Người lính hậu phương của những chuyến tàu không số
15:14 11/10/2011 2577
Công tác tuyên truyền, giáo dục Bước sang tuổi 75, sức khỏe không được như trước, mắt đã mờ, tai đã chậm nhưng mỗi khi nhớ lại những kí ức về một thời hoa lửa- một thời từng tham gia tàu không số, quản lý vũ khí, cung cấp thực phẩm cho các chuyến tàu không số đối với trung tá Phạm Sửu như được trở lại với những kí ức sâu đậm của đời lính, của cuộc đời 75 mùa xuân đã qua.
Một lần đi tàu không số
Trung tá Phạm Sửu nhớ lại những kí ức về những ngày làm công tác “ hậu phương” cho tàu không số
Phải qua mấy lần hẹn, lòng vòng mất mấy lượt ở thôn Cách Thượng xã Nam Sơn ( An Dương) tôi mới có cơ hội gặp được trung tá Phạm Sửu. Nhưng, khi bày tỏ ý định được nghe lại những ký ức của ông về những ngày tham gia tàu không số, quản lý vũ khí, bến bãi, ông liền xua tay: “ Tôi chẳng có chiến công gì để được viết báo. Tôi chỉ là một người lính bình thường, may mắn hơn đồng đội là được trở về với quê hương, gia đình. Nếu có viết hãy viết về họ những con người đã chiến đấu kiên cường, không quản máu xương cho ngày đất nước thống nhất, hòa bình như hôm nay”. Thuyết phục mãi, cùng với sự háo hức của mấy người bạn già, ông mới bị thuyết phục.
Phải qua mấy lần hẹn, lòng vòng mất mấy lượt ở thôn Cách Thượng xã Nam Sơn ( An Dương) tôi mới có cơ hội gặp được trung tá Phạm Sửu. Nhưng, khi bày tỏ ý định được nghe lại những ký ức của ông về những ngày tham gia tàu không số, quản lý vũ khí, bến bãi, ông liền xua tay: “ Tôi chẳng có chiến công gì để được viết báo. Tôi chỉ là một người lính bình thường, may mắn hơn đồng đội là được trở về với quê hương, gia đình. Nếu có viết hãy viết về họ những con người đã chiến đấu kiên cường, không quản máu xương cho ngày đất nước thống nhất, hòa bình như hôm nay”. Thuyết phục mãi, cùng với sự háo hức của mấy người bạn già, ông mới bị thuyết phục.
Ông Sửu sinh ra tại vùng đất huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Năm 1959, cưới vợ chưa được bao lâu, đôi vợ chồng son phải xa nhau, để ông Sửu lên đường nhập ngũ. Vào bộ đội ông được huấn luyện ở sư đoàn đoàn 304. Nhớ lại những ngày huấn luyện ở sư đoàn 304 ông Sửu cho biết: ngày đó toàn miền Bắc hừng hực khí thế xây dựng CNXH, không khí làm việc sôi nổi, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã đua nhau sản xuất với nhiều phong trào như Cờ ba nhất, Sóng Duyên hải, Gió Đại phong...Gần 4 năm huấn luyện tại sư đoàn 304, ông Sửu từng là bí thư đoàn thanh niên, và với khí thế sản xuất “một người làm việc bằng hai” của miền Bắc lúc bấy giờ chi đoàn của ông 3 năm liền đạt tiêu chuẩn 3 nhất, cá nhân ông được tuyên dương trong các hội nghị giao ban thanh niên của các đơn vị quân đội..
Năm 1963, do yêu cầu chi viện củ chiến trường miền Nam, ông là một trong 500 chiến sĩ được đơn vị chọn đi huấn luyện ở căn cứ Xuân Mai ( Hòa Bình) để tung vào chiến trường. Song, trong thời gian huấn luyện ông được cán bộ đoàn 125 (Bộ Tư lệnh Hải quân) chọn bổ sung cho lực lượng hải quân. Đến cuối năm 1963 ông được tham gia chuyến tàu không số đầu tiên trên con tàu 69 vào bến Vàm Lũng( Cà Mau) mang theo 35 tấn vũ khí. Thời gian này, do tuyến đường vận chuyển vũ khí đường biển chưa bị địch phát hiện, chuyến đi của tàu 69 diễn ra thuận lợi, vũ khí chuyển đến bến an toàn.
