Sơ kết 6 tháng đầu năm giữa Trung ương Đoàn và Ngân hàng Chính sách xã hội
08:21 04/08/2015 2228
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã có tổng số dư nợ uỷ thác qua Đoàn thanh niên là 15.253 tỷ đồng với 23 chương trình cho vay, tăng 1.062 tỷ đồng so với tháng 12 năm 2014. Đoàn thanh niên hiện đang quản lý hơn 23 nghìn Tổ Tiết kiệm và vay vốn với hơn 789 nghìn hộ còn dư nợ.
Sáng ngày 3/8, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 về thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tham dự có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc ngân hàng CSXH; đại diện các tỉnh, thành đoàn và các phòng ban chức năng của Ngân hàng CSXH.
*Thanh niên vay vốn tăng so với tháng 12 năm 2014
Trong 6 tháng đầu năm, bằng nhiều hình thức như qua các phiên giao dịch, các cuộc sinh hoạt Tổ, các Hội thảo,…Đoàn thanh niên đã phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức nâng cao chất lượng tín dụng, kết hợp, lồng ghép các chương trình tập huấn xóa đói giảm nghèo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, truyền thông hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên. Đồng thời, biểu dương các gương tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, các mô hình làm kinh tế hiệu quả để thanh niên học tập và nhân rộng. Ngoài ra, các tỉnh, thành đoàn phối hợp với Ngân hàng CSXH và các đơn vị khác giải quyết những tồn đọng, vướng mắc trong thực hiện công tác uỷ thác vốn vay, giảm nợ quá hạn, xử lý dứt điểm các đối tượng xâm tiêu, chiếm dụng vốn, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV).
Qua 6 tháng đầu năm, dư nợ ủy thác qua Đoàn thanh niên là 15.253 tỷ đồng, thực hiện 23 chương trình cho vay, chiếm 11,4% trong tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng CSXH, tăng 1.062 tỷ đồng so với tháng 12 năm 2014, tập trung vào chương trình cho vay hộ nghèo; Cho vay hộ cận nghèo; Cho vay học sinh, sinh viên; Cho Hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Cho vay Nước sạch vệ sinh môi trường…61/63 tỉnh, thành đoàn tăng từ 3 đến gần 50 tỷ đồng, 18 tỉnh tăng trưởng dư nợ cao trong 6 tháng đầu năm.
Toàn quốc đã có hơn 98% các Tổ TK&VV đã có vay vốn, số Tổ TK&VV được Đoàn thanh niên quản lý với hơn 23 nghìn tổ tiết kiệm, riêng vay vốn tăng 148 tổ so với tháng 12 năm 2014. Trong đó có gần 23 nghìn Tổ TK&VV có số dư tiền gửi của hơn 620 nghìn tổ viên với số dư gần 351 triệu đồng.
*Thanh niên vay vốn tăng so với tháng 12 năm 2014
Trong 6 tháng đầu năm, bằng nhiều hình thức như qua các phiên giao dịch, các cuộc sinh hoạt Tổ, các Hội thảo,…Đoàn thanh niên đã phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức nâng cao chất lượng tín dụng, kết hợp, lồng ghép các chương trình tập huấn xóa đói giảm nghèo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, truyền thông hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên. Đồng thời, biểu dương các gương tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, các mô hình làm kinh tế hiệu quả để thanh niên học tập và nhân rộng. Ngoài ra, các tỉnh, thành đoàn phối hợp với Ngân hàng CSXH và các đơn vị khác giải quyết những tồn đọng, vướng mắc trong thực hiện công tác uỷ thác vốn vay, giảm nợ quá hạn, xử lý dứt điểm các đối tượng xâm tiêu, chiếm dụng vốn, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV).
