Trí thức trẻ khát vọng được dấn thân
12:28 17/12/2015 2762
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Không hiếm bạn trẻ đã có trải nghiệm ở cương vị giám đốc, tổng giám đốc, nhưng với những bạn trẻ mới ra trường và được trải nghiệm làm phó chủ tịch xã thì rất có thể đó chỉ là những trường hợp đặc biệt của các đội viên trong Dự án 600 trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã ở các huyện nghèo.
Dấn thân
Phạm Văn Bắc sinh năm 1989, tốt nghiệp khoa Xã hội học của trường Đại học Quảng Bình năm 2011. Khi biết đến Dự án 600 phó chủ tịch xã, Bắc lập tức đăng ký với rất nhiều quyết tâm và hăm hở.
Sau quá trình tuyển chọn hồ sơ, phỏng vấn, trở thành đội viên của Dự án, Bắc được tham gia lớp học bồi dưỡng 01 tháng ở trường Chính trị tỉnh Quảng Bình. Lớp học này dành cho hơn 40 đội viên của Dự án thuộc 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Nghệ An. Bắc, 23 tuổi, trẻ nhất lớp được bầu làm lớp trưởng.
Phạm Văn Bắc chia sẻ: “Ở lớp học, chúng mình được bổ sung rất nhiều mảng kiến thức, đặc biệt là những vấn đề như tổ chức bộ máy Nhà nước, hệ thống chính trị ở xã, phường, quản lý ngân sách, kinh tế, xã hội, chuyện hộ tịch hộ khẩu, tư pháp… Lớp mình được học các kỹ năng xử lý tình huống kiểu như tranh chấp đất đai… Mình thực sự hiểu rằng nhiệm vụ phải hoàn thành phía trước không hề đơn giản, nhất là với những sinh viên mới ra trường như mình”.
Phạm Văn Bắc sinh năm 1989, tốt nghiệp khoa Xã hội học của trường Đại học Quảng Bình năm 2011. Khi biết đến Dự án 600 phó chủ tịch xã, Bắc lập tức đăng ký với rất nhiều quyết tâm và hăm hở.
Sau quá trình tuyển chọn hồ sơ, phỏng vấn, trở thành đội viên của Dự án, Bắc được tham gia lớp học bồi dưỡng 01 tháng ở trường Chính trị tỉnh Quảng Bình. Lớp học này dành cho hơn 40 đội viên của Dự án thuộc 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Nghệ An. Bắc, 23 tuổi, trẻ nhất lớp được bầu làm lớp trưởng.
Phạm Văn Bắc chia sẻ: “Ở lớp học, chúng mình được bổ sung rất nhiều mảng kiến thức, đặc biệt là những vấn đề như tổ chức bộ máy Nhà nước, hệ thống chính trị ở xã, phường, quản lý ngân sách, kinh tế, xã hội, chuyện hộ tịch hộ khẩu, tư pháp… Lớp mình được học các kỹ năng xử lý tình huống kiểu như tranh chấp đất đai… Mình thực sự hiểu rằng nhiệm vụ phải hoàn thành phía trước không hề đơn giản, nhất là với những sinh viên mới ra trường như mình”.
Hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân |
Sau thời gian bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ, Bắc được phân công về thực tập tại xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Bắc sẽ có 4 tuần thực tập ở đây; 2 tuần đầu là nhiệm vụ tìm hiểu và nắm bắt tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương, làm quen với bộ máy chính quyền ở xã; 2 tuần sau phải thực hiện được 1 đề án nêu ý tưởng phát triển và thay đổi ở xã. Bắc sẽ phải bảo vệ đề án này và chờ đợi các thủ tục xét duyệt trước khi nhận nhiệm vụ phó chủ tịch xã.
