TPHCM: Học từ di tích
07:41 20/07/2011 3706
Công tác tuyên truyền, giáo dục Nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống cách mạng, về các sự kiện lịch sử, nhiều quận huyện, trường học ở TPHCM đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để học sinh có được những bài học sinh động từ di tích.
Học sinh Trường THCS - THPT Nhân Văn, quận Tân Phú tham quan học tập tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. |
Học từ truyền thống
Trong hai ngày 15 và 16-7 vừa qua, hàng trăm học sinh ở quận 3 đã có chuyến hành trình đến với bảo tàng và di tích lịch sử văn hóa khá thú vị. Sau khi tham quan các di tích: nơi xây dựng hầm bí mật và chứa vũ khí của biệt động thành đánh dinh Độc Lập trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Nhà truyền thống quận 3, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, các em học sinh đã cùng ghi lại những cảm xúc của mình tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM - nơi mà đúng 100 năm trước, người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
“Những bài cảm nhận hay nhất sẽ được trao giải thưởng trong đợt tổng kết hoạt động hè của quận. Đây là một trong những hoạt động nhằm đa dạng hóa hình thức giáo dục truyền thống và đạo đức cách mạng cho thanh thiếu nhi trong tình hình hiện nay”, ông Lê Cao Đạt, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận 3 cho biết.
Không chỉ có quận 3, từ cuối tháng 4 đến nay, Phòng VH-TT quận 6 đã tổ chức cho hàng ngàn lượt học sinh đến tham quan và chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận. Không chỉ giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ thành phố, việc làm này còn giúp các em học sinh có điều kiện thể hiện rõ thái độ quan tâm, chăm sóc di tích tại địa phương qua đó gắn với nhận thức về tổ quốc, lòng yêu nước và kính trọng công ơn của các bậc tiền nhân trong lịch sử.
Cách làm năng động
Có thể nói những năm gần đây, các di tích lịch sử văn hóa tại TPHCM nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều cấp ngành. Nhờ vậy, không ít di tích đã được bảo vệ, chăm sóc và phát huy tốt giá trị. Đó là nhờ những cách làm năng động, hình thức phong phú của các đơn vị quận huyện, có thể kể đến như: chương trình Hành trình công dân đến với di tích lịch sử văn hóa và Hội thi thuyết minh viên không chuyên, giới thiệu về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn của quận 5, Hội thi tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa của quận Tân Phú, Hội thi giới thiệu và kể chuyện sách “Bác Hồ trong trái tim tuổi thơ Việt Nam” của quận 1; thi Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TPHCM của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức…
Mới đây, Hội thi giới thiệu và kể chuyện sách “Bác Hồ trong trái tim tuổi thơ Việt Nam” do Phòng VH-TT quận 1 và Nhà Xuất bản Trẻ tổ chức đã thúc đẩy phong trào văn hóa đọc tại cơ sở, thu hút trên 1.100 học sinh và giáo viên từ 34 trường học trên địa bàn tham gia, viết bài cảm nhận, giới thiệu và kể chuyện về Bác. Cuộc thi cũng là một trong những hoạt động hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thanh thiếu nhi quận 1.
Bà Đoàn Thị Thủy Tiên, Phó trưởng Phòng VH-TT quận 1 nêu ý kiến: “Học tập tư tưởng của Bác và làm theo lời dạy của Bác phải là việc làm thường xuyên, giáo dục truyền thống cho các thanh thiếu nhi ngoài ghế nhà trường là cách làm thiết thực và đọc sách là cách học tốt nhất”.
Tweet
Trong hai ngày 15 và 16-7 vừa qua, hàng trăm học sinh ở quận 3 đã có chuyến hành trình đến với bảo tàng và di tích lịch sử văn hóa khá thú vị. Sau khi tham quan các di tích: nơi xây dựng hầm bí mật và chứa vũ khí của biệt động thành đánh dinh Độc Lập trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Nhà truyền thống quận 3, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, các em học sinh đã cùng ghi lại những cảm xúc của mình tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM - nơi mà đúng 100 năm trước, người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
“Những bài cảm nhận hay nhất sẽ được trao giải thưởng trong đợt tổng kết hoạt động hè của quận. Đây là một trong những hoạt động nhằm đa dạng hóa hình thức giáo dục truyền thống và đạo đức cách mạng cho thanh thiếu nhi trong tình hình hiện nay”, ông Lê Cao Đạt, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận 3 cho biết.
Không chỉ có quận 3, từ cuối tháng 4 đến nay, Phòng VH-TT quận 6 đã tổ chức cho hàng ngàn lượt học sinh đến tham quan và chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận. Không chỉ giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ thành phố, việc làm này còn giúp các em học sinh có điều kiện thể hiện rõ thái độ quan tâm, chăm sóc di tích tại địa phương qua đó gắn với nhận thức về tổ quốc, lòng yêu nước và kính trọng công ơn của các bậc tiền nhân trong lịch sử.
Cách làm năng động
Có thể nói những năm gần đây, các di tích lịch sử văn hóa tại TPHCM nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều cấp ngành. Nhờ vậy, không ít di tích đã được bảo vệ, chăm sóc và phát huy tốt giá trị. Đó là nhờ những cách làm năng động, hình thức phong phú của các đơn vị quận huyện, có thể kể đến như: chương trình Hành trình công dân đến với di tích lịch sử văn hóa và Hội thi thuyết minh viên không chuyên, giới thiệu về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn của quận 5, Hội thi tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa của quận Tân Phú, Hội thi giới thiệu và kể chuyện sách “Bác Hồ trong trái tim tuổi thơ Việt Nam” của quận 1; thi Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TPHCM của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức…
Mới đây, Hội thi giới thiệu và kể chuyện sách “Bác Hồ trong trái tim tuổi thơ Việt Nam” do Phòng VH-TT quận 1 và Nhà Xuất bản Trẻ tổ chức đã thúc đẩy phong trào văn hóa đọc tại cơ sở, thu hút trên 1.100 học sinh và giáo viên từ 34 trường học trên địa bàn tham gia, viết bài cảm nhận, giới thiệu và kể chuyện về Bác. Cuộc thi cũng là một trong những hoạt động hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thanh thiếu nhi quận 1.
Bà Đoàn Thị Thủy Tiên, Phó trưởng Phòng VH-TT quận 1 nêu ý kiến: “Học tập tư tưởng của Bác và làm theo lời dạy của Bác phải là việc làm thường xuyên, giáo dục truyền thống cho các thanh thiếu nhi ngoài ghế nhà trường là cách làm thiết thực và đọc sách là cách học tốt nhất”.