Nghị lực cậu học sinh nghèo bốc vác thuê để dành tiền đi thi đại học
09:04 28/06/2011 2881
Công tác tuyên truyền, giáo dục Vừa thi xong môn Tiếng Anh – môn thi cuối của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 - 2011, Bách khăn gói về nhà bắt đầu công việc vác đá thuê, dành tiền đi thi đại học sắp tới.
Hoàn cảnh của cậu học sinh tội nghiệp mà chúng tôi nêu trên là tình cảnh của gia đình em Trần Hữu Bách – học sinh lớp 12 B3 trường THPT Thới Lai, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.
7 năm đi làm thuê dành tiền mua sách vở
Khi chúng tôi đến nhà, cũng là lúc Bách và cô Trần Thị Phải Hồng – mẹ em Bách đi cắt lúa mướn mới về. Hai mẹ con em Bách chỉ kịp dỡ cái nón xuống rồi ngồi trò chuyện với chúng tôi, chẳng quan tâm gì đến bộ đồ ướt sũng, dính đầy bùn đất.
Cô Hồng rót tách trà cho chúng tôi uống ấm bụng (trời đang mưa) rồi bùi ngùi cho biết : “Kể từ năm lớp 6 cháu Bách đã theo vợ chồng tui ra đồng làm thuê rồi! Khi thì cắt lúa, làm cỏ, rải rơm, … tự dành tiền mua sách vở để đi học. Thương con cái lam lũ, vợ chồng tui làm ngày làm đêm, ai mướn gì làm nấy, nhưng cái nghèo vẫn đeo bám tới giờ chú ơi!”
Nhìn quanh căn nhà mẹ con em Bách đang ở, chúng tôi chẳng thấy vật gì quý giá hơn 2 chiếc xe đạp dựng trước sân. Trong nhà, một tấm ri đô kéo ngang để ngăn nhà trước và nhà sau. Tài sản trong nhà chỉ vỏn vẹn cái bàn gỗ và 2 cái chõng được đóng bằng gỗ tạp.
Để có tiền đi thi đại học, Bách và mẹ quần quật suốt ngày đi bốc vác thuê kiếm tiền lo chi phí "lên đường ứng thí"
Ngồi bên cái bàn học tự chế, Bách cho biết: “Ban đầu cha mẹ cũng không cho em đi làm đâu, nhưng thấy em kiên quyết muốn phụ cha mẹ và cha mẹ thấy em đi làm nhưng kết quả học vẫn tốt nên cha mẹ mới cho theo phụ. Đến khi học cấp 3, gia đình khó khăn hơn nên em xin đi vác cát, đá thuê cho những người trong xóm, mỗi buổi cũng kiếm được 40, 50 ngàn đồng. Tuy công việc nặng nhọc nhưng thấy cha mẹ đỡ vất vả, em cũng vui!”
Theo em Trần Tấn Phát – học chung lớp với em Bách cho biết: Vừa thi xong môn tiếng Anh (môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011) là Bách về nhà ngay để đi vác đá mướn tới nay. Mặc dù tụi em và thấy cô đã tạo điều kiện để Bách được ôn luyện tại trường nhưng vì khoản phí cho hai đợt thi đại học sắp tới nên Bách quyết định ở nhà đi làm thuê rồi buổi tối tự học ở nhà.”
Ngủ võng mỗi khi trời mưa
Trên đường đi vào nhà em Bách, em Phát nói cho chúng tôi biết: Hàng ngày ngoài việc Bách vất vả với những bao lúa, bao đá thì ban đêm Bách phải ngủ võng mỗi khi trời mưa!
Nghe câu nói nửa vời của Phát, chúng tôi cũng không hiểu vì sao Bách phải ngủ võng mỗi khi trời mưa! Nhưng khi đến nhà em Bách, em Phát chỉ tay lên mái nhà (ngay chỗ cái giường em Bách ngủ) nhìn theo hướng tay em Phát chúng tôi nhiều lỗ trống to bằng cái tô, cái dĩa, nhìn thấy cả mấy chòm sao trên trời! Bởi vậy, chả trách mỗi khi trời mưa, Bách phải “dời đô” bằng cách giăng võng ngủ.
Nhiều nơi trong nhà Bách với những lỗ thủng thấy được cả bầu trời
Thẩn thờ ngồi bên con, chị Hồng kể: “Không phải tự nhiên mà mái nhà sau còn lành lặn được vậy! Mới hôm rồi thấy nhà tui dột mưa quá nên một người trong xóm cho 600.000 đồng để mua lá lợp lại. Lúc đó tui cũng do dự mãi vì với số tiền này chỉ lợp được nửa cái nhà, trong lúc phân vân thì thằng Bách lấy tiền mua lá về lợp mái nhà sau, vì nó lo tui ngủ ẩm ướt rồi sinh bệnh!” Cô Hồng nhắc đến đó thì nước mắt giàn giụa.
