Nguyễn Trung Kiên: Vượt qua tật nguyền
15:40 13/06/2011 1824
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Năm ấy là năm 1997, khi vừa lên lớp 12. Đi học về, anh ngã quỵ khi vừa dắt chiếc xe đạp vào sân. Bệnh viện huyện không xác định được bệnh tình nên chuyển lên tuyến trên. Nhập viện Đa khoa tỉnh, mẹ ngất lịm đi khi nghe bác sĩ chẩn đoán anh mắc phải căn bệnh lạ không có thuốc chữa: Viêm màng nhện tủy.
Web.ĐTN: Năm ấy là năm 1997, khi vừa lên lớp 12. Đi học về, anh ngã quỵ khi vừa dắt chiếc xe đạp vào sân. Bệnh viện huyện không xác định được bệnh tình nên chuyển lên tuyến trên. Nhập viện Đa khoa tỉnh, mẹ ngất lịm đi khi nghe bác sĩ chẩn đoán anh mắc phải căn bệnh lạ không có thuốc chữa: Viêm màng nhện tủy.
Cứ ngỡ cuộc đời anh sẽ chìm trong bóng đêm của tật nguyền và đớn đau số phận, nhưng bằng ý chí và nghị lực, anh đã bật lên hoàn thành ước mơ Đại học và khóa học thạc sỹ chuyên ngành văn học Việt Nam. Bóng đêm bất hạnh… Nguyễn Trung Kiên sinh ra trong hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn. Nỗi khó khăn càng thêm khó khăn khi năm anh học lớp 9, ba anh mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo phải nhập viện ở Sài Gòn với căn bệnh suy thận. Hơn một năm nằm viện, căn bệnh dày vò và chỉ biết nằm chờ thần chết đến đưa đi. Kinh tế gia đình kiệt quệ vì chi phí chữa bệnh. Mẹ anh phải gồng mình lên làm trả nợ và cũng để kiếm tiền chăm sóc ba anh. Ý thức được hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn bản thân anh một buổi đi học một buổi phải vật lộn cùng mẹ và anh chị để kiếm kế mưu sinh.
Oái oăm thay, hơn 2 năm sau, anh chẳng may lại mang một căn bệnh hiểm nghèo. Năm ấy là năm 1997, khi vừa lên lớp 12. Đi học về, anh ngã quỵ khi vừa dắt chiếc xe đạp vào sân. Mẹ tức tốc đưa anh đi viện. Bệnh viện huyện lại chuyển lên tuyến trên. Nhập viện Đa khoa tỉnh, mẹ ngất lịm đi khi nghe bác sĩ chẩn đoán anh mắc phải căn bệnh lạ không có thuốc chữa: Viêm màng nhện tủy.
Vượt lên nghiệt ngã…
Căn bệnh viêm màng nhện tủy đã khiến đôi chân anh không còn như trước. Một chàng thanh niên khoẻ mạnh, tháo vát năng động giờ một bên chân phải bị liệt không thể nào đi được. Ra viện anh trở về nhà với dáng đi yếu ớt xiêu vẹo, bàn chân không thể nào giữ được dép. Nhưng không vì thế mà anh nản lòng, anh bắt đầu đi học trở lại với đôi chân tật nguyền. Được bạn bè giúp đỡ, anh quyết tâm tập để đi được xe đạp như xưa và anh đã có thể tự đi xe đạp, tự đi bằng chính đôi chân của mình.
Năm anh thi đỗ tốt nghiệp cấp 3 với thành tích đạt loại khá những tưởng sẽ được cùng các bạn thi vào trường Đại học nhưng căn bệnh quái ác lại khiến anh phải gác lại giấc mơ Đại học để nhập viện điều trị. Thời gian sau đó bệnh anh lại tiếp tục tái phát và bị liệt hoàn toàn. Mẹ anh quyết định đưa ra Hà Nội chữa trị và nhập viện Bạch Mai. Bác sĩ chẩn đoán và làm các xét nghiệm chi tiết kết luận vẫn là " Viêm màng nhện tủy " gây liệt hai chi dưới và mang nhiều di chứng khác có nguy cơ sẽ sống thần kinh thực vật. Được sự tận tình cứu giúp của bệnh viện châm cứu Trung ương anh đã có thể đi lại được. Nhưng dáng đi vẫn không thể trở lại bình thường, một bên chân phải vẫn phải bước đi khó nhọc cho đến tận bây giờ.
Thời gian nằm viện, anh đã tự học khối C để quyết tâm thi vào Đại học. Sau khi ra viện được 2 tuần, trở về nhà anh đã vào Quy Nhơn thi đại học với dáng đi không bình thường. Năm 1998 anh thi đỗ vào trường Đại học sư phạm Quy Nhơn khoa Ngữ Văn với số điểm khá cao. Niềm vui chưa dứt thì tai họa lại ập đến. Ba anh đã ra đi.
