Phát huy hơn nữa sức lực, trí tuệ của thế hệ trẻ
13:55 28/02/2013 1393
Công tác tuyên truyền, giáo dục Sau gần hai tháng triển khai tổ chức góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có hàng vạn đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia vào sự kiện chính trị, pháp lý hệ trọng này của đất nước. Điều này cũng thể hiện nhiệt huyết, trách nhiệm của tuổi trẻ cả nước.
Trong một thời gian ngắn, qua hệ thống Đoàn đã có hàng vạn đoàn viên thanh niên góp ý vào Dự thảo Hiến pháp. |
Hàng vạn đoàn viên, thanh niên tham gia
Báo cáo của Tỉnh Đoàn Bình Thuận cho biết, đã có gồm 66.000 ĐVTN tham gia các cuộc họp góp ý sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, có 65.471 lượt ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hầu hết ý kiến tán thành nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Một số ý kiến cho rằng, từ ngữ của dự thảo Hiến pháp cần cô đọng, súc tích hơn, phải làm sao để mọi người khi đọc Hiến pháp đều hiểu đúng nghĩa.
Tại Hà Giang, ngay sau khi nhận được Kế hoạch số 10 KH/TWĐTN ngày 11-1-2013 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 02/KH-BCĐ của Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Hà Giang, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Đoàn, ĐVTN về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 từ cấp cơ sở Đoàn; tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Đoàn chủ chốt các cấp thông qua Hội nghị trực tuyến, Hội nghị điểm lấy ý kiến của ĐVTN, sinh viên vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992...
Tính đến ngày 19- 2, tất cả các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã xây dựng Kế hoạch cụ thể chỉ đạo các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh tổ chức triển khai lấy ý kiến của cán bộ Đoàn, ĐVTN về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và đảm bảo chất lượng.
Đặc biệt, sau hơn một tháng triển khai lấy ý kiến của cán bộ Đoàn, ĐVTN, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Hà Giang đã nhận được 565 ý kiến đóng góp của cán bộ Đoàn, ĐVTN trong toàn tỉnh.
Các ý kiến đóng góp đã được tổng hợp đầy đủ và chính xác, công tác lấy ý kiến được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.
Về cơ bản các ý kiến cho rằng, dự thảo tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của chế độ chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp năm 1992; đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Tại tỉnh Đoàn Đồng Tháp, đã có trên 500 lượt cán bộ Đoàn tham gia hội nghị góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó, số lượt ý kiến đóng góp (trực tiếp và bằng văn bản) là 482.
Phát huy hơn nữa sức lực, trí tuệ của thế hệ trẻ
Góp ý tại Điều 42 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, Viện Nghiên cứu Thanh niên cho rằng, quy định này còn mang tính chung chung, chưa khẳng định được vị trí, vai trò của việc học tập đối với mọi tầng lớp nhân dân.
Vì vậy, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm học tập của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của thế hệ trẻ. Bởi vì, thế hệ trẻ là những đối tượng cần được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích trong học tập để trở thành những công dân ưu tú, đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời cũng cần phải khẳng định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát huy tinh thần hiếu học, tự lập, tự chủ.
Tại Điều 66 Hiến pháp 1992 hiện hành quy định về vị trí, vai trò của thanh niên trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong Dự thảo sửa đổi lại lược bỏ điều này.
Theo Viện Nghiên cứu Thanh niên, Dự thảo sửa đổi nên giữ nguyên điều này. Bởi lẽ, đối tượng thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, có vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, bảo vệ Tổ quốc, có tinh thần yêu nước, xung kích trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc quy định vị trí, vai trò của đối tượng này cũng như những chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho thanh niên phát triển là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với một quốc gia. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật nhằm đảm bảo và phát huy hơn nữa sức lực, trí tuệ của thế hệ trẻ.
Đồng tình với ý kiến này, TS Trần Văn Miều (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) cho rằng, cần đưa quyền và nghĩa vụ của thế hệ trẻ Việt Nam vào trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi.
Tweet
Báo cáo của Tỉnh Đoàn Bình Thuận cho biết, đã có gồm 66.000 ĐVTN tham gia các cuộc họp góp ý sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, có 65.471 lượt ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hầu hết ý kiến tán thành nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Một số ý kiến cho rằng, từ ngữ của dự thảo Hiến pháp cần cô đọng, súc tích hơn, phải làm sao để mọi người khi đọc Hiến pháp đều hiểu đúng nghĩa.
Tại Hà Giang, ngay sau khi nhận được Kế hoạch số 10 KH/TWĐTN ngày 11-1-2013 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 02/KH-BCĐ của Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Hà Giang, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Đoàn, ĐVTN về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 từ cấp cơ sở Đoàn; tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Đoàn chủ chốt các cấp thông qua Hội nghị trực tuyến, Hội nghị điểm lấy ý kiến của ĐVTN, sinh viên vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992...
Tính đến ngày 19- 2, tất cả các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã xây dựng Kế hoạch cụ thể chỉ đạo các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh tổ chức triển khai lấy ý kiến của cán bộ Đoàn, ĐVTN về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và đảm bảo chất lượng.
Đặc biệt, sau hơn một tháng triển khai lấy ý kiến của cán bộ Đoàn, ĐVTN, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Hà Giang đã nhận được 565 ý kiến đóng góp của cán bộ Đoàn, ĐVTN trong toàn tỉnh.
Các ý kiến đóng góp đã được tổng hợp đầy đủ và chính xác, công tác lấy ý kiến được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.
Về cơ bản các ý kiến cho rằng, dự thảo tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của chế độ chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp năm 1992; đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Tại tỉnh Đoàn Đồng Tháp, đã có trên 500 lượt cán bộ Đoàn tham gia hội nghị góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó, số lượt ý kiến đóng góp (trực tiếp và bằng văn bản) là 482.
Phát huy hơn nữa sức lực, trí tuệ của thế hệ trẻ
Góp ý tại Điều 42 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, Viện Nghiên cứu Thanh niên cho rằng, quy định này còn mang tính chung chung, chưa khẳng định được vị trí, vai trò của việc học tập đối với mọi tầng lớp nhân dân.
Vì vậy, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm học tập của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của thế hệ trẻ. Bởi vì, thế hệ trẻ là những đối tượng cần được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích trong học tập để trở thành những công dân ưu tú, đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời cũng cần phải khẳng định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát huy tinh thần hiếu học, tự lập, tự chủ.
Tại Điều 66 Hiến pháp 1992 hiện hành quy định về vị trí, vai trò của thanh niên trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong Dự thảo sửa đổi lại lược bỏ điều này.
Theo Viện Nghiên cứu Thanh niên, Dự thảo sửa đổi nên giữ nguyên điều này. Bởi lẽ, đối tượng thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, có vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, bảo vệ Tổ quốc, có tinh thần yêu nước, xung kích trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc quy định vị trí, vai trò của đối tượng này cũng như những chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho thanh niên phát triển là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với một quốc gia. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật nhằm đảm bảo và phát huy hơn nữa sức lực, trí tuệ của thế hệ trẻ.
Đồng tình với ý kiến này, TS Trần Văn Miều (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) cho rằng, cần đưa quyền và nghĩa vụ của thế hệ trẻ Việt Nam vào trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi.