Phó Chủ tịch UBND xã A Xan Tơ Ngol Tờ giúp bà con vùng biên xóa đói giảm nghèo
15:39 07/10/2015 1374
Công tác tuyên truyền, giáo dục Sau gần 3 năm làm Phó Chủ tịch UBND xã, Tơ Ngol Tờ góp phần thực hiện khá tốt công tác xóa đói giảm nghèo cho A Xan.
Nhắc đến Tơ Ngol Tờ, người dân xã A Xan (huyện Tây Giang) ai cùng hết lời khen ngợi. Vì từ ngày được phân công về làm Phó Chủ tịch UBND xã A Xan, Tơ Ngol Tờ đã giúp bà con vùng biên giới thay đổi nếp nghĩ và cách làm ăn.
Sau gần 3 năm làm Phó Chủ tịch UBND xã, Tơ Ngol Tờ góp phần thực hiện khá tốt công tác xóa đói giảm nghèo cho A Xan.
Sau gần 3 năm làm Phó Chủ tịch UBND xã, Tơ Ngol Tờ góp phần thực hiện khá tốt công tác xóa đói giảm nghèo cho A Xan.
Phó Chủ tịch UBND xã A Xan - Tơ Ngol Tờ |
“Với một xã vùng núi cao như A Xan, việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân trở thành yêu cầu quan trọng, nhất là khi địa phương tin tưởng giao cho mình phụ trách lĩnh vực mà người dân vẫn gọi nôm na “mang lại no ấm cho bà con” - Tơ Ngol Tờ vui vẻ cho biết.
Khi được phân công về A Xan, sau thời gian tìm hiểu, Tơ Ngol Tờ xác định, muốn xóa đói giảm nghèo, phải đổi mới hình thức làm ăn, cây giống, vật nuôi cho bà con, thay vì làm nương rẫy, thả rông như trước đây. Khảo sát thực địa, tìm hiểu thổ nhưỡng, anh vận động người dân trồng bắp lai.
Năm đầu tiên (2012) chỉ có hơn 20ha bắp lai được trồng và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Năm sau, diện tích tăng lên 70ha và năm 2014 đã là 100ha, năng suất đạt 35 - 40 tạ/ha.
Phó Chủ tịch UBND xã A Xan - Tơ Ngol Tờ.
Mới đây nhất, Tơ Ngol Tờ bắt tay xây dựng mô hình sử dụng phân xanh cho giống lúa lai. Lần đầu tiên, người dân Cơ Tu biết sử dụng phân xanh để trồng trọt. Mười hộ dân tham gia thí điểm trên diện tích hơn 6ha lúa lai, bón phân xanh mang hiệu quả cao, tăng năng suất lúa lên 35 tạ/ha.
Thừa thắng xông lên, các mô hình khác lần lượt ra đời và đem lại hiệu quả. Anh vận động người dân trồng 10ha cây dược liệu đẳng sâm, 10ha cây tr’đin. Đây là hai loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao. Anh còn vận động người dân trồng các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng như: đậu đen lòng xanh, đậu xanh ĐX 208, cải củ, cải xanh, lúa lai CNR02…
Với sự hướng dẫn của anh, người dân trong xã phát triển chăn nuôi, chuyển đổi hình thức chăn nuôi thả rông nhiều rủi ro sang chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại. Đến nay, A Xan đã có 18 trang trại với 350 con bò, hàng nghìn con gia cầm, đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm cho địa phương và còn dư bán ra thị trường.
Anh tâm sự: “Thấy dân làng mình khổ cực bao đời nay, từ ngày còn đi học, mình nuôi ước mơ được góp sức giúp dân làng thoát nghèo. Người làng còn khổ lắm, mình phải nỗ lực hơn nữa để đền đáp sự yêu thương, tin tưởng của làng”.
Tweet
Thừa thắng xông lên, các mô hình khác lần lượt ra đời và đem lại hiệu quả. Anh vận động người dân trồng 10ha cây dược liệu đẳng sâm, 10ha cây tr’đin. Đây là hai loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao. Anh còn vận động người dân trồng các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng như: đậu đen lòng xanh, đậu xanh ĐX 208, cải củ, cải xanh, lúa lai CNR02…
Với sự hướng dẫn của anh, người dân trong xã phát triển chăn nuôi, chuyển đổi hình thức chăn nuôi thả rông nhiều rủi ro sang chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại. Đến nay, A Xan đã có 18 trang trại với 350 con bò, hàng nghìn con gia cầm, đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm cho địa phương và còn dư bán ra thị trường.
Anh tâm sự: “Thấy dân làng mình khổ cực bao đời nay, từ ngày còn đi học, mình nuôi ước mơ được góp sức giúp dân làng thoát nghèo. Người làng còn khổ lắm, mình phải nỗ lực hơn nữa để đền đáp sự yêu thương, tin tưởng của làng”.