Trí thức trẻ Bắc Kạn chung tay cùng xã nghèo vượt khó và phát triển bền vững”
23:31 16/08/2013 3559
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Sáng ngày 16/8 tại huyện Ba Bể, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức Diễn đàn “Tuổi trẻ chung tay cùng xã nghèo vượt khó và phát triển bền vững”. Bí thư Trung ương Đoàn Đặng Quốc Toàn đã đến dự Diễn đàn.
Cùng dự còn có các đồng chí: Nguyễn Văn Du – Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn; Nguyễn Thị Tuệ - Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Ban Tổ chức Trung ương Đoàn; Dương Văn Tuyến – Phó Bí thường trực Huyện ủy Ba Bể; cùng đại diện cấp ủy, chính quyền huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm, các xã có trí thức trẻ. Đặc biệt là sự có mặt của 22 trí thức trẻ thuộc Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú có trình độ Đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc 62 huyện nghèo.
Quang cảnh Diễn đàn |
Trí thức trẻ về với các xã nghèo
Đối với tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Bộ Nội vụ, ngày 16/5/2011 UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 380 phê duyệt Kế hoạch tuyển chọn 22 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ Đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc 02 huyện nghèo Ba Bể và Pác Nặm.
Trong số 22 trí thức trẻ có 13 nam và 9 nữ. Người nhiều tuổi nhất sinh năm 1982, người trẻ nhất sinh năm 1989. Trong số này chỉ có 02 người dân tộc Kinh, 01 người Dao, 01 người Nùng, 01 người Sán Chỉ và còn lại 17 người dân tộc Tày. Đặc biệt có 10 người đã từng là trí thức trẻ tình nguyện thuộc Dự án 30a tại hai huyện Ba Bể và Pác Nặm trong hơn 2 năm qua.
Điều thuận lợi là các trí thức trẻ này đều biết tiếng dân tộc, nên thuận lợi khi tiếp cận với người dân địa phương, hiểu được người dân muốn gì, mình có thể làm gì cho họ. Về chuyên ngành đào tạo, 11 người tốt nghiệp ngành kinh tế, nông lâm, 9 người tốt nghiệp các chuyên ngành văn hóa xã hội và 2 người thuộc ngành khoa học kỹ thuật.
Qua hơn 1 năm tham gia thực hiện Dự án thí điểm, các trí thức trẻ tham gia Dự án với lòng nhiệt tình, hăng hái của tuổi trẻ, với những kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước và những kỹ năng của Nhà quản lý, điều hành đã luôn tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đơi sống, vật chất cho người dân địa phương. Trong đó có nhiều trí thức trẻ đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, xung kích, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ được giao.
Đối với tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Bộ Nội vụ, ngày 16/5/2011 UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 380 phê duyệt Kế hoạch tuyển chọn 22 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ Đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc 02 huyện nghèo Ba Bể và Pác Nặm.
Trong số 22 trí thức trẻ có 13 nam và 9 nữ. Người nhiều tuổi nhất sinh năm 1982, người trẻ nhất sinh năm 1989. Trong số này chỉ có 02 người dân tộc Kinh, 01 người Dao, 01 người Nùng, 01 người Sán Chỉ và còn lại 17 người dân tộc Tày. Đặc biệt có 10 người đã từng là trí thức trẻ tình nguyện thuộc Dự án 30a tại hai huyện Ba Bể và Pác Nặm trong hơn 2 năm qua.
Điều thuận lợi là các trí thức trẻ này đều biết tiếng dân tộc, nên thuận lợi khi tiếp cận với người dân địa phương, hiểu được người dân muốn gì, mình có thể làm gì cho họ. Về chuyên ngành đào tạo, 11 người tốt nghiệp ngành kinh tế, nông lâm, 9 người tốt nghiệp các chuyên ngành văn hóa xã hội và 2 người thuộc ngành khoa học kỹ thuật.
Qua hơn 1 năm tham gia thực hiện Dự án thí điểm, các trí thức trẻ tham gia Dự án với lòng nhiệt tình, hăng hái của tuổi trẻ, với những kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước và những kỹ năng của Nhà quản lý, điều hành đã luôn tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đơi sống, vật chất cho người dân địa phương. Trong đó có nhiều trí thức trẻ đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, xung kích, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ được giao.