Một đời làm lính hậu phương
Sau chuyến đi thành công của tàu 69 ông Sửu được rút lên bờ với nhiệm vụ mới là quản lý kho trung chuyển vũ khí cho các tàu không số. Nhớ lại ngày đầu được tham gia quản lý kho vũ khí ông Sửu nhớ lại: “ Kho vũ khi có lúc số lượng trên 3 nghìn tấn vũ khí, với đủ các loại từ súng, đạn, pháo tới huân huy chương, tiền bạc. Tất cả phải được sắp đặt chính xác, gọn gàng, để khi vận chuyển được thuận lợi nhuận nhất và sơ tán khi bị địch đánh phá. Công việc quản lý tuy không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng trách nhiệm cũng rất lớn lao, nếu không cẩn thận, để mất một viên đạn hay một khẩu súng là có thể bị kỷ luật, mà hơn nữa là mắc tội với đồng bào, chiến sĩ miền Nam, ảnh hưởng tới cục diện chiến tranh”.
Làm kế toán kho vũ khí là người nắm rõ số lượng hàng hóa, đạn dược, thiết bị y tế… nhưng không ít lần ông Sửu phải trực tiếp vác hàng lên những con tàu không số để kịp giờ xuất phát. Ông Sửu nhớ lại: “tàu không số tất cả đều nhận hàng vào lúc nửa đêm. Có những lần tàu cập bến với thời gian rất ngắn để nhận vũ khí. Nếu chậm chễ, trời sáng, địch phát hiện ra tàu, kho vũ khí và các chiến sĩ trên tàu sẽ rơi vào nguy hiểm. Vì thế, các chiến sĩ trên bờ lúc đó phải làm việc bằng hai, bằng ba lúc bình thường. Nhiều lần chỉ trong vòng hơn một giờ đồng hồ, với gần hai mươi chiến sĩ vận chuyển được hàng trăm tấn vũ khí xuống tàu. Đó là một sức mạnh thần kỳ cho tới hôm nay nhiều khi nhớ lại ông Sửu vẫn không thể tin sức mạnh đó? ”.
Đến năm 1967, ông Sửu chuyển sang phụ trách thu mua thực phẩm phục vụ các tàu không số. Ông Sửu cho biết, các chiến sĩ tàu không số thường xuất phát vào những ngày biển động, chuyến hành trình nhiều gian khổ, nếu gặp địch thậm chí phải kích nổ tàu, sự sống và cái chết hết sức mong manh. Vì thế lương thực, thực phẩm cung cấp cho các chiến sĩ phải chu đáo, đầy đủ, tươi ngon, duy trì cho các chiến sĩ sinh hoạt trong vòng 15 ngày. Ngày đó các tàu không số ra vào bến khá tấp nập nên công tác thu mua thực phẩm cũng đòi hỏi liên tục, nhanh chóng. Trong thời gian 2 năm phụ trách công tác thực phẩm ông Sửu luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các chuyến tàu không số luôn đầy ắp thực phẩm để các chiến sĩ tự tin “ ăn lo đánh thắng”.
Đến năm 1969, bác Sửu được đơn vị cử sang phụ trách công tác quân lực của các tàu không số. Đảm nhận công tác quân lực với ông Sửu là thời gian có nhiều kỉ niệm sâu đậm nhất về các chiến sĩ tàu không số. Giai đoạn sau sự kiện Vũng Rô các chuyến tàu không số đi lại khó khăn, nhiều chuyến phải kích nổ tàu, có chuyến cả tàu chẳng còn chiến sĩ nào trở về. Là người làm nhiệm vụ quân lực ông Sửu luôn nắm rõ địa chỉ, tính cách, khả năng chịu đựng của từng cán bộ chiến sĩ để có thể sắp xếp con người cho chuyến đi một cách chu toàn nhất. Vì thế tình cảm của ông với các chiến sĩ tàu không số càng trở lên thân thiết
Ông nhớ lại: “trước mỗi chuyến đi nhiều chiến sĩ tâm sự với ông về hoàn cảnh gia đình, dự định mộc mạc sau ngày giải phóng: về quê lợp lại mái nhà bị dột ở, tiếp tục đi học, lấy vợ… Nhưng, với ông Sửu những người lính tàu không luôn để lại trong ông những ấn tượng về sự tự tin, tinh thần lạc quan vượt qua khó khăn, một lòng sắt son vì đồng bào miền Nam. Cứ mỗi lần biết tin tàu ta vào bến an toàn, các chiến sĩ sắp trở ra Bắc lòng ông khấp khởi vui mừng, chuẩn bị được gặp lại các chiến sĩ. Nhưng, mỗi lần tàu gặp địch, các chiến sĩ hủy tàu, có người hy sinh lòng ông lại đau thắt. Khi đó chính tay ông sẽ phải viết giấy báo tử gửi cho gia đình các chiến sĩ với dòng chữ “ hy sinh ở chiến trường phía Nam, mà chẳng biết các anh hy sinh chính xác ở nơi nào, các chiến sĩ chẳng có lấy một nấm mồ? ”. Tuổi cao nhưng khi nhớ lại các chiến sĩ trên các tàu không số ông Sửu vẫn nhớ như in từng người, từng tích cách; những người hy sinh trên những chuyến tàu không số trong thời gian ông phụ trách quân lực của đoàn 125.
