Tiết kiệm để lập nghiệp
11:13 30/09/2015 1382
Công tác tuyên truyền, giáo dục Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Thanh niên quân đội thi đua rèn đức luyện tài, xung kích sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ủy Sư đoàn 324 đã triển khai phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” trong tuổi trẻ toàn đơn vị.
Chiến sĩ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 335, Sư đoàn 324 nhận tiền tiết kiệm trước ngày trở về địa phương. |
Phong trào đã hình thành nên nếp sống đẹp gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN).
Niềm vui ngày xuất ngũ
Về các đơn vị thuộc Trung đoàn 335 (Sư 324, Quân khu 4), chúng tôi được hòa trong các hoạt động tiễn quân nhân hết hạn nghĩa vụ quân sự trở về địa phương và cảm nhận được những tình cảm lưu luyến, bịn rịn. Trong chuỗi các hoạt động đó, chúng tôi được chứng kiến buổi lễ đặc biệt - lễ bàn giao tiền “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” do Ban chấp hành chi đoàn trao cho từng ĐVTN trước ngày xuất ngũ.
Binh nhất Phạm Thúc Tùng, chiến sĩ Thông tin thuộc Tiểu đoàn 4 vừa được thanh toán các khoản cho ngày ra quân. Tùng là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo thuộc xã Ngọc Trung (Ngọc Lặc, Thanh Hoá). Trước khi nhập ngũ, Tùng đã có vợ. Nhập ngũ được 20 ngày thì vợ sinh con gái đầu lòng. Bố mẹ đã già yếu lại làm ruộng, kinh tế gia đình khó khăn, nay vợ lại sinh con nên hoàn cảnh gia đình Tùng khá khó khăn.
18 tháng tuổi quân với bao kỷ niệm trôi qua thật nhanh, nay được cầm số tiền hơn 20 triệu đồng trên tay, Phạm Thúc Tùng không giấu nổi niềm vui. “Với hoàn cảnh gia đình em hiện nay, hơn 20 triệu đồng là khoản tiền rất lớn. Sau khi ra quân, từ số tiền này em sẽ đi học nghề sửa chữa xe máy để về quê mở hiệu sửa xe. Số còn lại, em sẽ phụ giúp bố mẹ sửa sang nhà cửa, ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo. Khi ổn định, em sẽ đón vợ và con về bên nội. Được vậy, chắc bố mẹ, nhất là vợ em sẽ mừng lắm”, Tùng xúc động nói.
Phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” được Đoàn cơ sở Trung đoàn 335 triển khai từ tháng 6/2012.
Khi mới triển khai phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” ở các tổ chức đoàn thuộc Trung đoàn 335, tâm lý chung của cán bộ, đoàn viên chưa thực sự muốn tham gia. Tuy vậy, sau 6 tháng triển khai, “hiệu ứng” tích cực từ phong trào đã tác động trực tiếp đến tư tưởng, nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, ĐVTN.
Thiếu tá Phan Huy Cường, Phó Bí thư Đoàn cơ sở Trung đoàn cho biết: “Hàng tháng, khi nhận phụ cấp, mỗi người trích từ 200.000 đồng trở lên, tùy theo mức phụ cấp tương ứng quân hàm để tham gia phong trào gửi nhân viên tài chính của Tiểu đoàn tiếp nhận, quản lý theo dõi và gửi tiết kiệm ở ngân hàng”. Theo thiếu tá Cường, mỗi đoàn viên được cấp sổ theo dõi để tổng hợp kết quả hàng tháng, có chữ ký của từng cá nhân, bí thư chi đoàn và nhân viên tài chính. Khi ra quân, mỗi đoàn viên được thanh toán cả gốc và lãi một lần. Ngoài ra, mỗi quân nhân còn được nhận tiền trợ cấp ra quân và cấp một thẻ học nghề trị giá khoảng 10 triệu đồng.
Nhân rộng mô hình
Từ hiệu quả của phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” ở Trung đoàn 335, đầu năm 2013, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 324 đã chỉ đạo nhân rộng đến các đơn vị trong toàn Sư đoàn. Phong trào đã thực sự có sức lan tỏa mạnh mẽ và được đông đảo cán bộ, ĐVTN hưởng ứng và tích cực tham gia. Chỉ tính riêng năm 2014, tuổi trẻ toàn Sư đoàn đã tiết kiệm được gần 12 tỷ đồng.
Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như: Binh nhất Phạm Văn Đạt, quê ở xã Thạch Lập (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tiết kiệm được hơn 22 triệu đồng; Binh nhất Ngô Quang Phúc, quê ở phường Phú Bài (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế) tiết kiệm được 21 triệu đồng... Số tiền trên tuy không lớn, song với những chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, là một khoản không nhỏ để tiếp tục lo cho tương lai sau khi ra quân. Bằng số tiền này, mỗi người có thể tiếp tục “nghiệp đèn sách”, học nghề, tìm kiếm việc làm, phụ giúp gia đình hoặc mua sắm các vật dụng thiết yếu.
Thượng tá Phạm Văn Đông, Phó Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 324 khẳng định: Phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” đã tạo ra hiệu quả “kép”. Từ phong trào, hình thành kỹ năng “sống đẹp, sống có ích”, biết chăm lo cho cuộc sống tương lai của bản thân và gia đình; mặt khác, trực tiếp xây dựng ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho mỗi cán bộ, ĐVTN.
“Cái được lớn nhất từ phong trào là góp phần ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu được tình trạng vi phạm kỷ luật, nợ nần hàng quán, tiêu xài lãng phí, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện”, thượng tá Phạm Văn Đông nói.
Tweet
Niềm vui ngày xuất ngũ
Về các đơn vị thuộc Trung đoàn 335 (Sư 324, Quân khu 4), chúng tôi được hòa trong các hoạt động tiễn quân nhân hết hạn nghĩa vụ quân sự trở về địa phương và cảm nhận được những tình cảm lưu luyến, bịn rịn. Trong chuỗi các hoạt động đó, chúng tôi được chứng kiến buổi lễ đặc biệt - lễ bàn giao tiền “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” do Ban chấp hành chi đoàn trao cho từng ĐVTN trước ngày xuất ngũ.
Binh nhất Phạm Thúc Tùng, chiến sĩ Thông tin thuộc Tiểu đoàn 4 vừa được thanh toán các khoản cho ngày ra quân. Tùng là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo thuộc xã Ngọc Trung (Ngọc Lặc, Thanh Hoá). Trước khi nhập ngũ, Tùng đã có vợ. Nhập ngũ được 20 ngày thì vợ sinh con gái đầu lòng. Bố mẹ đã già yếu lại làm ruộng, kinh tế gia đình khó khăn, nay vợ lại sinh con nên hoàn cảnh gia đình Tùng khá khó khăn.
18 tháng tuổi quân với bao kỷ niệm trôi qua thật nhanh, nay được cầm số tiền hơn 20 triệu đồng trên tay, Phạm Thúc Tùng không giấu nổi niềm vui. “Với hoàn cảnh gia đình em hiện nay, hơn 20 triệu đồng là khoản tiền rất lớn. Sau khi ra quân, từ số tiền này em sẽ đi học nghề sửa chữa xe máy để về quê mở hiệu sửa xe. Số còn lại, em sẽ phụ giúp bố mẹ sửa sang nhà cửa, ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo. Khi ổn định, em sẽ đón vợ và con về bên nội. Được vậy, chắc bố mẹ, nhất là vợ em sẽ mừng lắm”, Tùng xúc động nói.
Phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” được Đoàn cơ sở Trung đoàn 335 triển khai từ tháng 6/2012.
Khi mới triển khai phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” ở các tổ chức đoàn thuộc Trung đoàn 335, tâm lý chung của cán bộ, đoàn viên chưa thực sự muốn tham gia. Tuy vậy, sau 6 tháng triển khai, “hiệu ứng” tích cực từ phong trào đã tác động trực tiếp đến tư tưởng, nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, ĐVTN.
Thiếu tá Phan Huy Cường, Phó Bí thư Đoàn cơ sở Trung đoàn cho biết: “Hàng tháng, khi nhận phụ cấp, mỗi người trích từ 200.000 đồng trở lên, tùy theo mức phụ cấp tương ứng quân hàm để tham gia phong trào gửi nhân viên tài chính của Tiểu đoàn tiếp nhận, quản lý theo dõi và gửi tiết kiệm ở ngân hàng”. Theo thiếu tá Cường, mỗi đoàn viên được cấp sổ theo dõi để tổng hợp kết quả hàng tháng, có chữ ký của từng cá nhân, bí thư chi đoàn và nhân viên tài chính. Khi ra quân, mỗi đoàn viên được thanh toán cả gốc và lãi một lần. Ngoài ra, mỗi quân nhân còn được nhận tiền trợ cấp ra quân và cấp một thẻ học nghề trị giá khoảng 10 triệu đồng.
Nhân rộng mô hình
Từ hiệu quả của phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” ở Trung đoàn 335, đầu năm 2013, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 324 đã chỉ đạo nhân rộng đến các đơn vị trong toàn Sư đoàn. Phong trào đã thực sự có sức lan tỏa mạnh mẽ và được đông đảo cán bộ, ĐVTN hưởng ứng và tích cực tham gia. Chỉ tính riêng năm 2014, tuổi trẻ toàn Sư đoàn đã tiết kiệm được gần 12 tỷ đồng.
Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như: Binh nhất Phạm Văn Đạt, quê ở xã Thạch Lập (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tiết kiệm được hơn 22 triệu đồng; Binh nhất Ngô Quang Phúc, quê ở phường Phú Bài (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế) tiết kiệm được 21 triệu đồng... Số tiền trên tuy không lớn, song với những chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, là một khoản không nhỏ để tiếp tục lo cho tương lai sau khi ra quân. Bằng số tiền này, mỗi người có thể tiếp tục “nghiệp đèn sách”, học nghề, tìm kiếm việc làm, phụ giúp gia đình hoặc mua sắm các vật dụng thiết yếu.
Thượng tá Phạm Văn Đông, Phó Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 324 khẳng định: Phong trào “tiết kiệm chi tiêu vì ngày mai lập nghiệp” đã tạo ra hiệu quả “kép”. Từ phong trào, hình thành kỹ năng “sống đẹp, sống có ích”, biết chăm lo cho cuộc sống tương lai của bản thân và gia đình; mặt khác, trực tiếp xây dựng ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho mỗi cán bộ, ĐVTN.
“Cái được lớn nhất từ phong trào là góp phần ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu được tình trạng vi phạm kỷ luật, nợ nần hàng quán, tiêu xài lãng phí, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện”, thượng tá Phạm Văn Đông nói.