Là thủ lĩnh thanh niên phải biết làm kinh tế giỏi
16:16 04/06/2014 1749
Công tác tuyên truyền, giáo dục <span style="color: black;">Web.ĐTN:</span><span style="font-size: 16pt; color: black;"></span><span style="color: black;">Với suy nghĩ cán bộ Đoàn xuất sắc phải là những người làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Hồng Sơn - Bí thư Đoàn xã Sông Trà (Hiệp Đức) đã vượt qua khó khăn, trở thành người đi đầu trong phong trào làm kinh tế. </span>
Web.ĐTN: Với suy nghĩ cán bộ Đoàn xuất sắc phải là những người làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Hồng Sơn - Bí thư Đoàn xã Sông Trà (Hiệp Đức) đã vượt qua khó khăn, trở thành người đi đầu trong phong trào làm kinh tế.
Mô hình trang trại tổng hợp vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) của Sơn hình thành từ năm 2005 với diện tích 5,5ha. Từ số vốn mượn của người thân và “tiếp sức” thêm từ nguồn vay giải quyết việc làm của Đoàn, anh đã tận dụng diện tích đất gò đồi của gia đình và thuê thêm một số đất của người dân địa phương đầu tư trang trại tổng hợp. Đây là vùng đất có độ dốc rất cao, tầng canh tác mỏng, là điều kiện lý tưởng cho cây cao su phát triển. Anh mạnh dạn đầu tư trồng 2,5ha cao su. Mỗi héc ta được UBND huyện Hiệp Đức hỗ trợ 3 triệu đồng theo chương trình phát triển cao su tiểu điền. Ngoài ra còn được hỗ trợ giống, kỹ thuật chăm sóc, khai thác, chế biến và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường.
Nguyễn Hồng Sơn đang chăm sóc cây Cao Su tiểu điền
Qua gần 2 năm chăm bón, đến nay vườn cây phát triển khá tốt, cây đồng đều, độ cao trung bình hơn 4m. Thông thường cây cao su trước khi khai thác phải trải qua một chu kỳ sinh trưởng và chăm bón liên tục trong vòng 6 năm. Giai đoạn khai thác cũng kỳ công hơn so với các loại cây trồng khác. Anh nhẩm tính, nếu khai thác đúng quy trình sẽ mang lại một khoản thu nhập lớn cho gia đình. Cây cao su từ khi trồng xuống đến lúc cho mủ mất 6 năm. Những năm đầu, cây chưa phủ tán nên Sơn trồng xen bắp, đậu và các loại cây ăn quả ngắn ngày để bù chi phí.
Anh Huỳnh Hữu Cường, Bí thư Huyện đoàn Hiệp Đức cho biết: “Có mô hình làm ăn, kỹ thuật nào mới là cán bộ Đoàn ở Sông Trà đi tiên phong. Vì làm ăn giỏi nên họ có năng lực để giúp thanh niên”.
Không dừng lại ở đó, từ chuyến tham quan mô hình kinh tế tại Núi Thành và Đà Nẵng, anh học hỏi và đầu tư vào chăn nuôi heo rừng. Chuồng nuôi được thiết kế đơn giản bằng cách xây cột xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Heo rừng dễ nuôi hơn heo nhà vì chúng rất ít khi bị bệnh mà hiệu quả kinh tế lại cao. Thức ăn chủ yếu là rau, củ, cỏ nên ít tốn thời gian cho việc chế biến thức ăn. Với 7 con heo ban đầu, đến nay, trang trại của anh đã có gần 40 con, trong đó có 4 con heo giống. Anh vừa bán được 17 con, thu lãi gần chục triệu đồng. Chỉ trong thời gian ngắn, trang trại tổng hợp của Sơn đã có 2,5ha cao su, 2,5ha keo tai tượng, vườn cây ăn quả và 1 ao cá. Tổng thu nhập năm 2009 của gia đình là 70 triệu đồng, thu lợi nhuận trên 40 triệu đồng. Anh cho biết, từ những thành công bước đầu giúp anh rút ra nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn công việc, đó là phải biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn đầu tư để đạt kết quả tốt. Hiện nay, UBND huyện Hiệp Đức đang có chương trình hỗ trợ phát triển trồng cây cao su và nuôi heo rừng nên anh sẽ tiếp tục đầu tư theo hướng này. “Mình phải đổi mới, gương mẫu đi đầu trong làm ăn, cán bộ Đoàn mà nghèo thì xấu hổ lắm!” - Sơn bộc bạch.