Sau khi cha qua đời, với đồng lương ít ỏi của mẹ không đủ để chu cấp cho anh học đại học. Anh đã làm đủ mọi nghề để kiếm tiền ăn học: gia sư, rửa chén bát thuê và cố học để kiếm tiền học bổng…
Những năm học Đại học để hòa đồng với các bạn trong trường anh bắt đầu tham gia đóng kịch, tham gia mọi phong trào của trường và của lớp. Điều đặc biệt là năm 2000, anh được Đoàn trường chọn vào đội tuyển sinh viên của nhà trường tham dự cuộc thi SV 2000.
Rạng rỡ tự hào.
Bằng những nỗ lực phấn đấu hết mình trong học tập cũng như hoạt động phong trào, cuối năm thư tư đại học, anh vinh dự được chọn là 2 trong số hàng ngàn sinh viên của khoa văn được kết nạp vào Đảng và anh cũng đã tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học loại khá.
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã được nhận vào làm việc tại văn phòng cơ quan Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Định. Được 1 năm làm việc, do cảm thấy mình không phù hợp với công việc văn phòng nên quyết định chuyển sang đi dạy và được Sở nội vụ, Sở Giáo dục đào tạo Bình Định phân công về công tác tại trường THPT số II Phù Mỹ cho tới tận bây giờ.
Bên cạnh công việc giảng dạy tại trường THPT số II Phù Mỹ, anh còn được tín nhiệm giữ chức Phó bí thư Đoàn trường, thư kí hội đồng giáo dục nhà trường, cấp ủy viên chi bộ nhà trường, anh nhiệt tình tham gia các hoạt động do Đoàn cấp trên và trường tổ chức như: tham gia đạo diễn, xây dựng kịch bản, dẫn chương trình một số hoạt động lớn do Huyện Đoàn Phù Mỹ tổ chức, tham gia dẫn chương trình Hội diễn văn nghệ do Công đoàn Ngành giáo dục Bình Định tổ chức…
Với những đóng góp đó, trong thời gian qua anh đã nhận được rất nhiều bằng khen của các cấp về những thành tích đạt được, chẳng hạn: Từ năm 2003- 2006 liên tục nhận được bằng khen của giám đốc Sở GD- ĐT Bình Định. Năm 2006 nhận được bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh về thành tích xuất sắc trong công tác năm học. Năm 2007, nhận được Bằng khen về thành tích đạt giải nhì Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức HCM huyện Phù Mỹ. Liên tục đạt giấy khen của Tỉnh đoàn Bình Định, huyện đoàn Phù Mỹ về các thành tích hoạt động phong trào.
Trao đổi với chúng tôi anh tâm sự rằng: Đừng đem đến cho chúng tôi những con cá mà hãy mang tới chiếc cần câu cùng phương pháp câu cá. Và cũng mong muốn rằng trong năm thanh niên - 2011tổ chức Đoàn TNCS các cấp ngoài việc tổ chức các chương trình giúp sức người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, tổ chức một số chương trình trao quà ủng hộ… cần quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của những người khuyết tật, tạo được những sân chơi có ý nghĩa dành cho người kém may mắn hơn nữa trong thời gian tới.
Tweet
Cứ ngỡ cuộc đời anh sẽ chìm trong bóng đêm của tật nguyền và đớn đau số phận, nhưng bằng ý chí và nghị lực, anh đã bật lên hoàn thành ước mơ Đại học và khóa học thạc sỹ chuyên ngành văn học Việt Nam. Bóng đêm bất hạnh… Nguyễn Trung Kiên sinh ra trong hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn. Nỗi khó khăn càng thêm khó khăn khi năm anh học lớp 9, ba anh mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo phải nhập viện ở Sài Gòn với căn bệnh suy thận. Hơn một năm nằm viện, căn bệnh dày vò và chỉ biết nằm chờ thần chết đến đưa đi. Kinh tế gia đình kiệt quệ vì chi phí chữa bệnh. Mẹ anh phải gồng mình lên làm trả nợ và cũng để kiếm tiền chăm sóc ba anh. Ý thức được hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn bản thân anh một buổi đi học một buổi phải vật lộn cùng mẹ và anh chị để kiếm kế mưu sinh.
Oái oăm thay, hơn 2 năm sau, anh chẳng may lại mang một căn bệnh hiểm nghèo. Năm ấy là năm 1997, khi vừa lên lớp 12. Đi học về, anh ngã quỵ khi vừa dắt chiếc xe đạp vào sân. Mẹ tức tốc đưa anh đi viện. Bệnh viện huyện lại chuyển lên tuyến trên. Nhập viện Đa khoa tỉnh, mẹ ngất lịm đi khi nghe bác sĩ chẩn đoán anh mắc phải căn bệnh lạ không có thuốc chữa: Viêm màng nhện tủy.
Vượt lên nghiệt ngã…
Căn bệnh viêm màng nhện tủy đã khiến đôi chân anh không còn như trước. Một chàng thanh niên khoẻ mạnh, tháo vát năng động giờ một bên chân phải bị liệt không thể nào đi được. Ra viện anh trở về nhà với dáng đi yếu ớt xiêu vẹo, bàn chân không thể nào giữ được dép. Nhưng không vì thế mà anh nản lòng, anh bắt đầu đi học trở lại với đôi chân tật nguyền. Được bạn bè giúp đỡ, anh quyết tâm tập để đi được xe đạp như xưa và anh đã có thể tự đi xe đạp, tự đi bằng chính đôi chân của mình.
Năm anh thi đỗ tốt nghiệp cấp 3 với thành tích đạt loại khá những tưởng sẽ được cùng các bạn thi vào trường Đại học nhưng căn bệnh quái ác lại khiến anh phải gác lại giấc mơ Đại học để nhập viện điều trị. Thời gian sau đó bệnh anh lại tiếp tục tái phát và bị liệt hoàn toàn. Mẹ anh quyết định đưa ra Hà Nội chữa trị và nhập viện Bạch Mai. Bác sĩ chẩn đoán và làm các xét nghiệm chi tiết kết luận vẫn là " Viêm màng nhện tủy " gây liệt hai chi dưới và mang nhiều di chứng khác có nguy cơ sẽ sống thần kinh thực vật. Được sự tận tình cứu giúp của bệnh viện châm cứu Trung ương anh đã có thể đi lại được. Nhưng dáng đi vẫn không thể trở lại bình thường, một bên chân phải vẫn phải bước đi khó nhọc cho đến tận bây giờ.
Thời gian nằm viện, anh đã tự học khối C để quyết tâm thi vào Đại học. Sau khi ra viện được 2 tuần, trở về nhà anh đã vào Quy Nhơn thi đại học với dáng đi không bình thường. Năm 1998 anh thi đỗ vào trường Đại học sư phạm Quy Nhơn khoa Ngữ Văn với số điểm khá cao. Niềm vui chưa dứt thì tai họa lại ập đến. Ba anh đã ra đi.
Sau khi cha qua đời, với đồng lương ít ỏi của mẹ không đủ để chu cấp cho anh học đại học. Anh đã làm đủ mọi nghề để kiếm tiền ăn học: gia sư, rửa chén bát thuê và cố học để kiếm tiền học bổng…
Những năm học Đại học để hòa đồng với các bạn trong trường anh bắt đầu tham gia đóng kịch, tham gia mọi phong trào của trường và của lớp. Điều đặc biệt là năm 2000, anh được Đoàn trường chọn vào đội tuyển sinh viên của nhà trường tham dự cuộc thi SV 2000.
Rạng rỡ tự hào.
Bằng những nỗ lực phấn đấu hết mình trong học tập cũng như hoạt động phong trào, cuối năm thư tư đại học, anh vinh dự được chọn là 2 trong số hàng ngàn sinh viên của khoa văn được kết nạp vào Đảng và anh cũng đã tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học loại khá.
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã được nhận vào làm việc tại văn phòng cơ quan Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Định. Được 1 năm làm việc, do cảm thấy mình không phù hợp với công việc văn phòng nên quyết định chuyển sang đi dạy và được Sở nội vụ, Sở Giáo dục đào tạo Bình Định phân công về công tác tại trường THPT số II Phù Mỹ cho tới tận bây giờ.
Bên cạnh công việc giảng dạy tại trường THPT số II Phù Mỹ, anh còn được tín nhiệm giữ chức Phó bí thư Đoàn trường, thư kí hội đồng giáo dục nhà trường, cấp ủy viên chi bộ nhà trường, anh nhiệt tình tham gia các hoạt động do Đoàn cấp trên và trường tổ chức như: tham gia đạo diễn, xây dựng kịch bản, dẫn chương trình một số hoạt động lớn do Huyện Đoàn Phù Mỹ tổ chức, tham gia dẫn chương trình Hội diễn văn nghệ do Công đoàn Ngành giáo dục Bình Định tổ chức…
Với những đóng góp đó, trong thời gian qua anh đã nhận được rất nhiều bằng khen của các cấp về những thành tích đạt được, chẳng hạn: Từ năm 2003- 2006 liên tục nhận được bằng khen của giám đốc Sở GD- ĐT Bình Định. Năm 2006 nhận được bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh về thành tích xuất sắc trong công tác năm học. Năm 2007, nhận được Bằng khen về thành tích đạt giải nhì Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức HCM huyện Phù Mỹ. Liên tục đạt giấy khen của Tỉnh đoàn Bình Định, huyện đoàn Phù Mỹ về các thành tích hoạt động phong trào.
Trao đổi với chúng tôi anh tâm sự rằng: Đừng đem đến cho chúng tôi những con cá mà hãy mang tới chiếc cần câu cùng phương pháp câu cá. Và cũng mong muốn rằng trong năm thanh niên - 2011tổ chức Đoàn TNCS các cấp ngoài việc tổ chức các chương trình giúp sức người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, tổ chức một số chương trình trao quà ủng hộ… cần quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của những người khuyết tật, tạo được những sân chơi có ý nghĩa dành cho người kém may mắn hơn nữa trong thời gian tới.