn (tổ 5, khu phố Núi Dinh, phường Kim Dinh, TP.Bà Rịa). Năm 2012, anh Toàn được Ngân hàng CSXH thành phố Bà Rịa cho vay 20 triệu đồng qua sự giới thiệu của Đoàn phường để mua máy trộn bê tông, nguyên vật liệu, lập cơ sở đúc chậu cây kiểng ngay tại nhà. Sau 5 năm, cơ sở của anh Toàn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 3 lao động thời vụ với mức thu nhập 150-200 ngàn đồng/người/ngày.
ĐVTN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia làm đường giao thông nông thôn |
Xung kích vì cộng đồng
Với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, gần 200 ĐVTN huyện Đất Đỏ đã thực hiện công trình “Bê tông hóa đường giao thông nông thôn” tại ấp Phước Trung, xã Phước Long Thọ. Dưới cái nắng gay gắt của buổi trưa tháng 3, bạn nào cũng đẫm mồ hôi nhưng vẫn miệt mài xúc cát, đào đất, vác đá, trộn bê tông để đổ mặt đường. Nhờ tinh thần xung kích của ĐVTN mà chỉ sau 2 ngày, con đường bê tông dài 300m, rộng 4m với tổng kinh phí hơn 60 triệu đồng do Huyện Đoàn Đất Đỏ vận động từ các cá nhân, DN trong và ngoài tỉnh đã hoàn thành trong niềm phấn khởi của người dân địa phương.“Tuyến đường này trước đây là đường đất, mùa mưa lầy lội, mùa khô bụi bặm nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Có tuyến đường mới để đi lại, chúng tôi rất cảm động”, ông Hồ Văn Sơ (tổ 9, ấp Phước Trung, xã Phước Long Thọ) nói.
Bên cạnh phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội cũng được các cơ sở Đoàn chú trọng thực hiện. Nhận được chiếc xe đạp mới do Huyện Đoàn Xuyên Mộc trao tặng, em Nguyễn Văn Hà (lớp 8A, trường THCS Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc) vui mừng nói: “Giờ có xe đạp rồi, em không phải dậy quá sớm để đi bộ đến trường như trước nữa, em sẽ gắng học thật giỏi để không phụ lòng các anh, các chị”.
Cũng như em Nguyễn Văn Hà, 63 học sinh nghèo của huyện Xuyên Mộc cũng không giấu nổi niềm vui khi điều ước bấy lâu đã trở thành hiện thực. Gia đình các em đều rất khó khăn, để mua được chiếc xe đạp là điều không dễ dàng, nhiều HS thường phải đi bộ gần 5km để đến trường mỗi ngày. Vì thế mà 63 chiếc xe đạp (1,7 triệu đồng/chiếc) do ĐVTN huyện Xuyên Mộc đóng góp để trao tặng cho HS nghèo rất có ý nghĩa.
Trên đây chỉ là 2 trong số 2.141 công trình, phần việc thanh niên, làm lợi gần 33,4 tỷ đồng mà tuổi trẻ toàn tỉnh đã làm được trong nhiệm kỳ 2017-2022. Từ năm 2012 đến nay, các cơ sở Đoàn đã vận động 2,2 tỷ đồng để xây mới 60 “Nhà nhân ái”; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 6.313 lượt người với tổng số tiền 859 triệu đồng; vận động 8.202 lượt ĐVTN tham gia hiến máu tình nguyện; tổ chức 647 hoạt động bảo vệ môi trường, trồng 26.420 cây xanh…
Theo đồng chí Lê Văn Minh - Bí thư Tỉnh Đoàn, với sự mở rộng về quy mô, đa dạng về hình thức, các công trình, phần việc của thanh niên được các cấp Đoàn đảm nhận thời gian qua đã và đang đi vào chiều sâu, tạo hiệu quả thiết thực và có sức lan tỏa rộng trong cộng đồng, khơi dậy nhiệt huyết, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của địa phương.
“Tỉnh Đoàn sẽ chỉ đạo các cơ sở Đoàn đẩy mạnh các phong trào xung kích, tình nguyện trong ĐVTN để tạo điều kiện cho thế hệ trẻ rèn luyện, phát triển kỹ năng, tinh thần tiên phong, đoàn kết, sáng tạo để xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp…”, đồng chí Lê Văn Minh nói.