Các đ/c Lãnh đạo tham gia điều hành Diễn đàn |
Trí thức trẻ đồng hành với xã nghèo
Tại diễn đàn, các ý kiến đã tập trung trao đổi xoay quanh 3 vấn đề: Hành trang tri thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã; Phát huy sức trẻ, năng động, sáng tạo và cống hiến của trí thức trẻ chung tay cùng xã nghèo vượt khó và đồng hành với trí thức trẻ chung tay cùng xã nghèo vượt khó và phát triển bền vững.
Với tinh thần cởi mở, dân chủ và trách nhiệm, các đại biểu và các trí thức trẻ là những Phó Chủ tịch xã của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung thảo luận về vai trò, nhiệm vụ của Phó Chủ tịch xã; phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình công tác tại địa phương, đề xuất, kiến nghị với Trung ương và tỉnh các giải pháp về cơ chế, chính sách và các điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ Phó Chủ tịch xã. Đồng thời trao đổi, chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mỗi Phó Chủ tịch xã sau một năm tham gia Dự án thí điểm 600 cũng những mong muốn, dự định, mục tiêu trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể Đàm Thị Thủy từng là trí thức trẻ đề án 30a là người có nhiều thuận lợi hơn nhiều đội viên khác. Vì là người địa phương, Thủy đã có sự am hiểu về phong tục tập quán, nên khi triển khai các nội dung trên địa bàn xã gặp nhiều thuận lợi mà không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên khó khăn mà Thủy chia sẻ đó là một số cán bộ, người dân còn có định kiến về khả năng, trình độ của các trí thức trẻ.
Khắc phục định kiến này, Thủy đã tích cực hỏi hỏi kinh nghiệm, kỹ năng công tác và bản thân được phân công phụ trách mảng phát triển kinh tế về nông - lâm nghiệp, nông thôn mới, phòng chống lụt bão, môi trường, đề án 30a, một số trưởng ban khác ... Thủy đã luôn nỗ lực để tích lũy trau dồi kinh nghiệm, khắc phục mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với Ngô Thị Thanh - Phó Chủ tịch xã Công Bằng, huyện Pác Nặm được phân công phụ trách Văn hóa - xã hội và được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Thanh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân tham gia lao động xuất khẩu mà trước đó trong xã chưa có trường hợp nào. Đồng thời là người trực tiếp đi phát tờ rơi và tuyên truyền đến người dân và kết quả năm 2012 đã có 4 trường hợp được đi xuất khẩu bước đầu đã mang lại kinh tế cho gia đình. Năm 2013 đã có 40 người đăng ký và gần 20 người sẽ được đi xuất khẩu lao động trong năm nay.
Những gương mặt trí thức trẻ tỉnh Bắc Kạn |
Các trí thức trẻ phát biểu chia sẻ nhữn suy nghĩ trong quá trình tham gia Dự án |
Qua nghiên cứu thị trong huyện cũng như xã đang tiêu thụ mạnh cây mía đen phải chuyển từ dưới xuôi lên, Thanh đã cùng với 01 hộ dân trong xã mạnh dạn thí điểm trồng cây mía đen và bước đầu cây mía phát triển tốt. Thanh cho biết, “Nếu phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao, sẽ đề xuất với Lãnh đạo xã cho triển khai nhân trộng trong xã”.
Nhiều ý kiến của các trí thức trẻ khác tại Diễn đàn cũng cho rằng, làm cán bộ xã không hề đơn giản, làm Phó chủ tịch xã lại càng khó hơn, đặc biệt là với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiến, chưa qua sự cọ sát với nhân dân. Cấp xã lại là cấp gần nhất, trực tiếp làm việc với dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân đưa vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thưc tế cuộc sống; đồng thời cũng là nơi tiếp nhận, phản ánh những ý kiến của nhân dân đối với các cơ quan có thẩm quyền.
Cũng tại Diễn đàn, đại diện cấp ủy các xã và 02 huyện Đoàn Ba Bể và Pác Nặm có trí thức trẻ đang trực tiếp tham gia thực hiện Dự án thí điểm 600 còn trao đổi về sự phối hợp, hỗ trợ đối với các trí thức trẻ; việc tổ chức ĐVTN tham gia phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương góp phần xây dựng địa phương giảm nghèo nhanh và bền vững và công tác xây dựng tổ chức Đoàn tại các xã.
