Tri thức trẻ làm công chức xã: Rất cần tính xung kích, vượt khó
16:18 01/10/2014 2718
Công tác tuyên truyền, giáo dục Đề án 500 trí thức trẻ tình nguyện về các xã nghèo tham gia chức danh công chức xã vừa được Bộ Nội vụ công bố triển khai ở 34 tỉnh. Lượng hồ sơ tăng lên từng ngày, tuy nhiên nhiều ứng viên vẫn băn khoăn về tính công khai, minh bạch trong quá trình tuyển chọn ở các tỉnh.
Cơ hội mới
Mặc dù có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện nhưng Bùi Thanh Hoài ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vượt chặng đường hàng trăm kilômét đến Hà Nội nộp hồ sơ ở Bộ Nội vụ cho yên tâm.
Hoài cho biết, từ ngày biết thông tin về đề án, anh thấy đây là cơ hội để làm việc, cống hiến sức trẻ tại quê nhà. Càng mừng hơn khi trong các chuyên ngành ưu tiên tuyển dụng lại phù hợp với chuyên ngành anh được đào tạo ở ĐH Lâm nghiệp.
Hoài cho biết, tốt nghiệp năm 2012, sau khi rải hàng chục bộ hồ sơ ở các công ty, Hoài vẫn chưa tìm được việc vì chuyên ngành không phù hợp. “Biết được đề án mình rất vui và quyết tham gia. Mình cũng hồi hộp lắm”, anh nói.
Với Vi Văn Linh, tốt nghiệp ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) thì đề án 500 như một giấc mơ. Anh chia sẻ, dù đã tốt nghiệp ĐH và làm việc ở thành phố một thời gian nhưng vì hoàn cảnh, anh đành về quê ở xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) để chăm sóc gia đình. Mấy năm nay, xếp tấm bằng đại học ở góc tủ, anh xin làm chân bảo vệ nhà trường và UBND xã. Công việc phải đi tuần ngày đêm vất vả nhưng anh chỉ nhận được mức lương 1 triệu đồng/ tháng.
Khác với những trí thức trẻ muốn được làm việc, cống hiến ngay tại quê nhà thì nhiều bạn trẻ khác lại mong muốn được đến các xã nghèo của tỉnh khác để làm việc.
Quê ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Phòng Thị Hạnh ghi danh đăng ký lên xã nghèo tỉnh Hòa Bình, giáp Lai Châu để làm việc. Hạnh tự tin, với chuyên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số cô được đào tạo ở trường ĐH Văn hóa sẽ ít nhiều giúp cô có kiến thức khi làm việc nếu cô trúng tuyển. Nói về lý do lựa chọn xã nghèo vùng cao để đăng ký, Hạnh nói, khi còn sinh viên, đã tình nguyện đến các xã vùng cao tỉnh Hòa Bình.
“Ở đó, cuộc sống người dân khó khăn, nhiều hủ tục lạc hậu, các em nhỏ còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chữ. Mình mong muốn được đến những vùng đất như thế để đóng góp một phần sức trẻ và những gì mình học được”, cô nói.
Không ưu tiên, không ngoại lệ
Những ngày đầu nhận được thông báo, nhiều ứng viên từ các tỉnh đã, vượt chặng đường xa đến Bộ Nội vụ nộp hồ sơ và mong muốn được giải đáp những băn khoăn. Ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ công tác thanh niên Bộ Nội vụ đã có buổi trao đổi để “nói cho rõ” với các ứng viên xung quanh vấn đề hồ sơ, quy trình tuyển chọn, chế độ tiền lương, cũng như các tiêu chí lựa chọn, đánh giá ứng viên.
Mặc dù có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện nhưng Bùi Thanh Hoài ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vượt chặng đường hàng trăm kilômét đến Hà Nội nộp hồ sơ ở Bộ Nội vụ cho yên tâm.
Hoài cho biết, từ ngày biết thông tin về đề án, anh thấy đây là cơ hội để làm việc, cống hiến sức trẻ tại quê nhà. Càng mừng hơn khi trong các chuyên ngành ưu tiên tuyển dụng lại phù hợp với chuyên ngành anh được đào tạo ở ĐH Lâm nghiệp.
Hoài cho biết, tốt nghiệp năm 2012, sau khi rải hàng chục bộ hồ sơ ở các công ty, Hoài vẫn chưa tìm được việc vì chuyên ngành không phù hợp. “Biết được đề án mình rất vui và quyết tham gia. Mình cũng hồi hộp lắm”, anh nói.