Đến năm 1976, khi đất nước thống nhất ông được cử đi học và về phụ trách công tác hậu cần của đoàn 125 tới năm 1989 thì nghỉ hưu. Mặc dù, nghỉ hưu nhưng với tinh thần và ý chí của những người lính ông Sửu lại cùng vợ con bắt tay vào phát triển kinh tế vượt qua đói nghèo. Hôm nay trong có ngơi khang trang, được quây quần bên con cháu, kí ức về đời lính mãi là những kỷ niệm đẹp nhất của ông.
Với sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng hậu phương cùng với ý chí được trui rèn trong bão tố cách mạng các chiến sĩ tàu không số đã làm nên một huyền tích về con đường mang tên Hồ Chí Minh trên biển. Một con đường của trí tuệ và nghị lực phi thường vượt qua muôn vàn khó khăn, sẵn sàng hy sinh tài sản và tính mạng vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sự vĩ đại của con đường ấy ngoài những con người trực tiếp bám tàu, bám biển, không thể không nói tới những con người làm nhiệm vụ thầm lặng ở các bến, bãi; những người lính ở hậu phương lo cho mỗi chuyến đi thành công. Trong đó có người lính già- trung tá Phạm Sửu .
Tweet
Năm 1963, do yêu cầu chi viện củ chiến trường miền Nam, ông là một trong 500 chiến sĩ được đơn vị chọn đi huấn luyện ở căn cứ Xuân Mai ( Hòa Bình) để tung vào chiến trường. Song, trong thời gian huấn luyện ông được cán bộ đoàn 125 (Bộ Tư lệnh Hải quân) chọn bổ sung cho lực lượng hải quân. Đến cuối năm 1963 ông được tham gia chuyến tàu không số đầu tiên trên con tàu 69 vào bến Vàm Lũng( Cà Mau) mang theo 35 tấn vũ khí. Thời gian này, do tuyến đường vận chuyển vũ khí đường biển chưa bị địch phát hiện, chuyến đi của tàu 69 diễn ra thuận lợi, vũ khí chuyển đến bến an toàn.
Một đời làm lính hậu phương
Sau chuyến đi thành công của tàu 69 ông Sửu được rút lên bờ với nhiệm vụ mới là quản lý kho trung chuyển vũ khí cho các tàu không số. Nhớ lại ngày đầu được tham gia quản lý kho vũ khí ông Sửu nhớ lại: “ Kho vũ khi có lúc số lượng trên 3 nghìn tấn vũ khí, với đủ các loại từ súng, đạn, pháo tới huân huy chương, tiền bạc. Tất cả phải được sắp đặt chính xác, gọn gàng, để khi vận chuyển được thuận lợi nhuận nhất và sơ tán khi bị địch đánh phá. Công việc quản lý tuy không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng trách nhiệm cũng rất lớn lao, nếu không cẩn thận, để mất một viên đạn hay một khẩu súng là có thể bị kỷ luật, mà hơn nữa là mắc tội với đồng bào, chiến sĩ miền Nam, ảnh hưởng tới cục diện chiến tranh”.
Làm kế toán kho vũ khí là người nắm rõ số lượng hàng hóa, đạn dược, thiết bị y tế… nhưng không ít lần ông Sửu phải trực tiếp vác hàng lên những con tàu không số để kịp giờ xuất phát. Ông Sửu nhớ lại: “tàu không số tất cả đều nhận hàng vào lúc nửa đêm. Có những lần tàu cập bến với thời gian rất ngắn để nhận vũ khí. Nếu chậm chễ, trời sáng, địch phát hiện ra tàu, kho vũ khí và các chiến sĩ trên tàu sẽ rơi vào nguy hiểm. Vì thế, các chiến sĩ trên bờ lúc đó phải làm việc bằng hai, bằng ba lúc bình thường. Nhiều lần chỉ trong vòng hơn một giờ đồng hồ, với gần hai mươi chiến sĩ vận chuyển được hàng trăm tấn vũ khí xuống tàu. Đó là một sức mạnh thần kỳ cho tới hôm nay nhiều khi nhớ lại ông Sửu vẫn không thể tin sức mạnh đó? ”.