Đ/c Ma Chu Chinh - Bí thư Đảng ủy xã Cao Tân, huyện Pác Nặm |
Nhận xét về trí thức trẻ Lý Thị Huyền đang công tác tại xã, đồng chí Ma Chu Chinh - Bí thư Đảng ủy xã Cao Tân, huyện Pác Nặm cho rằng, đồng chí Huyền đã làm hết mình trong thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của xã, như động viên, khuyến khích nhân dân gieo mạ trước Tết theo Nghị quyết của tỉnh. Kết quả đã rút ngắn được thời gian và đã cho thu hoạch rất cao. Thành công đó có sức trẻ của trí thức trẻ và riêng năm nay vụ xuân đã đạt năng xuất cao hơn các vụ trước, không bị sâu bệnh và đảm bảo đúng thời vụ.
Tuy nhiên, các trí thức trẻ cũng bày tỏ sự mong muốn được tham gia các lớp tập huấn của tỉnh, huyện nhằm trang bị thêm kỹ năng, nghiệp vụ ở một số lĩnh vực để có sự hiểu biết, có thêm kinh nghiệm trong công tác; được tham gia các lớp bồi dưỡng về Đảng để sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng thuận lợi hơn trong công tác chuyên môn; tham quan học tập các mô hình mới, hiệu quả để triển khai áp dụng vào thực tế của địa phương; ...
Tuy nhiên, các trí thức trẻ cũng bày tỏ sự mong muốn được tham gia các lớp tập huấn của tỉnh, huyện nhằm trang bị thêm kỹ năng, nghiệp vụ ở một số lĩnh vực để có sự hiểu biết, có thêm kinh nghiệm trong công tác; được tham gia các lớp bồi dưỡng về Đảng để sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng thuận lợi hơn trong công tác chuyên môn; tham quan học tập các mô hình mới, hiệu quả để triển khai áp dụng vào thực tế của địa phương; ...
Đ/c Bí thư Trung ương Đoàn Đặng Quốc Toàn phát biểu tại Diễn đàn |
Mỗi trí thức trẻ sẽ phát huy được vai trò sức trẻ của mình
Phát biểu tại Diễn đàn, đồng chí Đặng Quốc Toàn đã biểu dương sự cố gắng, tính xung kích tình nguyện của các trí thức trẻ với vai trò là Phó Chủ tịch xã đã thể hiện tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, luôn hết mình với công việc để chung tay góp sức đi lên của các xã nghèo ở hai huyện Ba Bể và Pác Nặm.
Đồng chí Đặng Quốc Toàn cho rằng, nhiều đồng chí đội viên khi về xã đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các xã, cũng như về nơi ăn, chốn ở và làm quen với phong tục tập quán. Nhiều đồng chí đã vượt qua khó khăn để bước đầu hoàn thành nhiệm vụ, khẳng định mình thông qua nhiều việc cụ thể và tất cả đều nung nấu, trăn trở làm thế nào để giúp bà con nhân dân các địa phương thoát nghèo.
Với 15 ý kiến phát biểu, trao đổi tại Diễn đàn, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đồng chí Đặng Quốc Toàn mong muốn các trí thức trẻ sẽ tiếp tục có những ý kiến góp ý cho Ban quản lý Dự án, đặc biệt là ý kiến của các đồng chí đại diện cấp ủy, chính quyền để thời gian tới triển khai thực hiện Dự án được tốt hơn nữa. Không ngừng học hỏi, tìm tòi nâng cao trình độ chuyên môn; tìm hiểu chủ trương, chính sách của địa phương hay trên mang internet; thông qua các diễn đàn, hội nghị giao ban, các đồng chí cán bộ, lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực, nhiều kênh khác nhau để nhằm nâng cao hiểu biết cũng như nắm bắt thông tin phục vụ cho nhu cầu chỉ đạo, điều hành ở đơn phương.
Đ/c Bí thư Trung ương Đoàn Đặng Quốc Toàn và Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Nguyễn Văn Du |
Đồng chí Đặng Quốc Toàn cũng tin tưởng, mỗi trí thức trẻ sẽ phát huy được vai trò sức trẻ của mình để cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương tham gia biến những đề xuất, những sáng kiến, ý thưởng thành hiện thực góp phần xây dựng các xã nghèo vươn lên giàu mạnh.