Những chàng trai "bỏ phố lên rừng"
10:41 19/06/2011 2940
Công tác tuyên truyền, giáo dục Trong hàng trăm hồ sơ gửi về Dự án tuyển chọn 600 phó chủ tịch xã cho các huyện nghèo có những bạn trẻ đang sở hữu công việc lương cao và cơ hội rất tốt ở thành phố nhưng vẫn muốn xông pha núi thẳm, rừng sâu.
Có cả chàng trai là giám đốc điều hành của công ty về môi trường thực hiện hơn 30 dự án lớn nhỏ sau 3 năm ra trường nhưng vẫn muốn bỏ lại sau lưng tất cả để được lên Tương Dương xa lơ, xa lắc…
Đắng lòng vì bữa cơm nghèo
Nguyễn Văn Hổ sinh năm 1986, tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi thú y, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Dù sinh ra ở Hà Nội nhưng nơi Hổ muốn đến lại là những vùng cao, vùng sâu còn nghèo nàn, gian khó. Hổ đang có một công việc rất tốt mà nhiều sinh viên muốn có: Kỹ sư thực địa dự án của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
Dự án mà Hổ đang tham gia được đầu tư hơn 60 tỷ đồng để làm công việc giảm nghèo cho 7 xã ở huyện Sóc Sơn. Hổ được phân công quản lý công việc của dự án tại xã Xuân Thu cũng đã hơn một năm rồi.
Nhiệm vụ của Hổ cũng như các thành viên khác là chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con ở đây, cấp con giống, vật tư, thiết bị, đạm, lân và cả thuốc thú y theo chương trình dự án.
Nhưng Hổ còn muốn thử sức trẻ và nhiệt huyết của mình nhiều hơn nữa. Hổ kể rằng: “Sau khi ra trường, mình từng làm việc cho một công ty về thức ăn gia súc. Đó là thời điểm mình đi công tác xa rất nhiều lần, bôn ba rất nhiều tỉnh, thành của núi rừng Tây Bắc. Có những chuyến công tác đến vùng sâu vùng xa, xe mình bị thủng săm, mình dắt bộ cả nửa ngày trời cũng không tìm thấy một bóng nhà.
Lần mình lên Tuyên Quang ghé qua một gia đình trong giờ ăn trưa. Chẳng hiểu sao bữa cơm đạm bạc chỉ cơm trộn sắn và rau đắng cứ ám ảnh mình mãi. Mình thấy đắng lòng chắc không phải vì rau đắng… Và mình rất muốn được lên đây làm việc, được mang đến một sự đổi thay dù ít dù nhiều cho những con người ăn rau đắng nơi đây”.
Đầy ắp ý tưởng đổi thay
Chu Văn Hùng cũng giống Hổ ở điểm: Sẵn sàng gác lại những cơ hội hấp dẫn để một lần được thử sức, được là thành viên của dự án 600 phó chủ tịch xã. Hùng tốt nghiệp chuyên ngành Phát triển nông thôn, trường ĐH Nông Lâm.
Sau khi ra trường, nhờ kết quả học tập khá, Hùng được đến Israel 1 năm trong vai trò thực tập sinh. 1 năm ở xứ người cho Hùng nhiều bài học thực tế cuộc sống mà giáo trình còn chưa nhắc đến.
Hiện tại Hùng đang làm việc cho công ty Cavico với vai trò là người quản lý hành chính, nhân sự cho một dự án xây dựng hầm, cầu thủy điện. Với Hùng, những cơ hội mới hơn, mức lương hấp dẫn hơn cũng vẫn còn rất nhiều ở phía trước…
Nhưng nơi Hùng muốn đến lại là Tương Dương (Nghệ An) – nơi nổi tiếng xa xôi với những vùng rừng hiểm trở, heo hút mà các bạn mê đi phượt vẫn mong tìm đến để khám phá. Hùng ấp ủ nhiều ý tưởng cho sự đổi thay ở nơi này:
“Điều đầu tiên mình muốn làm nếu mình được giao nhiệm vụ ở đây, đó là thay đổi về hiệu quả giáo dục ở xã mình phụ trách. Việc đầu tư cho con người, cho giáo dục, cho những cô bé, cậu bé và thanh niên vùng này là đầu tư cho một chiến lược lâu dài.
Không có sự đổi thay từ chính những con người ở nơi đây thì vùng đất này sẽ khó lòng thay đổi. Mình ước ao rằng có thể sẽ xây dựng được một làng nghề thủ công truyền thống nào đấy hoặc tìm được các dự án trồng rừng, phát triển rừng cho bà con nơi đây.
