Lai Châu: Tăng nguồn lực cán bộ xã
11:44 09/12/2015 1586
Công tác tuyên truyền, giáo dục Dự án “Thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm phó chủ tịch xã thuộc 63 huyện nghèo” và Dự án “Thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2003 - 2020” cùng của Bộ Nội vụ đã được triển khai hiệu quả tại Lai Châu.
Tri thức trẻ háo hức thử sức
Tại Lai Châu, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện nộp hồ sơ tham dự phỏng vấn tuyển chọn trí thức trẻ về tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 1758/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ (dự án 500 trí thức trẻ), trong đó sẽ có 15 đội viên trúng tuyển sẽ về các xã khó khăn thuộc 5 huyện trong tỉnh.
Các ứng viên có người đã qua đào tạo thạc sĩ, cử nhân, trong đó tỷ lệ ứng viên tốt nghiệp đại học loại giỏi là 6,82%, khá 55,78%, trung bình khá và trung bình 37,3%. Các em tuy còn rất trẻ nhưng mạnh mẽ, khao khát được trải nghiệm và cống hiến cho vùng đất khó.
Theo Bùi Thị Thạo, dân tộc Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tốt nghiệp Đại học Tây Bắc chuyên ngành Giáo dục Chính trị, sau khi tốt nghiệp chưa xin được việc đã nộp hồ sơ để thi và học cao học. Ra trường với tấm bằng thạc sĩ loại khá, tra cứu thông tin tìm việc trên mạng, thấy Lai Châu đang tuyển công chức xã, phường theo Dự án 500 tri thức trẻ, Thạo nộp hồ sơ dự tuyển. Lên Lai Châu tham gia phỏng vấn trực tiếp, Thạo chỉ đi một mình, không có ai thân quen nên tự liên hệ chỗ ăn, nghỉ. Thạo cho biết: “Thực tế bây giờ sinh viên ra trường rất khó xin việc, đây là cơ hội cho giới trẻ có công ăn việc làm, thử sức mình với công việc mới ở vùng khó khăn. Tôi nghĩ mình mới ra trường, chưa trải nghiệm nhiều nhưng bản thân sẽ học hỏi và cố gắng để đáp ứng công việc, nhiệm vụ được giao”.
Hà Thị Lệ, dân tộc Mường ở Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tốt nghiệp loại khá chuyên ngành Lâm nghiệp của Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên. Gia đình Lệ hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ làm nông nghiệp nhưng cô tâm niệm “Mình còn trẻ, nhiệt huyết đến với vùng đất mới còn nhiều khó khăn, đây cũng là cách để thử sức mình khi mới ra trường để bản thân trải nghiệm thực tế và trưởng thành”. Hà Thị Lệ mới tốt nghiệp, thấy có thông tin tuyển dụng trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu nên em đăng ký dự tuyển vào vị trí địa chính nông nghiệp - môi trường huyện Phong Thổ. Một mình lên Lai Châu, nhưng Lệ không lo lắng, cô quan niệm mỗi lần đi xa, đến với mảnh đất mới thì mình càng trưởng thành hơn. Lệ cho biết mình đã tham khảo các tài liệu giới thiệu về huyện Phong Thổ và chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành để trả lời vấn đáp trực tiếp.
Ông Nguyễn Tiến Tăng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu cho biết: Lai Châu là tỉnh biên giới mới được chia tách và tái thành lập được 10 năm. Giao thông chia cắt, dân trí thấp, cán bộ cấp xã chuyên môn còn hạn chế, vì vậy đội ngũ tri thức trẻ tình nguyện, nhiệt huyết lên Lai Châu công tác sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở. Đội viên trúng tuyển sẽ được đào tạo, tập huấn các kỹ năng cần thiết sau đó mới về cơ sở làm việc. Hết thời gian 5 năm thực hiện Dự án, ai có năng lực và địa phương có nhu cầu sử dụng sẽ được đề nghị tuyển dụng vào các cơ quan của xã hoặc huyện để công tác lâu dài. Chúng tôi mong muốn, bằng sức trẻ của mình, các em sẽ cố gắng trau dồi kiến thức, học hỏi để nâng cao trình độ, đáp ứng nhiệm vụ và mang lại hiệu quả công việc”.
“Dự án 500 tri thức trẻ được triển khai tại tỉnh Lai Châu rất minh bạch. Từ lúc đăng tải thông tin cho đến xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn đều được thực hiện công khai, đúng quy định. Hồ sơ của ứng viên không đủ điều kiện sẽ bị loại, hồ sơ đạt phải là tốt nghiệp đại học và chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển. Vì vậy, các em trúng tuyển làm đúng chuyên ngành học ở trường, đúng vị trí sẽ phát huy được kiến thức và năng lực đúng sở trường của mình, như vậy hiệu quả công tác mới cao”, ông Tăng cho biết thêm.