Qua 6 tháng đầu năm, dư nợ ủy thác qua Đoàn thanh niên là 15.253 tỷ đồng, thực hiện 23 chương trình cho vay, chiếm 11,4% trong tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng CSXH, tăng 1.062 tỷ đồng so với tháng 12 năm 2014, tập trung vào chương trình cho vay hộ nghèo; Cho vay hộ cận nghèo; Cho vay học sinh, sinh viên; Cho Hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Cho vay Nước sạch vệ sinh môi trường…61/63 tỉnh, thành đoàn tăng từ 3 đến gần 50 tỷ đồng, 18 tỉnh tăng trưởng dư nợ cao trong 6 tháng đầu năm.
Toàn quốc đã có hơn 98% các Tổ TK&VV đã có vay vốn, số Tổ TK&VV được Đoàn thanh niên quản lý với hơn 23 nghìn tổ tiết kiệm, riêng vay vốn tăng 148 tổ so với tháng 12 năm 2014. Trong đó có gần 23 nghìn Tổ TK&VV có số dư tiền gửi của hơn 620 nghìn tổ viên với số dư gần 351 triệu đồng.
Đ/c Nguyễn Anh Tuấn cho biết hiện tại còn hơn 3000 xã chưa tiếp cập được vốn vay, chưa có tổ TK&VV, đòi hỏi các cấp bộ đoàn cần tham gia đầy đủ và trách nhiệm trong các phiên giao dịch, thường xuyên trao đổi thông tin để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận nguồn vay |
*Tình trạng quá hạn và những ý kiến đề xuất trọng tâm
Trong 6 tháng đầu năm, tổng dư nợ của Đoàn thanh niên tương đối thấp so với các tổ chức đoàn thể khác như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ,…nhưng tỷ lệ quá hạn lại cao nhất (0.48%). Số lượng Tổ TK&VV chưa đồng đều, chất lượng chưa tốt (số tổ yếu chiếm 5,1%).
Đại điện Thành đoàn Tp.Hồ Chí Minh cho biết đã làm việc với các đơn vị có tỷ lệ quá hạn, nguyên nhân do việc nắm bắt tình hình chưa tốt, có hộ bán nhà rời khỏi địa phương mà không thông báo, hồ sơ rủi ro cao không có khả năng trả nợ hoặc có khả năng nhưng không trả; các giải pháp giải quyết khi nợ đến hạn chưa tốt;
Hiện nay, các tổ TK&VV đã thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ, có sự tham gia, phối hợp của ĐVTN, công an, chính quyền địa phương để báo cáo các vấn đề liên quan; tìm hiểu về khả năng trả nợ của các hộ vay để đề ra phương án giải quyết cho từng hộ.
Phó Bí thư tỉnh đoàn Nghệ An cho biết tỉnh đoàn hiện có số dư nợ của đoàn thanh niên cao nhất cả nước. Nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị và ngân hàng, giải quyết các trường hợp phát sinh đã hỗ trợ các mô hình kinh tế phát triển mạnh, nhiều mô hình được nhân rộng như trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, phát triển VAC, thiết lập các hợp tác xã. Đồng chí cũng thông tin thêm về tỷ lệ quá hạn trả nợ của vốn vay cho học sinh, sinh viên còn cao do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; cán bộ đoàn thường xuyên biến động nên việc đối ứng xử lý còn gặp khó khăn.
Phó Bí thư Thành Đoàn Hà Nội nhận định công tác phối hợp giữa Đoàn thanh niên và Ngân hàng CSXH được thực hiện hiệu quả thông qua các hội nghị giao ban. Riêng Hà Nội, nhằm xử lý nợ xấu và nợ quá hạn, Đoàn thanh niên đã phối hợp với đơn vị về từng huyện, xã, hộ gia đình để đôn đốc và thu hồi nợ. Ngoài ra, Thành đoàn Hà Nội cũng gặp một số khó khăn khi mới chỉ có số lượng 138/584 xã, phường có dư nợ; Sự vào cuộc của các cán bộ đoàn chưa nhiệt tình; nguồn vốn với các quận, huyện còn hạn chế. Riêng với các xã có Tổ TK&VV, đại diện Thành đoàn Hà Nội đề xuất tăng nguồn vốn cho vay từ 20 triệu đến 50 triệu, do nhu cầu của đoàn viên thanh niên rất lớn, trong khi vay theo tổ tiết kiệm còn hạn chế.