Vì chuyên ngành mình học là Phát triển nông thôn thế nên những ý tưởng về sự đổi thay luôn đầy ăm ắp. Tham gia vào dự án nghĩa là mình có cơ hội để hiện thực hóa những ý tưởng đó”.
Tweet
Đắng lòng vì bữa cơm nghèo
Nguyễn Văn Hổ sinh năm 1986, tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi thú y, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Dù sinh ra ở Hà Nội nhưng nơi Hổ muốn đến lại là những vùng cao, vùng sâu còn nghèo nàn, gian khó. Hổ đang có một công việc rất tốt mà nhiều sinh viên muốn có: Kỹ sư thực địa dự án của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
Dự án mà Hổ đang tham gia được đầu tư hơn 60 tỷ đồng để làm công việc giảm nghèo cho 7 xã ở huyện Sóc Sơn. Hổ được phân công quản lý công việc của dự án tại xã Xuân Thu cũng đã hơn một năm rồi.
Nhiệm vụ của Hổ cũng như các thành viên khác là chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con ở đây, cấp con giống, vật tư, thiết bị, đạm, lân và cả thuốc thú y theo chương trình dự án.
Nhưng Hổ còn muốn thử sức trẻ và nhiệt huyết của mình nhiều hơn nữa. Hổ kể rằng: “Sau khi ra trường, mình từng làm việc cho một công ty về thức ăn gia súc. Đó là thời điểm mình đi công tác xa rất nhiều lần, bôn ba rất nhiều tỉnh, thành của núi rừng Tây Bắc. Có những chuyến công tác đến vùng sâu vùng xa, xe mình bị thủng săm, mình dắt bộ cả nửa ngày trời cũng không tìm thấy một bóng nhà.
Lần mình lên Tuyên Quang ghé qua một gia đình trong giờ ăn trưa. Chẳng hiểu sao bữa cơm đạm bạc chỉ cơm trộn sắn và rau đắng cứ ám ảnh mình mãi. Mình thấy đắng lòng chắc không phải vì rau đắng… Và mình rất muốn được lên đây làm việc, được mang đến một sự đổi thay dù ít dù nhiều cho những con người ăn rau đắng nơi đây”.
Đầy ắp ý tưởng đổi thay
Chu Văn Hùng cũng giống Hổ ở điểm: Sẵn sàng gác lại những cơ hội hấp dẫn để một lần được thử sức, được là thành viên của dự án 600 phó chủ tịch xã. Hùng tốt nghiệp chuyên ngành Phát triển nông thôn, trường ĐH Nông Lâm.
Sau khi ra trường, nhờ kết quả học tập khá, Hùng được đến Israel 1 năm trong vai trò thực tập sinh. 1 năm ở xứ người cho Hùng nhiều bài học thực tế cuộc sống mà giáo trình còn chưa nhắc đến.
Hiện tại Hùng đang làm việc cho công ty Cavico với vai trò là người quản lý hành chính, nhân sự cho một dự án xây dựng hầm, cầu thủy điện. Với Hùng, những cơ hội mới hơn, mức lương hấp dẫn hơn cũng vẫn còn rất nhiều ở phía trước…
Nhưng nơi Hùng muốn đến lại là Tương Dương (Nghệ An) – nơi nổi tiếng xa xôi với những vùng rừng hiểm trở, heo hút mà các bạn mê đi phượt vẫn mong tìm đến để khám phá. Hùng ấp ủ nhiều ý tưởng cho sự đổi thay ở nơi này:
“Điều đầu tiên mình muốn làm nếu mình được giao nhiệm vụ ở đây, đó là thay đổi về hiệu quả giáo dục ở xã mình phụ trách. Việc đầu tư cho con người, cho giáo dục, cho những cô bé, cậu bé và thanh niên vùng này là đầu tư cho một chiến lược lâu dài.
Không có sự đổi thay từ chính những con người ở nơi đây thì vùng đất này sẽ khó lòng thay đổi. Mình ước ao rằng có thể sẽ xây dựng được một làng nghề thủ công truyền thống nào đấy hoặc tìm được các dự án trồng rừng, phát triển rừng cho bà con nơi đây.
Vì chuyên ngành mình học là Phát triển nông thôn thế nên những ý tưởng về sự đổi thay luôn đầy ăm ắp. Tham gia vào dự án nghĩa là mình có cơ hội để hiện thực hóa những ý tưởng đó”.