Với Vi Văn Linh, tốt nghiệp ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) thì đề án 500 như một giấc mơ. Anh chia sẻ, dù đã tốt nghiệp ĐH và làm việc ở thành phố một thời gian nhưng vì hoàn cảnh, anh đành về quê ở xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) để chăm sóc gia đình. Mấy năm nay, xếp tấm bằng đại học ở góc tủ, anh xin làm chân bảo vệ nhà trường và UBND xã. Công việc phải đi tuần ngày đêm vất vả nhưng anh chỉ nhận được mức lương 1 triệu đồng/ tháng.
Khác với những trí thức trẻ muốn được làm việc, cống hiến ngay tại quê nhà thì nhiều bạn trẻ khác lại mong muốn được đến các xã nghèo của tỉnh khác để làm việc.
Quê ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Phòng Thị Hạnh ghi danh đăng ký lên xã nghèo tỉnh Hòa Bình, giáp Lai Châu để làm việc. Hạnh tự tin, với chuyên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số cô được đào tạo ở trường ĐH Văn hóa sẽ ít nhiều giúp cô có kiến thức khi làm việc nếu cô trúng tuyển. Nói về lý do lựa chọn xã nghèo vùng cao để đăng ký, Hạnh nói, khi còn sinh viên, đã tình nguyện đến các xã vùng cao tỉnh Hòa Bình.
“Ở đó, cuộc sống người dân khó khăn, nhiều hủ tục lạc hậu, các em nhỏ còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chữ. Mình mong muốn được đến những vùng đất như thế để đóng góp một phần sức trẻ và những gì mình học được”, cô nói.
Không ưu tiên, không ngoại lệ
Những ngày đầu nhận được thông báo, nhiều ứng viên từ các tỉnh đã, vượt chặng đường xa đến Bộ Nội vụ nộp hồ sơ và mong muốn được giải đáp những băn khoăn. Ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ công tác thanh niên Bộ Nội vụ đã có buổi trao đổi để “nói cho rõ” với các ứng viên xung quanh vấn đề hồ sơ, quy trình tuyển chọn, chế độ tiền lương, cũng như các tiêu chí lựa chọn, đánh giá ứng viên.
Những bạn tham gia chức danh xét tuyển công chức xã lần này, bên cạnh tri thức đề án còn nhấn mạnh tính xung kích, tình nguyện, chịu khó vượt gian khổ, có sáng kiến giúp địa phương giảm bớt khó khăn.
Ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ công tác thanh niên Bộ Nội vụ. |
Ông Minh cho hay, tham gia đề án 500, mỗi ứng viên đều phải nộp hai bộ hồ sơ ở Sở Nội vụ và Bộ Nội vụ. Lý giải điều này, ông Minh cho rằng, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch cho các ứng viên khi tham gia xét tuyển.
Khi các địa phương chốt danh sách hồ sơ gửi lên thì ở Bộ cũng đối chiếu xem số lượng, chất lượng hồ sơ các ứng viên. Ông Minh nhấn mạnh, tỉnh chỉ được phép tuyển chọn những bộ hồ sơ mà Bộ Nội vụ cũng có, bất luận con cháu của ai cũng không có trường hợp ưu tiên, ngoại lệ.
Nhiều ứng viên vẫn bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng về tính khách quan, minh bạch khi việc xét tuyển được thực hiện ở các tỉnh. Ông Minh nhấn mạnh, Bộ Nội vụ có kinh nghiệm từ việc tổ chức đề án đưa 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã ở các huyện nghèo trong việc tổ chức triển khai, tuyên truyền, tuyển chọn, bồi dưỡng đến đưa về xã công tác rồi hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đội viên trong quá trình thực hiện dự án. Đó chính là nền tảng để triển khai đề án lần này.
Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn cụ thể các địa phương, đồng thời sẽ trực tiếp tham gia giám sát hội đồng tuyển chọn các tỉnh trong quá trình xét duyệt hồ sơ cũng như giám sát vòng phỏng vấn để đánh giá chất lượng ứng viên lẫn câu hỏi của hội đồng. “Chính vì thế, sẽ không có chuyện ứng viên trả lời xuất sắc lại có điểm thấp trong khi người khác không trả lời được lại có điểm cao hay trúng tuyển”, ông nói.