Tạo sức hút lâu dài
Theo ông Trần Đức Hiển, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè (Lai Châu), sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học về xã có thể làm được mọi việc, nhưng làm thế nào để mang lại hiệu quả mới là vấn đề. Vì vậy, họ về xã cần nhiệt huyết, lăn lộn và sáng tạo để bứt phá xây dựng thương hiệu cho bản thân, có được mô hình để bà con học theo.
Ông Hiển cho rằng: Thực hiện Dự án 500 tri thức trẻ tình nguyện góp phần nâng cao dân trí ở vùng sâu, vùng xa nhưng nên tuyển dụng theo vùng miền. Vì nếu ở vùng Tây Bắc mà tuyển các em ở miền xuôi thì phải mất một thời gian dài làm quen với công việc và môi trường công tác, tập quán... Tuy nhiên các em ở xuôi lên thì rất nhanh nhẹn, nhiệt tình. Hết thời gian 5 năm của Dự án, chưa thể đánh giá được năng lực của các em, để chính quyền quyết định giữ cán bộ đó ở lại tiếp tục công tác, cống hiến. Đồng thời, tuyển dụng con em của địa phương sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ và sẽ ổn định, lâu dài.
Phạm Thị Hoa Xoan, quê ở Nghệ An lên Lai Châu để tham gia phỏng vấn vào vị trí chuyên viên Văn phòng Thống kê huyện Than Uyên (Lai Châu). Tại buổi phỏng vấn, Xoan cho hay: Vì gia đình ở quê khó khăn, tốt nghiệp ra trường em nộp hồ sơ liên xin việc một số chỗ nhưng không được. Em tham khảo trên mạng nên biết Lai Châu cần tuyển công chức xã, phường theo Dự án 500 tri thức trẻ nên em đăng ký dự tuyển. Em băn khoăn, nếu có trúng tuyển thì mình cống hiến 5 năm, hết thời gian thực hiện dự án mình sẽ được bố trí việc làm thế nào hay kết thúc hợp đồng?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Tăng kiến nghị: “Chính phủ và Bộ Nội vụ cần có giải pháp, cơ chế cụ thể để sau thời gian thực hiện Dự án, các em được bố trí việc làm như thế nào. Một mặt để họ xác định tâm lý, yên tâm công tác, hai là địa phương có hướng đào tạo và bố trí công việc hợp lý. Còn phía địa phương, nếu ai làm được việc, có nhu cầu ở lại, chính quyền cơ sở chấp nhận thì sẽ tạo điều kiện để họ ở lại công tác lâu dài”.
Tweet
Tại Lai Châu, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện nộp hồ sơ tham dự phỏng vấn tuyển chọn trí thức trẻ về tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 1758/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ (dự án 500 trí thức trẻ), trong đó sẽ có 15 đội viên trúng tuyển sẽ về các xã khó khăn thuộc 5 huyện trong tỉnh.
Các ứng viên có người đã qua đào tạo thạc sĩ, cử nhân, trong đó tỷ lệ ứng viên tốt nghiệp đại học loại giỏi là 6,82%, khá 55,78%, trung bình khá và trung bình 37,3%. Các em tuy còn rất trẻ nhưng mạnh mẽ, khao khát được trải nghiệm và cống hiến cho vùng đất khó.
Theo Bùi Thị Thạo, dân tộc Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tốt nghiệp Đại học Tây Bắc chuyên ngành Giáo dục Chính trị, sau khi tốt nghiệp chưa xin được việc đã nộp hồ sơ để thi và học cao học. Ra trường với tấm bằng thạc sĩ loại khá, tra cứu thông tin tìm việc trên mạng, thấy Lai Châu đang tuyển công chức xã, phường theo Dự án 500 tri thức trẻ, Thạo nộp hồ sơ dự tuyển. Lên Lai Châu tham gia phỏng vấn trực tiếp, Thạo chỉ đi một mình, không có ai thân quen nên tự liên hệ chỗ ăn, nghỉ. Thạo cho biết: “Thực tế bây giờ sinh viên ra trường rất khó xin việc, đây là cơ hội cho giới trẻ có công ăn việc làm, thử sức mình với công việc mới ở vùng khó khăn. Tôi nghĩ mình mới ra trường, chưa trải nghiệm nhiều nhưng bản thân sẽ học hỏi và cố gắng để đáp ứng công việc, nhiệm vụ được giao”.
