Làm giàu từ mô hình VACR trên vùng đất ngọc
09:56 24/04/2013 2667
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Năm 2006, Hoàng Văn Quế - người dân tộc Tày, thôn 19, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã quyết định chuyển học nghề sửa chữa xe máy sang phát triển ở chính trên quê hương mình với một suy nghĩ rất giản đơn: “Làm thuê trong một năm, tiền tiết kiệm mình bỏ ra sẽ được bao nhiêu, trong khi biết tận dụng điều kiện thực tế sẵn có của gia đình có thể mang lại cho mình bạc tỷ”.
Mạnh dạn dám nghĩ dám làm
Những ngày đầu lủi thủi một mình trong cánh rừng rộng 30ha, bao câu hỏi luôn thường trực trong Quế, mình sẽ phải làm gì khi địa hình rất phức tạp không thể phát triển được các loại cây công nghiệp; nuôi con gì cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, trong khi diện tích đất của gia đình sẵn có mà chưa tận dụng được hết khả năng... Bạn bè và người thân trong gia đình ái ngại cho Quế, liệu Quế có thành công khi quyết định quay về làm nông nghiệp trong khi có rất nhiều nghề để kiếm sống. Có người đã cười Quế và cho là “gàn dở”.
“Cái khó ló cái khôn”, sau những buổi thăm thực tế trên diện tích đất rừng của gia đình, một ý tưởng nảy sinh trong anh. Con Trâu đã gắn bó với tuổi thơ và giờ đây sẽ là nhân tố để anh phát triển kinh tế, bởi việc nuôi Trâu khá dễ, nguồn thức ăn trên diện tích rừng nhà khá dồi dào, chỉ cần chú ý giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ, giữ ấm về mùa đông Trâu sẽ không bị mắc bệnh và lớn rất nhanh.
Những ngày đầu lủi thủi một mình trong cánh rừng rộng 30ha, bao câu hỏi luôn thường trực trong Quế, mình sẽ phải làm gì khi địa hình rất phức tạp không thể phát triển được các loại cây công nghiệp; nuôi con gì cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, trong khi diện tích đất của gia đình sẵn có mà chưa tận dụng được hết khả năng... Bạn bè và người thân trong gia đình ái ngại cho Quế, liệu Quế có thành công khi quyết định quay về làm nông nghiệp trong khi có rất nhiều nghề để kiếm sống. Có người đã cười Quế và cho là “gàn dở”.
“Cái khó ló cái khôn”, sau những buổi thăm thực tế trên diện tích đất rừng của gia đình, một ý tưởng nảy sinh trong anh. Con Trâu đã gắn bó với tuổi thơ và giờ đây sẽ là nhân tố để anh phát triển kinh tế, bởi việc nuôi Trâu khá dễ, nguồn thức ăn trên diện tích rừng nhà khá dồi dào, chỉ cần chú ý giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ, giữ ấm về mùa đông Trâu sẽ không bị mắc bệnh và lớn rất nhanh.
Lục Yên được mệnh danh là vùng đất Ngọc bởi có đá ruby quí hiếm và đá vôi trắng với trữ lượng lớn, cùng với công nghiệp khai thác, chế tác đá trắng mỹ nghệ, làm tranh đá quí tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế. Nhưng không phải ai cũng có thể làm giàu, phát triển kinh tế trên vùng đất tiềm năng sẵn có. Nhiều người đã ly hương làm kinh tế khi không có bằng cấp trong tay; thành công có nhưng bên cạnh đó cũng không ít người tay trắng trở về quê hương sau một thời gian lưu lạc nơi đất khách quê người. |
Hoàng Văn Quế (cầm túi đỏ) cho cá ăn |
Ý tưởng trở thành hiện thực
Ý tưởng đưa ra đã được gia đình nhất trí, ủng hộ cao bởi trong xã chưa ai làm việc đó. Các hộ gia đình nuôi Trâu từ trước đến nay chỉ lấy sức kéo chứ chưa ai nghĩ đến việc phát triển kinh tế.
Khởi sự cơ nghiệp từ nguồn vốn 10 triệu vay ngân hàng nông nghiệp, tiền tiết kiệm nhờ khai thác từ rừng anh mua hai con Trâu nái kết hợp với việc gia đình tạo điều kiện cho anh thêm ba con Trâu. Đến năm 2012, Quế đã có 19 con Trâu trị giá trên 500 triệu đồng. Đàn Trâu của anh khỏe mạnh và phát triển khá nhanh nhờ chăm sóc cẩn thận, chu đáo của Quế.
Bên cạnh việc nuôi Trâu, Quế tận dụng diện tích mặt nước sẵn có với hơn 6 sào để nuôi các loại cá truyền thống như: trắm, trôi, rô phi... Do chú ý việc làm vệ sinh ao kết hợp các kỹ thuật phòng bệnh cho cá, nên cá nuôi trong ao lớn rất nhanh và năng xuất đạt cao.
Tôi sẽ không dừng lại ...
Để gây dựng mô hình Quế dự định tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi Trâu lên trên 30 con trong thời gian tới. Bên cạnh đó, anh kết hợp với đoàn viên Hoàng Văn Cung cùng thôn thí điểm nuôi Dê với tổng số gần 30 con dựa trên điều kiện khí hậu tự nhiên phù hợp của địa phương và có những lợi thế riêng để phát triển.
Anh cho biết: “Trong thời gian tới mình sẽ chuyển đổi một phần đất rừng sang trồng cỏ voi làm nguồn thức ăn của Trâu vào mùa đông, nhân rộng đàn Dê và Ngỗng; đồng thời phát triển ao cá”.
Để tiếp tục phát triển bền vững mô hình rất mong tổ chức Đoàn tạo điều kiện để được vay nguồn vốn do Đoàn quản lý – Quế đề nghị.
Bằng ý chí, nghị lực vươn lên thoát nghèo, gia đình Quế giờ đây đã trở thành một trong những hộ khá giả với tổng thu nhập mỗi năm trên 80 triệu đồng. Không chỉ biết làm giàu cho chính mình và gia đình, hiện Quế còn giúp nhiều ĐVTN trong xã về kỹ thuật chăn nuôi và kinh nghiệm xây dựng mô hình kinh tế làm giàu.
Đ/c Trần Tiến Hưng – Bí thư huyện Đoàn Lục Yên cho biết: “Quế là một trong những đoàn viên năng động dám nghĩ, dám làm và anh đã tìm ra mô hình sản xuất phù hợp và là một trong những tấm gương thanh niên vượt khó làm kinh tế giỏi và người luôn nhiệt tình trobng các phong trào tình nguyện do huyện Đoàn tổ chức, Quế đáng để cho những bạn thanh niên trong xã học tập, noi theo”.