Không chỉ có Sơn, cả Phó Bí thư Đoàn xã và các Bí thư Chi đoàn xã Sông Trà đều là những người đi đầu trong làm kinh tế VACR, chính vì vậy họ mới có “uy” trong việc tập hợp thanh niên. Từ đó, công tác Đoàn và phong trào thanh niên đã mang lại hiệu quả vì gắn bó mật thiết với đời sống nhiều thành niên miền núi. Có được thành công bước đầu, anh Sơn đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với các đoàn viên, thanh niên trong xã. Anh gần gũi, quan tâm và thường xuyên giúp đỡ, tạo việc làm để đoàn viên, thanh niên tham gia tốt công tác Đoàn - Hội. “Điều tôi trăn trở nhất là làm sao kiếm ra mô hình hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia để Đoàn - Hội thật sự trở thành người bạn của thanh niên” - anh Sơn tâm sự.
tin quan su | game nau an | nhac dj | apple wallpaper | pink wallpaper | 3d wallpaper
Tweet
Mô hình trang trại tổng hợp vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) của Sơn hình thành từ năm 2005 với diện tích 5,5ha. Từ số vốn mượn của người thân và “tiếp sức” thêm từ nguồn vay giải quyết việc làm của Đoàn, anh đã tận dụng diện tích đất gò đồi của gia đình và thuê thêm một số đất của người dân địa phương đầu tư trang trại tổng hợp. Đây là vùng đất có độ dốc rất cao, tầng canh tác mỏng, là điều kiện lý tưởng cho cây cao su phát triển. Anh mạnh dạn đầu tư trồng 2,5ha cao su. Mỗi héc ta được UBND huyện Hiệp Đức hỗ trợ 3 triệu đồng theo chương trình phát triển cao su tiểu điền. Ngoài ra còn được hỗ trợ giống, kỹ thuật chăm sóc, khai thác, chế biến và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường.
Nguyễn Hồng Sơn đang chăm sóc cây Cao Su tiểu điền
Qua gần 2 năm chăm bón, đến nay vườn cây phát triển khá tốt, cây đồng đều, độ cao trung bình hơn 4m. Thông thường cây cao su trước khi khai thác phải trải qua một chu kỳ sinh trưởng và chăm bón liên tục trong vòng 6 năm. Giai đoạn khai thác cũng kỳ công hơn so với các loại cây trồng khác. Anh nhẩm tính, nếu khai thác đúng quy trình sẽ mang lại một khoản thu nhập lớn cho gia đình. Cây cao su từ khi trồng xuống đến lúc cho mủ mất 6 năm. Những năm đầu, cây chưa phủ tán nên Sơn trồng xen bắp, đậu và các loại cây ăn quả ngắn ngày để bù chi phí.
Anh Huỳnh Hữu Cường, Bí thư Huyện đoàn Hiệp Đức cho biết: “Có mô hình làm ăn, kỹ thuật nào mới là cán bộ Đoàn ở Sông Trà đi tiên phong. Vì làm ăn giỏi nên họ có năng lực để giúp thanh niên”.
Không dừng lại ở đó, từ chuyến tham quan mô hình kinh tế tại Núi Thành và Đà Nẵng, anh học hỏi và đầu tư vào chăn nuôi heo rừng. Chuồng nuôi được thiết kế đơn giản bằng cách xây cột xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Heo rừng dễ nuôi hơn heo nhà vì chúng rất ít khi bị bệnh mà hiệu quả kinh tế lại cao. Thức ăn chủ yếu là rau, củ, cỏ nên ít tốn thời gian cho việc chế biến thức ăn. Với 7 con heo ban đầu, đến nay, trang trại của anh đã có gần 40 con, trong đó có 4 con heo giống. Anh vừa bán được 17 con, thu lãi gần chục triệu đồng. Chỉ trong thời gian ngắn, trang trại tổng hợp của Sơn đã có 2,5ha cao su, 2,5ha keo tai tượng, vườn cây ăn quả và 1 ao cá. Tổng thu nhập năm 2009 của gia đình là 70 triệu đồng, thu lợi nhuận trên 40 triệu đồng. Anh cho biết, từ những thành công bước đầu giúp anh rút ra nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn công việc, đó là phải biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn đầu tư để đạt kết quả tốt. Hiện nay, UBND huyện Hiệp Đức đang có chương trình hỗ trợ phát triển trồng cây cao su và nuôi heo rừng nên anh sẽ tiếp tục đầu tư theo hướng này. “Mình phải đổi mới, gương mẫu đi đầu trong làm ăn, cán bộ Đoàn mà nghèo thì xấu hổ lắm!” - Sơn bộc bạch.
Không chỉ có Sơn, cả Phó Bí thư Đoàn xã và các Bí thư Chi đoàn xã Sông Trà đều là những người đi đầu trong làm kinh tế VACR, chính vì vậy họ mới có “uy” trong việc tập hợp thanh niên. Từ đó, công tác Đoàn và phong trào thanh niên đã mang lại hiệu quả vì gắn bó mật thiết với đời sống nhiều thành niên miền núi. Có được thành công bước đầu, anh Sơn đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với các đoàn viên, thanh niên trong xã. Anh gần gũi, quan tâm và thường xuyên giúp đỡ, tạo việc làm để đoàn viên, thanh niên tham gia tốt công tác Đoàn - Hội. “Điều tôi trăn trở nhất là làm sao kiếm ra mô hình hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia để Đoàn - Hội thật sự trở thành người bạn của thanh niên” - anh Sơn tâm sự.
tin quan su | game nau an | nhac dj | apple wallpaper | pink wallpaper | 3d wallpaper