Giúp đổi thay cho quê nghèo
Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) là một xã miền núi rẻo cao nằm sát biên giới Việt - Lào. Xã Trọng Hóa là xã rộng nhất huyện. Xã có đến 18 bản và trong số đó 6 bản chưa hề có điện. Bản xa nhất là bản Loòng, cách trung tâm xã chừng 37 km, có những bản không thể đi xe máy mà phải cuốc bộ chặng đường rất dài. Người dân ở đây phần lớn là người dân tộc Khùa, Mày có đời sống vô cùng khó khăn, lạc hậu.
Bắc bảo: “Thời tiết ở vùng này rất khắc nghiệt, sáng rất lạnh và trưa thì lại nắng. Đồng bào ở đây phần lớn là dân tộc Khùa và Mày, bất đồng ngôn ngữ cũng là rào cản lớn của mình khi thâm nhập vào đời sống người dân. Nhưng những khó khăn này là thử thách đầy giá trị với tuổi trẻ của mình”.
Năm 2012, Phạm Văn Bắc cũng không quản ngại khó khăn, xung phong lên Trọng Hóa làm phó chủ tịch xã. Để hòa nhập với bà con ở các bản làng xa xôi, Bắc đã cùng ăn, cùng ở, cùng lên rẫy để hướng dẫn bà con dân tộc thay đổi các thói quen lạc hậu và đưa vào nuôi trồng những giống cây, con mới cho năng suất cao. Bắc cho biết: “Trước đây, bà con dân tộc Khùa, Mày thường có tục “mẹ chết chôn theo con” rất man rợ, ốm đau cũng không cho đi trạm xá mà chỉ ở nhà cúng bái và không muốn cho con cái đến trường học chữ. Mình phải thường xuyên bám bản, cùng ăn, ngủ, sản xuất với bà con để tạo sự tin tưởng. Nhờ đó bà con mới nghe, mới dần thay đổi tập tục” - Bắc nói.
Phạm Văn Bắc kể: “Chỉ trong những ngày đầu đi đến các bản, Bắc đã nhìn ra được những hướng đi khác cho nơi này. Mô hình trồng cây trám sẽ đặc biệt có lợi cho bà con ở xã nơi vốn là vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Trám là loại cây bản địa chỉ sau khoảng 7 năm đã có thể thu hoạch quả và nhựa. Với diện tích hơn 1.000 ha, mình cho rằng, đây sẽ là loại cây chiến lược và là hướng phát triển bền vững với mục tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong thời gian trám phát triển, bà con có thể trồng xen cây đót để tăng thu nhập. Rất có thể đó chính là đề tài mà Bắc sẽ bảo vệ sau thời gian thực tập ở đây”.
Khi về Trọng Hóa, điều mà Bắc chạnh lòng hơn hết đó là khi chứng kiến hàng chục học sinh cởi quần áo cho vào túi nilong và bơi qua dòng sông Khe Rào để đến trường học. Cuộc sống ở đây khó khăn đến nỗi một cây cầu cũng chưa thể bắc qua. Và điều đó càng thúc giục Bắc dấn thân và muốn mang thật nhiều đổi thay hơn nữa cho vùng đất mà Bắc đã nặng lòng.
Giờ đây, đội viên Phạm Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa dường như trở thành một “người con” của người dân bản địa. Để đến được với dân bản, anh phải đi bộ cả ngày đường, vượt qua những quãng đường lầy lội, nhiều khe suối nhưng Bắc vẫn hồ hởi, chia sẻ: “Về với dân bản em thấy vui, thấy mình có ích và phấn khởi làm việc hơn”.
Bắc sẵn sàng cùng ăn, cùng ở, cùng lên rẫy, sẻ chia những khó khăn vất vả của đồng bào người dân tộc Mày, Khùa. Được dân bản gọi với cái tên trìu mến: “Chú Bắc”, Bắc hòa nhập với dân bản để hiểu hơn về cái khó, cái khổ thật sự của người dân, nơi cách trung tâm xã gần 40km đường rừng, rồi nhận thấy nơi đây cần biết bao ánh sáng con chữ, những bàn tay tình nguyện xông pha làm thay đổi mảnh “đất khó”.