Động lòng trước tình hiếu thảo “chỗ ướt con nằm” của Bách nên bà con trong xóm vận động cho được 300.000 đồng, nhưng số tiền này chỉ lợp đượ nửa mái nhà trước nên Bách cũng chưa thể thực hiện được! Để đủ tiền, Bách và chị Hồng cố làm thêm mấy ngày nữa dành đủ tiền rồi mua lá lợp lại mái nhà trước và cả căn bếp cũng dột nát hết.
Không thấy chú Mi – cha của em Bách chúng tôi hỏi thăm thì mới biết cha Bách đang đi làm công cho một chủ tàu ở Vũng Tàu, do mấy tháng nay biển động, ngư dân thất bát nên chú cũng chẳng có tiền gởi về nhà cho mẹ con em Bách.
“Mặc dù gia đình rất khó khăn, một buổi đi học một buổi đi làm thuê nhưng trong suốt thời gian đi học, Bách luôn là học sinh khá giỏi. Bách có tư duy và óc sáng tạo rất tốt nên khi em chọn ngành Cơ khí chế tạo máy là rất phù hợp với em!” Thầy Nguyễn Minh Duy – giáo viên chủ nhiệm em Bách nhận định.
Trong kỳ thi đại học năm nay, Bách thi hai khối, ở khối A, Bách chọn ngành Cơ khí chế tạo máy, khối B, Bách chọn thi ngành nuôi trồng thủy sản. Theo Bách cho biết sở dĩ em chọn 2 ngành này là vì nó gắn liền với đời sống bà con nông dân, em muốn làm được một việc gì đó để giúp những người nông dân như cha mẹ em bớt vất vả hơn!
Trao đổi với chúng tôi về hoàn cảnh của gia đình em Bách, ông Cao Văn Sum – trưởng ấp Đông Thạnh, xã Đông Hiệp (huyện Thới Lai) chia sẻ: “Gia đình em Bách là một trong những hộ nghèo nhất của xã, gia đình luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau, nhưng 2 đứa con chị đều chăm học và hiếu thảo”
Trước khi ra về, chúng tôi hỏi thăm đến số tiền chuẩn bị đi thi và sửa lại căn nhà cho mẹ đủ chưa, Bách lặng im không nói rồi nhìn ra sân với vẻ mặt lo lắng khi cơn mưa chiều bỗng ập đến! Đâu đó những nỗi lo không tên nhưng luôn hiện hữu trên khuôn mặt đầy nghị lực của chàng thanh niên trước ngưỡng cửa cuộc đời...
Tweet
7 năm đi làm thuê dành tiền mua sách vở
Khi chúng tôi đến nhà, cũng là lúc Bách và cô Trần Thị Phải Hồng – mẹ em Bách đi cắt lúa mướn mới về. Hai mẹ con em Bách chỉ kịp dỡ cái nón xuống rồi ngồi trò chuyện với chúng tôi, chẳng quan tâm gì đến bộ đồ ướt sũng, dính đầy bùn đất.
Cô Hồng rót tách trà cho chúng tôi uống ấm bụng (trời đang mưa) rồi bùi ngùi cho biết : “Kể từ năm lớp 6 cháu Bách đã theo vợ chồng tui ra đồng làm thuê rồi! Khi thì cắt lúa, làm cỏ, rải rơm, … tự dành tiền mua sách vở để đi học. Thương con cái lam lũ, vợ chồng tui làm ngày làm đêm, ai mướn gì làm nấy, nhưng cái nghèo vẫn đeo bám tới giờ chú ơi!”
Nhìn quanh căn nhà mẹ con em Bách đang ở, chúng tôi chẳng thấy vật gì quý giá hơn 2 chiếc xe đạp dựng trước sân. Trong nhà, một tấm ri đô kéo ngang để ngăn nhà trước và nhà sau. Tài sản trong nhà chỉ vỏn vẹn cái bàn gỗ và 2 cái chõng được đóng bằng gỗ tạp.
Để có tiền đi thi đại học, Bách và mẹ quần quật suốt ngày đi bốc vác thuê kiếm tiền lo chi phí "lên đường ứng thí"
Ngồi bên cái bàn học tự chế, Bách cho biết: “Ban đầu cha mẹ cũng không cho em đi làm đâu, nhưng thấy em kiên quyết muốn phụ cha mẹ và cha mẹ thấy em đi làm nhưng kết quả học vẫn tốt nên cha mẹ mới cho theo phụ. Đến khi học cấp 3, gia đình khó khăn hơn nên em xin đi vác cát, đá thuê cho những người trong xóm, mỗi buổi cũng kiếm được 40, 50 ngàn đồng. Tuy công việc nặng nhọc nhưng thấy cha mẹ đỡ vất vả, em cũng vui!”