Theo quy định, hồ sơ xét tuyển của ứng viên sẽ được xét theo khung điểm 100. Trong đó, hội đồng xét tuyển dựa vào điểm tổng kết, chuyên ngành phù hợp để đánh giá. Vòng phỏng vấn cũng có thang điểm 100. Ngoài ra, thí sinh có hộ khẩu địa phương thuộc đối tượng con em gia đình chính sách, gia đình có công sẽ được cộng thêm điểm ưu tiên trong thang 10 điểm.
Ứng viên có trình độ thạc sỹ được cộng thêm 10 điểm. Thời gian nhận hồ sơ được tính từ ngày 15/4, vì vậy những người sinh trước tháng 5/1984 cũng được coi là ngoài 30 tuổi, không đủ điều kiện xét tuyển.
Cơ sở kêu ít chỉ tiêu
Sau khi có kết quả khảo sát tình hình thực tế, Bộ Nội vụ công bố có 1.338 xã ở 34 tỉnh có nhu cầu bố trí tri thức trẻ về làm việc ở các chức danh công chức cấp xã. Căn cứ nhu cầu của từng địa phương, Bộ đã có đề án, phê duyệt, phân bổ chỉ tiêu 500 tri thức trẻ cho 34 tỉnh để tỉnh thông báo tuyển dụng ứng viên. Hà Tĩnh, Hòa Bình là hai tỉnh khó khăn có số chỉ tiêu xét tuyển cao nhất.
Đề án 500 trí thức trẻ là sự tiếp nối thành công giai đoạn đầu của đề án đưa 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã ở các huyện nghèo vùng cao. Đến nay, đã có 25,6% đội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 58,93% đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 142 đội viên được kết nạp Đảng sau khi nhậm chức chiếm 24,5% và có nhiều ứng viên đã được cấp ủy, chính quyền địa phương đề xuất cân nhắc ở vị trí công việc cao hơn.
Qua đánh giá, các xã có nhu cầu công chức trẻ lần này đều hết sức khó khăn. Khó từ địa hình, kinh tế, thời tiết, văn hóa, lề lối sinh hoạt của người dân. Vì vậy, ngoài chuyên môn tốt đề án yêu cầu ứng viên phải có tinh thần tình nguyện, vượt khó, đồng cảm, khắc phục khó khăn. Làm sao phải coi đồng bào là người dân của mình, yêu quý họ, lăn lộn để vượt qua chứ đề án không phải là giải quyết việc làm cho 500 con người.
Ông Minh cho biết, để các địa phương nắm rõ quy chế, Bộ Nội vụ vừa xây dựng văn bản hướng dẫn, tổ chức quy trình tuyên truyền, tuyển chọn, đào tạo đội viên... Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội viên trước khi đưa về xã tất cả các tỉnh đều phải thực hiện theo khung chương trình. Bộ cũng đã tổ chức hội nghị mời lãnh đạo 34 tỉnh, các huyện để bàn, thống nhất cách thức triển khai đề án.
Qua hội nghị, các địa phương đều kêu quá ít chỉ tiêu. Tuy nhiên, dự án cần có thời gian thực hiện để đánh giá kết quả. Ông Minh cho hay, khi trình đề án Bộ xin 2.000 chỉ tiêu nhưng qua các cấp thẩm quyền, dự án chỉ được duyệt 500. Lần này, dự án ưu tiên những huyện, xã vùng sâu, vùng xa, những xã bãi ngang, bãi bồi ven biển, xã vùng cao biên giới.
“Tôi nghĩ chính sách xuất phát từ thực tiễn. Nếu đề án mang lại hiệu quả tốt, các đội viên giúp đổi thay được cuộc sống người dân thì đề án sẽ được bổ sung”. Ông Minh nói.
Tweet
Khi các địa phương chốt danh sách hồ sơ gửi lên thì ở Bộ cũng đối chiếu xem số lượng, chất lượng hồ sơ các ứng viên. Ông Minh nhấn mạnh, tỉnh chỉ được phép tuyển chọn những bộ hồ sơ mà Bộ Nội vụ cũng có, bất luận con cháu của ai cũng không có trường hợp ưu tiên, ngoại lệ.
Nhiều ứng viên vẫn bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng về tính khách quan, minh bạch khi việc xét tuyển được thực hiện ở các tỉnh. Ông Minh nhấn mạnh, Bộ Nội vụ có kinh nghiệm từ việc tổ chức đề án đưa 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã ở các huyện nghèo trong việc tổ chức triển khai, tuyên truyền, tuyển chọn, bồi dưỡng đến đưa về xã công tác rồi hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đội viên trong quá trình thực hiện dự án. Đó chính là nền tảng để triển khai đề án lần này.
Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn cụ thể các địa phương, đồng thời sẽ trực tiếp tham gia giám sát hội đồng tuyển chọn các tỉnh trong quá trình xét duyệt hồ sơ cũng như giám sát vòng phỏng vấn để đánh giá chất lượng ứng viên lẫn câu hỏi của hội đồng. “Chính vì thế, sẽ không có chuyện ứng viên trả lời xuất sắc lại có điểm thấp trong khi người khác không trả lời được lại có điểm cao hay trúng tuyển”, ông nói.
Theo quy định, hồ sơ xét tuyển của ứng viên sẽ được xét theo khung điểm 100. Trong đó, hội đồng xét tuyển dựa vào điểm tổng kết, chuyên ngành phù hợp để đánh giá. Vòng phỏng vấn cũng có thang điểm 100. Ngoài ra, thí sinh có hộ khẩu địa phương thuộc đối tượng con em gia đình chính sách, gia đình có công sẽ được cộng thêm điểm ưu tiên trong thang 10 điểm.
Ứng viên có trình độ thạc sỹ được cộng thêm 10 điểm. Thời gian nhận hồ sơ được tính từ ngày 15/4, vì vậy những người sinh trước tháng 5/1984 cũng được coi là ngoài 30 tuổi, không đủ điều kiện xét tuyển.
Cơ sở kêu ít chỉ tiêu
Sau khi có kết quả khảo sát tình hình thực tế, Bộ Nội vụ công bố có 1.338 xã ở 34 tỉnh có nhu cầu bố trí tri thức trẻ về làm việc ở các chức danh công chức cấp xã. Căn cứ nhu cầu của từng địa phương, Bộ đã có đề án, phê duyệt, phân bổ chỉ tiêu 500 tri thức trẻ cho 34 tỉnh để tỉnh thông báo tuyển dụng ứng viên. Hà Tĩnh, Hòa Bình là hai tỉnh khó khăn có số chỉ tiêu xét tuyển cao nhất.
Đề án 500 trí thức trẻ là sự tiếp nối thành công giai đoạn đầu của đề án đưa 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã ở các huyện nghèo vùng cao. Đến nay, đã có 25,6% đội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 58,93% đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 142 đội viên được kết nạp Đảng sau khi nhậm chức chiếm 24,5% và có nhiều ứng viên đã được cấp ủy, chính quyền địa phương đề xuất cân nhắc ở vị trí công việc cao hơn.
Qua đánh giá, các xã có nhu cầu công chức trẻ lần này đều hết sức khó khăn. Khó từ địa hình, kinh tế, thời tiết, văn hóa, lề lối sinh hoạt của người dân. Vì vậy, ngoài chuyên môn tốt đề án yêu cầu ứng viên phải có tinh thần tình nguyện, vượt khó, đồng cảm, khắc phục khó khăn. Làm sao phải coi đồng bào là người dân của mình, yêu quý họ, lăn lộn để vượt qua chứ đề án không phải là giải quyết việc làm cho 500 con người.
Ông Minh cho biết, để các địa phương nắm rõ quy chế, Bộ Nội vụ vừa xây dựng văn bản hướng dẫn, tổ chức quy trình tuyên truyền, tuyển chọn, đào tạo đội viên... Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội viên trước khi đưa về xã tất cả các tỉnh đều phải thực hiện theo khung chương trình. Bộ cũng đã tổ chức hội nghị mời lãnh đạo 34 tỉnh, các huyện để bàn, thống nhất cách thức triển khai đề án.
Qua hội nghị, các địa phương đều kêu quá ít chỉ tiêu. Tuy nhiên, dự án cần có thời gian thực hiện để đánh giá kết quả. Ông Minh cho hay, khi trình đề án Bộ xin 2.000 chỉ tiêu nhưng qua các cấp thẩm quyền, dự án chỉ được duyệt 500. Lần này, dự án ưu tiên những huyện, xã vùng sâu, vùng xa, những xã bãi ngang, bãi bồi ven biển, xã vùng cao biên giới.
“Tôi nghĩ chính sách xuất phát từ thực tiễn. Nếu đề án mang lại hiệu quả tốt, các đội viên giúp đổi thay được cuộc sống người dân thì đề án sẽ được bổ sung”. Ông Minh nói.