Hà Thị Lệ, dân tộc Mường ở Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tốt nghiệp loại khá chuyên ngành Lâm nghiệp của Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên. Gia đình Lệ hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ làm nông nghiệp nhưng cô tâm niệm “Mình còn trẻ, nhiệt huyết đến với vùng đất mới còn nhiều khó khăn, đây cũng là cách để thử sức mình khi mới ra trường để bản thân trải nghiệm thực tế và trưởng thành”. Hà Thị Lệ mới tốt nghiệp, thấy có thông tin tuyển dụng trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu nên em đăng ký dự tuyển vào vị trí địa chính nông nghiệp - môi trường huyện Phong Thổ. Một mình lên Lai Châu, nhưng Lệ không lo lắng, cô quan niệm mỗi lần đi xa, đến với mảnh đất mới thì mình càng trưởng thành hơn. Lệ cho biết mình đã tham khảo các tài liệu giới thiệu về huyện Phong Thổ và chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành để trả lời vấn đáp trực tiếp.
Ông Nguyễn Tiến Tăng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu cho biết: Lai Châu là tỉnh biên giới mới được chia tách và tái thành lập được 10 năm. Giao thông chia cắt, dân trí thấp, cán bộ cấp xã chuyên môn còn hạn chế, vì vậy đội ngũ tri thức trẻ tình nguyện, nhiệt huyết lên Lai Châu công tác sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở. Đội viên trúng tuyển sẽ được đào tạo, tập huấn các kỹ năng cần thiết sau đó mới về cơ sở làm việc. Hết thời gian 5 năm thực hiện Dự án, ai có năng lực và địa phương có nhu cầu sử dụng sẽ được đề nghị tuyển dụng vào các cơ quan của xã hoặc huyện để công tác lâu dài. Chúng tôi mong muốn, bằng sức trẻ của mình, các em sẽ cố gắng trau dồi kiến thức, học hỏi để nâng cao trình độ, đáp ứng nhiệm vụ và mang lại hiệu quả công việc”.
“Dự án 500 tri thức trẻ được triển khai tại tỉnh Lai Châu rất minh bạch. Từ lúc đăng tải thông tin cho đến xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn đều được thực hiện công khai, đúng quy định. Hồ sơ của ứng viên không đủ điều kiện sẽ bị loại, hồ sơ đạt phải là tốt nghiệp đại học và chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển. Vì vậy, các em trúng tuyển làm đúng chuyên ngành học ở trường, đúng vị trí sẽ phát huy được kiến thức và năng lực đúng sở trường của mình, như vậy hiệu quả công tác mới cao”, ông Tăng cho biết thêm.
Tạo sức hút lâu dài
Theo ông Trần Đức Hiển, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè (Lai Châu), sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học về xã có thể làm được mọi việc, nhưng làm thế nào để mang lại hiệu quả mới là vấn đề. Vì vậy, họ về xã cần nhiệt huyết, lăn lộn và sáng tạo để bứt phá xây dựng thương hiệu cho bản thân, có được mô hình để bà con học theo.
Ông Hiển cho rằng: Thực hiện Dự án 500 tri thức trẻ tình nguyện góp phần nâng cao dân trí ở vùng sâu, vùng xa nhưng nên tuyển dụng theo vùng miền. Vì nếu ở vùng Tây Bắc mà tuyển các em ở miền xuôi thì phải mất một thời gian dài làm quen với công việc và môi trường công tác, tập quán... Tuy nhiên các em ở xuôi lên thì rất nhanh nhẹn, nhiệt tình. Hết thời gian 5 năm của Dự án, chưa thể đánh giá được năng lực của các em, để chính quyền quyết định giữ cán bộ đó ở lại tiếp tục công tác, cống hiến. Đồng thời, tuyển dụng con em của địa phương sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ và sẽ ổn định, lâu dài.
Phạm Thị Hoa Xoan, quê ở Nghệ An lên Lai Châu để tham gia phỏng vấn vào vị trí chuyên viên Văn phòng Thống kê huyện Than Uyên (Lai Châu). Tại buổi phỏng vấn, Xoan cho hay: Vì gia đình ở quê khó khăn, tốt nghiệp ra trường em nộp hồ sơ liên xin việc một số chỗ nhưng không được. Em tham khảo trên mạng nên biết Lai Châu cần tuyển công chức xã, phường theo Dự án 500 tri thức trẻ nên em đăng ký dự tuyển. Em băn khoăn, nếu có trúng tuyển thì mình cống hiến 5 năm, hết thời gian thực hiện dự án mình sẽ được bố trí việc làm thế nào hay kết thúc hợp đồng?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Tăng kiến nghị: “Chính phủ và Bộ Nội vụ cần có giải pháp, cơ chế cụ thể để sau thời gian thực hiện Dự án, các em được bố trí việc làm như thế nào. Một mặt để họ xác định tâm lý, yên tâm công tác, hai là địa phương có hướng đào tạo và bố trí công việc hợp lý. Còn phía địa phương, nếu ai làm được việc, có nhu cầu ở lại, chính quyền cơ sở chấp nhận thì sẽ tạo điều kiện để họ ở lại công tác lâu dài”.