Theo em Trần Tấn Phát – học chung lớp với em Bách cho biết: Vừa thi xong môn tiếng Anh (môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011) là Bách về nhà ngay để đi vác đá mướn tới nay. Mặc dù tụi em và thấy cô đã tạo điều kiện để Bách được ôn luyện tại trường nhưng vì khoản phí cho hai đợt thi đại học sắp tới nên Bách quyết định ở nhà đi làm thuê rồi buổi tối tự học ở nhà.”
Ngủ võng mỗi khi trời mưa
Trên đường đi vào nhà em Bách, em Phát nói cho chúng tôi biết: Hàng ngày ngoài việc Bách vất vả với những bao lúa, bao đá thì ban đêm Bách phải ngủ võng mỗi khi trời mưa!
Nghe câu nói nửa vời của Phát, chúng tôi cũng không hiểu vì sao Bách phải ngủ võng mỗi khi trời mưa! Nhưng khi đến nhà em Bách, em Phát chỉ tay lên mái nhà (ngay chỗ cái giường em Bách ngủ) nhìn theo hướng tay em Phát chúng tôi nhiều lỗ trống to bằng cái tô, cái dĩa, nhìn thấy cả mấy chòm sao trên trời! Bởi vậy, chả trách mỗi khi trời mưa, Bách phải “dời đô” bằng cách giăng võng ngủ.
Nhiều nơi trong nhà Bách với những lỗ thủng thấy được cả bầu trời
Thẩn thờ ngồi bên con, chị Hồng kể: “Không phải tự nhiên mà mái nhà sau còn lành lặn được vậy! Mới hôm rồi thấy nhà tui dột mưa quá nên một người trong xóm cho 600.000 đồng để mua lá lợp lại. Lúc đó tui cũng do dự mãi vì với số tiền này chỉ lợp được nửa cái nhà, trong lúc phân vân thì thằng Bách lấy tiền mua lá về lợp mái nhà sau, vì nó lo tui ngủ ẩm ướt rồi sinh bệnh!” Cô Hồng nhắc đến đó thì nước mắt giàn giụa.
Động lòng trước tình hiếu thảo “chỗ ướt con nằm” của Bách nên bà con trong xóm vận động cho được 300.000 đồng, nhưng số tiền này chỉ lợp đượ nửa mái nhà trước nên Bách cũng chưa thể thực hiện được! Để đủ tiền, Bách và chị Hồng cố làm thêm mấy ngày nữa dành đủ tiền rồi mua lá lợp lại mái nhà trước và cả căn bếp cũng dột nát hết.
Không thấy chú Mi – cha của em Bách chúng tôi hỏi thăm thì mới biết cha Bách đang đi làm công cho một chủ tàu ở Vũng Tàu, do mấy tháng nay biển động, ngư dân thất bát nên chú cũng chẳng có tiền gởi về nhà cho mẹ con em Bách.
“Mặc dù gia đình rất khó khăn, một buổi đi học một buổi đi làm thuê nhưng trong suốt thời gian đi học, Bách luôn là học sinh khá giỏi. Bách có tư duy và óc sáng tạo rất tốt nên khi em chọn ngành Cơ khí chế tạo máy là rất phù hợp với em!” Thầy Nguyễn Minh Duy – giáo viên chủ nhiệm em Bách nhận định.
Trong kỳ thi đại học năm nay, Bách thi hai khối, ở khối A, Bách chọn ngành Cơ khí chế tạo máy, khối B, Bách chọn thi ngành nuôi trồng thủy sản. Theo Bách cho biết sở dĩ em chọn 2 ngành này là vì nó gắn liền với đời sống bà con nông dân, em muốn làm được một việc gì đó để giúp những người nông dân như cha mẹ em bớt vất vả hơn!
Trao đổi với chúng tôi về hoàn cảnh của gia đình em Bách, ông Cao Văn Sum – trưởng ấp Đông Thạnh, xã Đông Hiệp (huyện Thới Lai) chia sẻ: “Gia đình em Bách là một trong những hộ nghèo nhất của xã, gia đình luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau, nhưng 2 đứa con chị đều chăm học và hiếu thảo”
Trước khi ra về, chúng tôi hỏi thăm đến số tiền chuẩn bị đi thi và sửa lại căn nhà cho mẹ đủ chưa, Bách lặng im không nói rồi nhìn ra sân với vẻ mặt lo lắng khi cơn mưa chiều bỗng ập đến! Đâu đó những nỗi lo không tên nhưng luôn hiện hữu trên khuôn mặt đầy nghị lực của chàng thanh niên trước ngưỡng cửa cuộc đời...