Trí thức trẻ tình nguyện trên miền biên cương Tổ quốc
22:52 19/12/2011 3865
Công tác tuyên truyền, giáo dục Sức nóng chói chang của cái nắng miền rừng và chặng đường hàng trăm km đèo dốc, đồi núi, vực thẳm cũng không ngăn nổi các trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) của Dự án 174 tìm về Đoàn KT-QP 379 (Quân khu 2), về với các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
Thanh niên tình nguyện giúp dân thu hoạch lúa. ảnh minh họa - nguồn internet |
Họ lặng lẽ từng ngày phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ thời đại mới, cống hiến trí tuệ, năng lực cùng với cán bộ chiến sỹ Đoàn KT-QP 379 tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên miền biên cương Tổ quốc.
“Thắp lửa” miền biên cương cùng Dự án 174
Tốt nghiệp Trung cấp Dược thành phố Hồ Chí Minh, cô gái Võ Thị Thương (sinh năm 1988, quê Thanh Hóa) - một TTTTN, giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Si Pa Phìn (huyện Mường Chà) tâm sự: “Lần đầu đặt chân lên Tây Bắc thăm anh trai, thấy cuộc sống của bà con khó khăn, lạc hậu em muốn ở lại đóng góp một phần kiến thức, năng lực của mình để giúp bà con. Em đã xin ý kiến bố mẹ rồi làm đơn tình nguyện xin “đóng chân” trên địa bàn. Trước lúc “khăn gói” lên đây, bạn bè ở quê cũng khuyên nhủ, can ngăn nhiều, nhưng hình ảnh về cuộc sống, con người nơi núi rừng Tây Bắc như đã mê hoặc, thôi thúc bước chân em”.
Thương cho biết: Những ngày đầu lên ở miền biên giới công tác em mới cảm nhận hết sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu ở đây. Ngày nắng thì bức, nóng như thiêu cháy, ngày mưa thì triền miên lạnh giá, làng bản chìm trong màn mưa. Mùa đông, chân tay tím tái, nhức buốt như có kim châm. Chuyến công tác xuống cơ sở đầu tiên đi về bản Phi Lĩnh, bản xa nhất trong 15 bản của xã Si Pa Phìn để tìm hiểu lối sống, phong tục của bà con và tuyên truyền những nội dung về sức khỏe sinh sản, không sinh con thứ 3, bình đẳng giới... em đã bị ốm. Nằm li bì gần 1 tuần một mình ở phòng, nỗi nhớ nhà, nhớ quê làm em không cầm được nước mắt... Song, qua những câu chuyện vui trên đường về cơ sở, mà các bạn tri thức trẻ tình nguyện kể lại lúc đến thăm, đã giúp em quên đi nỗi buồn và có thêm động lực để làm việc. Qua hơn 1 năm cắm chốt tại cơ sở, đôi chân của Thương đã đi qua hết những con dốc, cung đường dẫn về tất cả các bản trên địa bàn công tác.
Sức trẻ thanh niên tình nguyện làm thay đổi vùng khó khăn miền biên cương Tổ quốc
Giống như các TTTN ở các xã Si Pa Phìn, ở đường vành đai biên giới phía cực Tây của Tổ quốc, Đoàn bộ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 379, Đại tá Lê Thanh Trâm - Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ đoàn 379 cho biết: Thực hiện Quyết định 174 của Thủ tướng Chính phủ, tháng 10/2010, Đoàn KT-QP 379 đã tiếp nhận 67 tri thức trẻ tình nguyện (TTTTN). Đây là lần thứ 8 sau hơn 10 năm đóng quân trên địa bàn, Đoàn KT-QP 379 nhận thanh niên tham gia công tác như kế hoạch của đề án. Hiện đã có trên 230 bản ở 22 xã thuộc 2 huyện Mường Chà, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) và xã Tà Tổng (tỉnh Lai Châu) có sự hiện diện của đoàn viên TTTTN đang “thắp lửa”. Ở miền cực Tây của Tổ quốc này, đ ịa bàn công tác của đội ngũ TTTTN hoạt động trên diện tích gần 4.000km2, nơi có trên 7 0 .000 người của hơn 1 0 dân tộc sinh sống , trong đó đồng bào Mông chiếm gần 70%.