Đến năm 1967, ông Sửu chuyển sang phụ trách thu mua thực phẩm phục vụ các tàu không số. Ông Sửu cho biết, các chiến sĩ tàu không số thường xuất phát vào những ngày biển động, chuyến hành trình nhiều gian khổ, nếu gặp địch thậm chí phải kích nổ tàu, sự sống và cái chết hết sức mong manh. Vì thế lương thực, thực phẩm cung cấp cho các chiến sĩ phải chu đáo, đầy đủ, tươi ngon, duy trì cho các chiến sĩ sinh hoạt trong vòng 15 ngày. Ngày đó các tàu không số ra vào bến khá tấp nập nên công tác thu mua thực phẩm cũng đòi hỏi liên tục, nhanh chóng. Trong thời gian 2 năm phụ trách công tác thực phẩm ông Sửu luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các chuyến tàu không số luôn đầy ắp thực phẩm để các chiến sĩ tự tin “ ăn lo đánh thắng”.
Đến năm 1969, bác Sửu được đơn vị cử sang phụ trách công tác quân lực của các tàu không số. Đảm nhận công tác quân lực với ông Sửu là thời gian có nhiều kỉ niệm sâu đậm nhất về các chiến sĩ tàu không số. Giai đoạn sau sự kiện Vũng Rô các chuyến tàu không số đi lại khó khăn, nhiều chuyến phải kích nổ tàu, có chuyến cả tàu chẳng còn chiến sĩ nào trở về. Là người làm nhiệm vụ quân lực ông Sửu luôn nắm rõ địa chỉ, tính cách, khả năng chịu đựng của từng cán bộ chiến sĩ để có thể sắp xếp con người cho chuyến đi một cách chu toàn nhất. Vì thế tình cảm của ông với các chiến sĩ tàu không số càng trở lên thân thiết
Ông nhớ lại: “trước mỗi chuyến đi nhiều chiến sĩ tâm sự với ông về hoàn cảnh gia đình, dự định mộc mạc sau ngày giải phóng: về quê lợp lại mái nhà bị dột ở, tiếp tục đi học, lấy vợ… Nhưng, với ông Sửu những người lính tàu không luôn để lại trong ông những ấn tượng về sự tự tin, tinh thần lạc quan vượt qua khó khăn, một lòng sắt son vì đồng bào miền Nam. Cứ mỗi lần biết tin tàu ta vào bến an toàn, các chiến sĩ sắp trở ra Bắc lòng ông khấp khởi vui mừng, chuẩn bị được gặp lại các chiến sĩ. Nhưng, mỗi lần tàu gặp địch, các chiến sĩ hủy tàu, có người hy sinh lòng ông lại đau thắt. Khi đó chính tay ông sẽ phải viết giấy báo tử gửi cho gia đình các chiến sĩ với dòng chữ “ hy sinh ở chiến trường phía Nam, mà chẳng biết các anh hy sinh chính xác ở nơi nào, các chiến sĩ chẳng có lấy một nấm mồ? ”. Tuổi cao nhưng khi nhớ lại các chiến sĩ trên các tàu không số ông Sửu vẫn nhớ như in từng người, từng tích cách; những người hy sinh trên những chuyến tàu không số trong thời gian ông phụ trách quân lực của đoàn 125.
Đến năm 1976, khi đất nước thống nhất ông được cử đi học và về phụ trách công tác hậu cần của đoàn 125 tới năm 1989 thì nghỉ hưu. Mặc dù, nghỉ hưu nhưng với tinh thần và ý chí của những người lính ông Sửu lại cùng vợ con bắt tay vào phát triển kinh tế vượt qua đói nghèo. Hôm nay trong có ngơi khang trang, được quây quần bên con cháu, kí ức về đời lính mãi là những kỷ niệm đẹp nhất của ông.
Với sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng hậu phương cùng với ý chí được trui rèn trong bão tố cách mạng các chiến sĩ tàu không số đã làm nên một huyền tích về con đường mang tên Hồ Chí Minh trên biển. Một con đường của trí tuệ và nghị lực phi thường vượt qua muôn vàn khó khăn, sẵn sàng hy sinh tài sản và tính mạng vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sự vĩ đại của con đường ấy ngoài những con người trực tiếp bám tàu, bám biển, không thể không nói tới những con người làm nhiệm vụ thầm lặng ở các bến, bãi; những người lính ở hậu phương lo cho mỗi chuyến đi thành công. Trong đó có người lính già- trung tá Phạm Sửu .