Ngoài ra, một số đề xuất khác như: đưa ra bộ tiêu chí hoàn thiện về xếp loại tổ, kết hợp với sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng; thành lập đoàn kiểm tra để quản lý sát sao hơn; Đề xuất ngân hàng tăng mức vay cho học sinh, sinh viên do sắp tới sẽ tăng học phí,...
*Tạo điều kiện cho thanh niên lập nghiệp tiếp cận vốn vay
Thay mặt Ngân hàng CSXH, ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc ngân hàng cho rằng vay vốn là phương pháp giảm nghèo bền vững chất, hiệu quả nhất, có sự tham gia của các bộ ngành, hội, các đơn vị, nhưng hiện còn 1/3 cán bộ đoàn, thanh niên tại các xã chưa được tham gia vào chương trình tín dụng giảm nghèo. Do vậy, ông đề xuất cần thành lập ít nhất một Tổ TK&VV tại những địa phương chưa có Tổ TK&VV với sự vào cuộc của chính quyền địa phương và Đoàn thanh niên để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn vay phát triển kinh tế.
Riêng với đối tượng học sinh, sinh viên là nguồn nhân lực trong tương lai và thường xuyên có hơn triệu sinh viên thực hiện vay. Dù mức cho vay đã tăng, nhưng quy trình thủ tục để vay bị kéo dài, dẫn đến học sinh, sinh viên gặp khó khăn để đến trường, do vậy, ông đề nghị Trung ương đoàn, Hội Sinh viên nên có các phản biện về các văn bản có liên quan đến các đối tượng học sinh, sinh viên cần vay vốn đi học.
Đồng thời, ông cũng trăn trở về quỹ riêng cho thanh niên lập nghiệp, để thanh niên có thể phát triển kinh tế tại địa phương. Ông đề xuất Đoàn thanh niên cần vào cuộc sâu sát để lựa chọn thật tốt những thanh niên được vay vốn, đồng thời được tập huấn trước để khởi nghiệp, giúp thanh niên phát triển bền vững hơn.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư BCH Trung ương Đoàn cho biết những đối tượng vay mở rộng thêm ra các hộ thoát nghèo, lãi suất cho vay được điều chỉnh linh hoạt đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển vai trò và sự uy tín của Đoàn thanh niên, trong đó tạo phong trào chuyển biến thay đổi phương thức sản xuất, thoát nghèo vươn lên làm giàu; đồng thời, tổ chức được các cuộc tập huấn, chuyển giao phương thức kỹ thuật, không chỉ tập hợp được lực lượng mà còn phát triển được năng lực, kiến thức của cán bộ đoàn,
Trong 6 tháng cuối năm, đồng chí cũng đề nghị các tỉnh, thành đoàn cần tham mưu tốt ngay trong quá trình ban hành các chỉ thị, kế hoạch, đặc biệt tập trung vào nguồn vốn hỗ trợ cho thanh niên. Ngoài ra, cần tập trung tăng cường vào công tác tuyên truyền đến đông đảo ĐVTN, bà con nông dân tại địa phương về quy trình tiếp cập nguồn vốn vay, giúp ĐVTN thấu hiểu về ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chính sách; các cấp bộ đoàn cần tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong các phiên giao dịch, thường xuyên trao đổi thông tin để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận nguồn vay.
Dịp này, đồng chí cũng đề nghị lưu ý đến vấn đề cần chú ý đến tập huấn thường xuyên cho cán bộ đoàn, có thể lồng ghép nội dung quy trình về chính sách vay vào các nội dung tập huấn khác.