Với tinh thần “Đoàn viên thanh niên xung kích, tình nguyện”, Đoàn TTTTN đã phối hợp cùng Đoàn kinh tế quốc phòng 379 tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục nâng cao trình độ dân trí Đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã xây dựn g, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ; hướng dẫn các tổ chức quần chúng vận động thanh thiếu niên thực hiện phong trào "Điểm sáng vùng biên", đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu diễn biến của các thế lực thù địch gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc .
Điều đặc biệt, kết hợp với chính quyền địa phương, các TTTTN đã h ướng dẫn nhân dân triển khai có hiệu quả các chương trình , dự án trọng điểm trên địa bàn như: 135, 30a, 167; chương trình ổn định dân cư theo Quyết định 141/QĐ-TTg; phối hợp cùng với y tế cơ sở khám chữa bệnh và tiêm chủng mở rộng cho hàng ngàn lượt người ở các thôn bản, vùng đặc biệt khó khăn; qua tuyên truyền, vận động của đội ngũ TTTTN, đã có hàng ngàn học sinh trở lại trường, tiếp tục nghiệp học.
Năm 2011, lực lượng TTTTN trong vùng dự án đã kiện toàn được gần 60 chi hội phụ nữ, 20 chi đoàn tại các bản đi vào hoạt động có hiệu quả; xây dựng được hàng chục mô hình vườn rau, chuồng trại chăn nuôi cá, gia súc, gia cầm tại bản vùng sâu, vùng xa để bà con học tập, nhân rộng.
Thiếu tá Võ Duy Thanh - Trợ lý Thanh Niên, Đoàn 379 cho biết: Sự đóng góp, cống hiến tích cực của đội ngũ TTTTN đã thật sự tạo được lòng tin tưởng, quý mến của bà con dân tộc ở những nơi có lực lượng này hoạt động. Đến nay, 100% đội viên TTTTN được các tổ chức quần chúng giới thiệu học các lớp nhận thức về Đảng.
Đánh giá về vai trò, đóng góp của đội ngũ TTTTN trên địa bàn, ông Nguyễn Đức Cam- Bí thư Đảng ủy xã Si Pa Phìn, huyện Mường Chà cho biết: Với trình độ, hiểu biết và lòng nhiệt tình, năng động, hăng say, có trách nhiệm, các TTTTN đã đem đến cho cán bộ xã chúng tôi một môi trường công tác mới. Người dân chúng tôi đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế để thoát nghèo./.
Tweet
“Thắp lửa” miền biên cương cùng Dự án 174
Tốt nghiệp Trung cấp Dược thành phố Hồ Chí Minh, cô gái Võ Thị Thương (sinh năm 1988, quê Thanh Hóa) - một TTTTN, giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Si Pa Phìn (huyện Mường Chà) tâm sự: “Lần đầu đặt chân lên Tây Bắc thăm anh trai, thấy cuộc sống của bà con khó khăn, lạc hậu em muốn ở lại đóng góp một phần kiến thức, năng lực của mình để giúp bà con. Em đã xin ý kiến bố mẹ rồi làm đơn tình nguyện xin “đóng chân” trên địa bàn. Trước lúc “khăn gói” lên đây, bạn bè ở quê cũng khuyên nhủ, can ngăn nhiều, nhưng hình ảnh về cuộc sống, con người nơi núi rừng Tây Bắc như đã mê hoặc, thôi thúc bước chân em”.
Thương cho biết: Những ngày đầu lên ở miền biên giới công tác em mới cảm nhận hết sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu ở đây. Ngày nắng thì bức, nóng như thiêu cháy, ngày mưa thì triền miên lạnh giá, làng bản chìm trong màn mưa. Mùa đông, chân tay tím tái, nhức buốt như có kim châm. Chuyến công tác xuống cơ sở đầu tiên đi về bản Phi Lĩnh, bản xa nhất trong 15 bản của xã Si Pa Phìn để tìm hiểu lối sống, phong tục của bà con và tuyên truyền những nội dung về sức khỏe sinh sản, không sinh con thứ 3, bình đẳng giới... em đã bị ốm. Nằm li bì gần 1 tuần một mình ở phòng, nỗi nhớ nhà, nhớ quê làm em không cầm được nước mắt... Song, qua những câu chuyện vui trên đường về cơ sở, mà các bạn tri thức trẻ tình nguyện kể lại lúc đến thăm, đã giúp em quên đi nỗi buồn và có thêm động lực để làm việc. Qua hơn 1 năm cắm chốt tại cơ sở, đôi chân của Thương đã đi qua hết những con dốc, cung đường dẫn về tất cả các bản trên địa bàn công tác.
