Lý A Sử hết lòng vì dân
10:55 29/11/2013 2101
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Gặp gỡ Lý A Sử trong buổi gặp mặt do Tỉnh Đoàn Yên Bái tổ chức tại huyện Mù Cang Chải mới cảm thấy sự nỗ lực phấn đấu hết mình của anh đối với bà con nhân dân vùng cao nơi đây.
Luôn hướng về bà con
Cầm trên tay tấm bằng cử nhân chuyên ngành Lâm Sinh trường Đại học Tây Bắc, Lý A Sử (sinh 1985) người con xã La Pán Tẩn quyết định trở về quê hương để giúp đỡ người dân thay đổi phong tục tập quán canh tác, tạo đà vươn lên thoát nghèo.
Trước đây, bà con nơi đây chỉ canh tác một vụ lúa, thời gian còn lại lên nương hái măng, chặt củi nên nhiều hộ gia đình đã rơi vào cảnh “đứt bữa” vì hết thóc ăn.
Ngay khi còn là sinh viên, Sử tìm cách đem kiến thức đã học được ở trường về thực hành trên chính mảnh đất của gia đình và những người thân trong dòng họ. Ngay vụ đầu tiên, nhiều gia đình đã có tiền dư từ bán nông sản. Thành quả ấy là bằng chứng thuyết phục nhất để Sử vận động người dân trong xã thay đổi tập quán canh tác.
Chỉ sau hai năm, gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trong xã đều canh tác thêm vụ đông. Người dân La Pán Tẩn bước đầu thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực trong mùa giáp hạt.
Dự án thí điểm 600 tri thức trẻ đến với Sử thật bất ngờ. Anh được tuyển dụng về làm Phó Chủ tịch xã Nậm Khắt phụ trách mảng Nông Lâm. Những ngày đầu về công tác không khỏi bỡ ngỡ mặc dù đã thành công trong việc hướng dẫn bà con phát triển kinh tế tại xã nhà.
Cầm trên tay tấm bằng cử nhân chuyên ngành Lâm Sinh trường Đại học Tây Bắc, Lý A Sử (sinh 1985) người con xã La Pán Tẩn quyết định trở về quê hương để giúp đỡ người dân thay đổi phong tục tập quán canh tác, tạo đà vươn lên thoát nghèo.
Trước đây, bà con nơi đây chỉ canh tác một vụ lúa, thời gian còn lại lên nương hái măng, chặt củi nên nhiều hộ gia đình đã rơi vào cảnh “đứt bữa” vì hết thóc ăn.
Ngay khi còn là sinh viên, Sử tìm cách đem kiến thức đã học được ở trường về thực hành trên chính mảnh đất của gia đình và những người thân trong dòng họ. Ngay vụ đầu tiên, nhiều gia đình đã có tiền dư từ bán nông sản. Thành quả ấy là bằng chứng thuyết phục nhất để Sử vận động người dân trong xã thay đổi tập quán canh tác.
Chỉ sau hai năm, gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trong xã đều canh tác thêm vụ đông. Người dân La Pán Tẩn bước đầu thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực trong mùa giáp hạt.
Dự án thí điểm 600 tri thức trẻ đến với Sử thật bất ngờ. Anh được tuyển dụng về làm Phó Chủ tịch xã Nậm Khắt phụ trách mảng Nông Lâm. Những ngày đầu về công tác không khỏi bỡ ngỡ mặc dù đã thành công trong việc hướng dẫn bà con phát triển kinh tế tại xã nhà.
Đ/c Lý A Sử - Phó chủ tịch UBND xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho bà con nhân dân |
Thuận lợi hơn các bạn bởi anh là người địa phương, đã thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Anh lại càng hiểu hơn vì sao bà con người H’mông nơi đây hàng ngày vẫn phải lo cái ăn, cái mặc. Khách quan là do khí hậu khắc nghiệt, đất sản xuất lương thực hạn chế. Chủ quan là do tập quán sản xuất lạc hậu, tư tưởng lưu truyền đeo bám nặng nề bao thế hệ. Để dân “yên” cái bụng phải giúp bà con “sáng” cái đầu.
Bao trăn trở, suy tư; đôi chân Sử ghi dấu trên bao mảnh nương để khảo sát, nắm bắt tình hình, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng để rồi kế hoạch dần được vạch ra trong sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền xã.
Hướng sản xuất mới mở ra qua khảo sát, diện tích đất trong khu sản xuất: Nậm Khắt, Khua Khắt, Làng Minh trước đây chỉ trồng ngô nhưng cho năng suất không cao. Anh đã vận động Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã để được sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh phân bổ trồng 70ha cây sơn tra và bàn giao cho các hộ gia đình chăm sóc.
Theo tính toán khi cây còn nhỏ bà con vẫn có thể trồng ngô, khi cây phát triển cho quả giá trị mỗi cây rất cao bởi quả cây sơn tra đang đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng; mỗi cây cho giá trị kinh tế 2 triệu đồng/cây/năm.
Không dừng lại ở đó, Sử đang tiếp tục theo đuổi đề án “Trồng rau bắp cải trên chân ruộng một vụ”. Đề án được đi vào thực góp phần cải thiện đời sống của bà con nơi đây.
Tương lai do bà con đánh giá
Tuy bước đầu đã đạt được một số kết quả, nhưng trước mắt vẫn là chặng đường dài với rất nhiều khó khăn. Làm sao để mỗi kế hoạch của mình xây dựng được cấp ủy và người dân tin tưởng bởi “kiến thức trang bị ban đầu còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên khá khó khăn trong công tác điều hành”.
“Mình chưa nghĩ đến điều đó và có lẽ không bao giờ nghĩ đến bởi tương lai của mình hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá của bà con” – Sử trải lòng với chúng tôi khi được hỏi về kế hoạch sau khi dự án kết thúc.
Đúng vậy, 5 năm một thời gian không dài nhưng cũng đủ để đánh giá thành tích, sự cống hiến của một tri thức trẻ tình nguyện về với bà con, một mong muốn nhỏ nhưng quả thực lại là một trọng trách lớn làm sao có thể giúp bà con thoát nghèo thậm chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Giúp bà con thay đổi một phần nhỏ phong tục tập quán ăn, ở; sản xuất nông nghiệp bấy lâu nay để đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày một nâng cao, để cái đói, cái nghèo không còn là nỗi lo lắng sau mỗi mùa thu hoạch.