Sức trẻ thanh niên tình nguyện làm thay đổi vùng khó khăn miền biên cương Tổ quốc
Giống như các TTTN ở các xã Si Pa Phìn, ở đường vành đai biên giới phía cực Tây của Tổ quốc, Đoàn bộ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 379, Đại tá Lê Thanh Trâm - Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ đoàn 379 cho biết: Thực hiện Quyết định 174 của Thủ tướng Chính phủ, tháng 10/2010, Đoàn KT-QP 379 đã tiếp nhận 67 tri thức trẻ tình nguyện (TTTTN). Đây là lần thứ 8 sau hơn 10 năm đóng quân trên địa bàn, Đoàn KT-QP 379 nhận thanh niên tham gia công tác như kế hoạch của đề án. Hiện đã có trên 230 bản ở 22 xã thuộc 2 huyện Mường Chà, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) và xã Tà Tổng (tỉnh Lai Châu) có sự hiện diện của đoàn viên TTTTN đang “thắp lửa”. Ở miền cực Tây của Tổ quốc này, đ ịa bàn công tác của đội ngũ TTTTN hoạt động trên diện tích gần 4.000km2, nơi có trên 7 0 .000 người của hơn 1 0 dân tộc sinh sống , trong đó đồng bào Mông chiếm gần 70%.
Với tinh thần “Đoàn viên thanh niên xung kích, tình nguyện”, Đoàn TTTTN đã phối hợp cùng Đoàn kinh tế quốc phòng 379 tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục nâng cao trình độ dân trí Đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã xây dựn g, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ; hướng dẫn các tổ chức quần chúng vận động thanh thiếu niên thực hiện phong trào "Điểm sáng vùng biên", đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu diễn biến của các thế lực thù địch gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc .
Điều đặc biệt, kết hợp với chính quyền địa phương, các TTTTN đã h ướng dẫn nhân dân triển khai có hiệu quả các chương trình , dự án trọng điểm trên địa bàn như: 135, 30a, 167; chương trình ổn định dân cư theo Quyết định 141/QĐ-TTg; phối hợp cùng với y tế cơ sở khám chữa bệnh và tiêm chủng mở rộng cho hàng ngàn lượt người ở các thôn bản, vùng đặc biệt khó khăn; qua tuyên truyền, vận động của đội ngũ TTTTN, đã có hàng ngàn học sinh trở lại trường, tiếp tục nghiệp học.
Năm 2011, lực lượng TTTTN trong vùng dự án đã kiện toàn được gần 60 chi hội phụ nữ, 20 chi đoàn tại các bản đi vào hoạt động có hiệu quả; xây dựng được hàng chục mô hình vườn rau, chuồng trại chăn nuôi cá, gia súc, gia cầm tại bản vùng sâu, vùng xa để bà con học tập, nhân rộng.
Thiếu tá Võ Duy Thanh - Trợ lý Thanh Niên, Đoàn 379 cho biết: Sự đóng góp, cống hiến tích cực của đội ngũ TTTTN đã thật sự tạo được lòng tin tưởng, quý mến của bà con dân tộc ở những nơi có lực lượng này hoạt động. Đến nay, 100% đội viên TTTTN được các tổ chức quần chúng giới thiệu học các lớp nhận thức về Đảng.
Đánh giá về vai trò, đóng góp của đội ngũ TTTTN trên địa bàn, ông Nguyễn Đức Cam- Bí thư Đảng ủy xã Si Pa Phìn, huyện Mường Chà cho biết: Với trình độ, hiểu biết và lòng nhiệt tình, năng động, hăng say, có trách nhiệm, các TTTTN đã đem đến cho cán bộ xã chúng tôi một môi trường công tác mới. Người dân chúng tôi đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế để thoát nghèo./.